Nước tương Chinsu có chất ung thư?
Vitecfood, công ty sở hữu nhãn hiệu nước tương Chinsu, lại một lần nữa gặp nạn ở thị trường châu Âu
Vitecfood, công ty sở hữu nhãn hiệu nước tương Chinsu, lại một lần nữa gặp nạn ở thị trường châu Âu.
Ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu đã phát hiện trong những chai nước tương nhãn hiệu Chinsu xuất hiện ở thị trường Phần Lan chứa một loại độc tố có thể gây ung thư đối với người sử dụng.
Đây là lần thứ hai Công ty Liên doanh Chế biến thực phẩm Vitecfood bị sự cố này trong vòng 2 năm qua. Ngày 9/5, Công ty Vitecfood đã tổ chức buổi họp báo để giải thích về những sự cố này.
Theo thông báo của ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu gửi cho Cơ quan An toàn thực phẩm Việt Nam, nước tương mang nhãn hiệu Chinsu được phát hiện sau khi kiểm nghiệm có chứa độc chất 3MCPD (3 monochlor-1,2-propanediol) với hàm lượng cao, gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng. Gọi là độc chất nhưng kỳ thực 3MCPD là loại chất được sử dụng khá phổ biến trong việc chế biến nước tương, một loại nước chấm truyền thống của người Việt Nam cũng như châu Á.
Tuy nhiên vấn đề của lô hàng nước tương bị phát hiện mang nhãn hiệu Chinsu này là có hàm lượng vượt quá qui định cho phép sử dụng ở Liên minh châu Âu, 9,4mg/kg so với tỷ lệ cho phép của EU 0,02mg/kg. Hàm lượng cho phép ở Việt Nam là 1mg/kg tương đương với qui định của Hoa Kỳ.
Khoảng cuối tháng tư vừa qua Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế Việt Nam đã gửi công văn thông báo với Vitecfood về sự vụ. Kỳ thực lô hàng bị phát hiện không phải trong thời gian gần đây mà bị lưu giữ tại cảng Kotka, Phần Lan từ hồi đầu tháng 3 năm ngoái với số lượng khoảng trên 2.700 chai 250 ml tương đương 680 kg nước tương. Lô hàng này có thời hạn sử dụng cuối cùng vào ngày 28/8/2006.
Mặc dù các cơ quan chức năng của EU phát hiện ra lô hàng nhưng họ không truy được chủ nhân lô hàng nói trên khi dựa trên những chứng từ xuất nhập khẩu hải quan ngoài việc xác định những chai nước tương có ghi nhãn hiệu Chinsu, một thương hiệu có xuất xứ từ Việt Nam.
Sự việc xảy ra ở Phần Lan này tương tự ở Bỉ hồi tháng 7/2005. Một số chai nước tương với thương hiệu của Chinsu được phát hiện có độc chất 3MCPD với hàm lượng cao, vượt quá mức cho phép và kết quả là Cơ quan an toàn thực phẩm của Bỉ khuyến cáo người tiêu dùng đối với sản phẩm nước chấm có thương hiệu xuất phát từ Việt Nam này.
Trong buổi họp báo một lần nữa lãnh đạo Vitecfood lại cho biết không liên quan đến những chai nước tương mang nhãn hiệu của công ty xuất hiện ở Phần Lan hay Bỉ trước đó. Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Vitecfood, cho biết công ty không xuất khẩu nước tương vào Phần Lan cũng như Bỉ nhưng ông lại cho biết tính đến nay đã có khoảng 5 triệu chai nước tương được công ty xuất khẩu sang thị trường Đông Âu có cả Nga, Slovakia và Séc.
Đồng thời, ông Sơn cũng nói rằng nước tương công ty đang sản xuất với công nghệ hiện đại có thể loại trừ chất 3MCPD ra khỏi thành phẩm và không thể phát sinh ngay cả khi hết hạn sử dụng nước tương. Tại thị trường nội địa, Chinsu là nhãn hiệu được Bộ Y tế cho phép công bố không có chất 3MCPD và cho đến nay chưa có sản phẩm nào của Chinsu bị phát hiện có chứa độc chất này ở Việt Nam.
Ngoài ra, Vitecfood cũng đưa ra lời phản đối kết luận của Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu với luận cứ rằng việc lấy mẫu kiểm tra lô hàng không có chủ và không có sự xác nhận của bên thứ ba, như vậy là không đúng qui trình. Việc kiểm tra lô hàng vào thời điểm hết hạn sử dụng theo Vitecfood là không thể chấp nhận được và không thể sử dụng trên kênh chính thống của cơ quan quản lý Nhà nước.
Mặc dù phản ứng với cơ quan an toàn thực phẩm của châu Âu nhưng Vitecfood lại chưa đưa ra những chứng cứ thuyết phục các cơ quan truyền thông trong cuộc họp báo về vụ việc rằng chất lượng nước tương Chinsu có thực sự đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam hay châu Âu 100% sản phẩm hay không?
Những vấn đề như tại sao có lô hàng trên xuất hiện tại những thị trường công ty không có đơn hàng mặc dù đây không phải lần đầu tiên Vitecfood đối mặt với vụ việc như thế hoặc có hay không nước tương Chinsu xuất khẩu ở thị trường này lại được chuyển qua thị trường khác để tiêu thụ và tại sao chất 3MCPD bị phát hiện trong nước tương khi Vitecfood tuyên bố công nghệ có thể loại trừ chất 3MCPD... vẫn là những câu hỏi chưa có câu trả lời đối với nhiều đại diện cơ quan báo chí khi tham dự buổi giải trình của Vitecfood. Không những thế bản thân Vitecfood cũng còn mơ hồ về việc này khi nói rằng có thể đó là hàng nhái, hàng giả với ý đồ xấu, cạnh tranh với công ty.
Ông Trương Công Thắng, Phó giám đốc Vitecfood, cho biết công ty chưa có phản ứng gì với cơ quan của châu Âu ngoài việc trả lời thông báo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí công ty không biết phải liên lạc với ai của cơ quan châu Âu trước vụ việc xảy ra ở Phần Lan dù đã từng trải qua kinh nghiệm ở Bỉ (?) Tuy nhiên ông Thắng cho biết Vitecfood sẽ nhờ các cơ quan và luật sư để làm rõ vụ việc và nói rằng sẽ kiện cơ quan an toàn của châu Âu nếu cơ quan này có kết luận không đúng.
Chuyện thực phẩm Việt Nam có chứa hợp chất bị cấm ở thị trường nước ngoài xảy ra nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thị trường Nhật Bản và hàng thủy sản là một ví dụ cụ thể. Trước đó có ít nhất 5 doanh nghiệp khác đã bị cơ quan chức năng của Nhật cũng như Việt Nam khuyến cáo đối với hàng xuất khẩu. Điểm khác biệt với sản phẩm nước tương là hàng thủy sản bị phát hiện ngay tại cửa khẩu.
Ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu đã phát hiện trong những chai nước tương nhãn hiệu Chinsu xuất hiện ở thị trường Phần Lan chứa một loại độc tố có thể gây ung thư đối với người sử dụng.
Đây là lần thứ hai Công ty Liên doanh Chế biến thực phẩm Vitecfood bị sự cố này trong vòng 2 năm qua. Ngày 9/5, Công ty Vitecfood đã tổ chức buổi họp báo để giải thích về những sự cố này.
Theo thông báo của ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu gửi cho Cơ quan An toàn thực phẩm Việt Nam, nước tương mang nhãn hiệu Chinsu được phát hiện sau khi kiểm nghiệm có chứa độc chất 3MCPD (3 monochlor-1,2-propanediol) với hàm lượng cao, gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng. Gọi là độc chất nhưng kỳ thực 3MCPD là loại chất được sử dụng khá phổ biến trong việc chế biến nước tương, một loại nước chấm truyền thống của người Việt Nam cũng như châu Á.
Tuy nhiên vấn đề của lô hàng nước tương bị phát hiện mang nhãn hiệu Chinsu này là có hàm lượng vượt quá qui định cho phép sử dụng ở Liên minh châu Âu, 9,4mg/kg so với tỷ lệ cho phép của EU 0,02mg/kg. Hàm lượng cho phép ở Việt Nam là 1mg/kg tương đương với qui định của Hoa Kỳ.
Khoảng cuối tháng tư vừa qua Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế Việt Nam đã gửi công văn thông báo với Vitecfood về sự vụ. Kỳ thực lô hàng bị phát hiện không phải trong thời gian gần đây mà bị lưu giữ tại cảng Kotka, Phần Lan từ hồi đầu tháng 3 năm ngoái với số lượng khoảng trên 2.700 chai 250 ml tương đương 680 kg nước tương. Lô hàng này có thời hạn sử dụng cuối cùng vào ngày 28/8/2006.
Mặc dù các cơ quan chức năng của EU phát hiện ra lô hàng nhưng họ không truy được chủ nhân lô hàng nói trên khi dựa trên những chứng từ xuất nhập khẩu hải quan ngoài việc xác định những chai nước tương có ghi nhãn hiệu Chinsu, một thương hiệu có xuất xứ từ Việt Nam.
Sự việc xảy ra ở Phần Lan này tương tự ở Bỉ hồi tháng 7/2005. Một số chai nước tương với thương hiệu của Chinsu được phát hiện có độc chất 3MCPD với hàm lượng cao, vượt quá mức cho phép và kết quả là Cơ quan an toàn thực phẩm của Bỉ khuyến cáo người tiêu dùng đối với sản phẩm nước chấm có thương hiệu xuất phát từ Việt Nam này.
Trong buổi họp báo một lần nữa lãnh đạo Vitecfood lại cho biết không liên quan đến những chai nước tương mang nhãn hiệu của công ty xuất hiện ở Phần Lan hay Bỉ trước đó. Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Vitecfood, cho biết công ty không xuất khẩu nước tương vào Phần Lan cũng như Bỉ nhưng ông lại cho biết tính đến nay đã có khoảng 5 triệu chai nước tương được công ty xuất khẩu sang thị trường Đông Âu có cả Nga, Slovakia và Séc.
Đồng thời, ông Sơn cũng nói rằng nước tương công ty đang sản xuất với công nghệ hiện đại có thể loại trừ chất 3MCPD ra khỏi thành phẩm và không thể phát sinh ngay cả khi hết hạn sử dụng nước tương. Tại thị trường nội địa, Chinsu là nhãn hiệu được Bộ Y tế cho phép công bố không có chất 3MCPD và cho đến nay chưa có sản phẩm nào của Chinsu bị phát hiện có chứa độc chất này ở Việt Nam.
Ngoài ra, Vitecfood cũng đưa ra lời phản đối kết luận của Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu với luận cứ rằng việc lấy mẫu kiểm tra lô hàng không có chủ và không có sự xác nhận của bên thứ ba, như vậy là không đúng qui trình. Việc kiểm tra lô hàng vào thời điểm hết hạn sử dụng theo Vitecfood là không thể chấp nhận được và không thể sử dụng trên kênh chính thống của cơ quan quản lý Nhà nước.
Mặc dù phản ứng với cơ quan an toàn thực phẩm của châu Âu nhưng Vitecfood lại chưa đưa ra những chứng cứ thuyết phục các cơ quan truyền thông trong cuộc họp báo về vụ việc rằng chất lượng nước tương Chinsu có thực sự đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam hay châu Âu 100% sản phẩm hay không?
Những vấn đề như tại sao có lô hàng trên xuất hiện tại những thị trường công ty không có đơn hàng mặc dù đây không phải lần đầu tiên Vitecfood đối mặt với vụ việc như thế hoặc có hay không nước tương Chinsu xuất khẩu ở thị trường này lại được chuyển qua thị trường khác để tiêu thụ và tại sao chất 3MCPD bị phát hiện trong nước tương khi Vitecfood tuyên bố công nghệ có thể loại trừ chất 3MCPD... vẫn là những câu hỏi chưa có câu trả lời đối với nhiều đại diện cơ quan báo chí khi tham dự buổi giải trình của Vitecfood. Không những thế bản thân Vitecfood cũng còn mơ hồ về việc này khi nói rằng có thể đó là hàng nhái, hàng giả với ý đồ xấu, cạnh tranh với công ty.
Ông Trương Công Thắng, Phó giám đốc Vitecfood, cho biết công ty chưa có phản ứng gì với cơ quan của châu Âu ngoài việc trả lời thông báo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí công ty không biết phải liên lạc với ai của cơ quan châu Âu trước vụ việc xảy ra ở Phần Lan dù đã từng trải qua kinh nghiệm ở Bỉ (?) Tuy nhiên ông Thắng cho biết Vitecfood sẽ nhờ các cơ quan và luật sư để làm rõ vụ việc và nói rằng sẽ kiện cơ quan an toàn của châu Âu nếu cơ quan này có kết luận không đúng.
Chuyện thực phẩm Việt Nam có chứa hợp chất bị cấm ở thị trường nước ngoài xảy ra nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thị trường Nhật Bản và hàng thủy sản là một ví dụ cụ thể. Trước đó có ít nhất 5 doanh nghiệp khác đã bị cơ quan chức năng của Nhật cũng như Việt Nam khuyến cáo đối với hàng xuất khẩu. Điểm khác biệt với sản phẩm nước tương là hàng thủy sản bị phát hiện ngay tại cửa khẩu.