Phó thống đốc: “Thị trường tiền tệ đã có rất nhiều cải thiện”
“Hệ thống các tổ chức tín dụng đã huy động được các nguồn vốn dài hạn hơn”, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước
“Hiện nay trên thị trường, các mức lãi suất ngắn hạn đã có đường cong và hệ thống các tổ chức tín dụng đã huy động được các nguồn vốn dài hạn hơn”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng hồi âm ý kiến nhà đầu tư tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016, ngày 5/12.
Như các diễn đàn trước, nhóm công tác ngân hàng đã chuẩn bị báo cáo riêng, đề cập từ các vấn đề vĩ mô đến các kiến nghị cụ thể.
Theo báo cáo của nhóm này, Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là luôn kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, kiềm chế lạm phát thông qua các giải pháp chính sách tiền tệ, lãi suất, điều hành thanh khoản.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã đưa ra các tín hiệu về việc giảm lãi suất cho vay, ban hành Thông tư 07 để tiếp tục cho vay ngoại tệ đối với các nhà xuất khẩu cần phải trả các chi phí tại thị trường trong nước và ban hành Thông tư 06 thay thế Thông tư 36, nhằm tăng hệ số tài sản có rủi ro cho các khoản vay bất động sản với tốc độ chậm hơn, và giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Nhận định những chính sách đó của Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ giúp kích thích nền kinh tế, tuy nhiên nhóm công tác cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quản lý nguồn cung tiền một cách thận trọng.
“Trong những năm gần đây đã có một lượng lớn các khoản tín dụng được cấp cho các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng. Nguồn tín dụng này đã giúp hồi phục thị trường bất động sản và giúp nhiều ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu. Nhưng chúng tôi khuyến cáo các ngân hàng không nên thiếu thận trọng trong việc tăng tín dụng bất động sản”, các tác giả báo cáo thể hiện quan điểm.
Đi vào các vấn đề cụ thể, đại diện nhóm công tác ngân hàng cho biết, liên quan đến việc phát triển thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối và lãi suất, các thành viên của nhóm thường xuyên nhận được thắc mắc của khách hàng về các công cụ phòng ngừa rủi ro dài hạn (như hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo).
Theo nhóm công tác, một trong những rào cản chính là việc thiếu hụt một đường cong lãi suất ngắn hạn, do các sản phẩm rủi ro phái sinh hoạt động chưa hiệu quả trên thị trường liên ngân hàng.
“Hiện tại, theo những gì chúng tôi quan sát được, chỉ số VNIBOR chỉ được đóng góp bởi các ngân hàng trong nước và vì nhiều lý do đã dẫn tới việc không phản ánh đúng mức độ thị trường, đặc biệt là đối với các kỳ hạn trên một tháng”, đại diện nhóm nhìn nhận.
Ngoài nội dung nói trên, báo cáo còn đưa ra kiến nghị về phát triển sản phẩm quản lý dòng tiền và nêu một số vấn đề cũ cần giải quyết.
Cảm ơn những đánh giá tốt về đóng góp của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có các cuộc trao đổi để lắng nghe ý kiến của nhóm công tác ngân hàng. Cuối tháng 11 vừa qua, hai bên cũng có buổi làm việc hiệu quả, trao đổi chi tiết với các vấn đề vừa được nhóm nêu ra tại VBF 2016.
Bà Hồng cũng lần lượt hồi âm các kiến nghị, đề xuất được nhóm công tác trình bày, trong đó có khuyến nghị phát triển khuôn khổ pháp lý phòng ngừa rủi ro, trong đó có các sản phẩm phái sinh, cũng như hình thành đường cong lãi suất ngắn hạn.
Theo Phó thống đốc, hiện nay các văn bản pháp lý hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về các sản phẩm phái sinh về lãi suất, và đang trong giai đoạn cuối để hoàn thiện thông tư hướng dẫn về phái sinh giá cả hàng hoá.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm để phòng ngừa rủi ro trên thị trường”, bà Hồng nói.
Với đường cong lãi suất ngắn hạn, Phó thống đốc cho biết hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tích cực đánh giá tổng quan về thị trường tiền tệ cũng như để xác định các mức lãi suất đại diện, để tiến tới xây dựng đường cong lãi suất ngắn hạn.
“Tuy nhiên cũng báo cáo với Thủ tướng và các đại biểu là hiện nay trên thị trường tiền tệ đã có rất nhiều cải thiện. Trước đây huy động tiền gửi của tổ chức tín dụng kỳ hạn rất ngắn, có những kỳ hạn chỉ vài ngày hoặc một tuần, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng thời gian qua, nhờ sự phối hợp đồng bộ các công cụ cũng như điều hành quyết liệt, cho nên thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại. Hiện nay trên thị trường, các mức lãi suất ngắn hạn đã có đường cong và hệ thống các tổ chức tín dụng đã huy động được các nguồn vốn dài hạn hơn”, bà Hồng thông tin.
Như các diễn đàn trước, nhóm công tác ngân hàng đã chuẩn bị báo cáo riêng, đề cập từ các vấn đề vĩ mô đến các kiến nghị cụ thể.
Theo báo cáo của nhóm này, Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là luôn kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, kiềm chế lạm phát thông qua các giải pháp chính sách tiền tệ, lãi suất, điều hành thanh khoản.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã đưa ra các tín hiệu về việc giảm lãi suất cho vay, ban hành Thông tư 07 để tiếp tục cho vay ngoại tệ đối với các nhà xuất khẩu cần phải trả các chi phí tại thị trường trong nước và ban hành Thông tư 06 thay thế Thông tư 36, nhằm tăng hệ số tài sản có rủi ro cho các khoản vay bất động sản với tốc độ chậm hơn, và giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Nhận định những chính sách đó của Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ giúp kích thích nền kinh tế, tuy nhiên nhóm công tác cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quản lý nguồn cung tiền một cách thận trọng.
“Trong những năm gần đây đã có một lượng lớn các khoản tín dụng được cấp cho các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng. Nguồn tín dụng này đã giúp hồi phục thị trường bất động sản và giúp nhiều ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu. Nhưng chúng tôi khuyến cáo các ngân hàng không nên thiếu thận trọng trong việc tăng tín dụng bất động sản”, các tác giả báo cáo thể hiện quan điểm.
Đi vào các vấn đề cụ thể, đại diện nhóm công tác ngân hàng cho biết, liên quan đến việc phát triển thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối và lãi suất, các thành viên của nhóm thường xuyên nhận được thắc mắc của khách hàng về các công cụ phòng ngừa rủi ro dài hạn (như hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo).
Theo nhóm công tác, một trong những rào cản chính là việc thiếu hụt một đường cong lãi suất ngắn hạn, do các sản phẩm rủi ro phái sinh hoạt động chưa hiệu quả trên thị trường liên ngân hàng.
“Hiện tại, theo những gì chúng tôi quan sát được, chỉ số VNIBOR chỉ được đóng góp bởi các ngân hàng trong nước và vì nhiều lý do đã dẫn tới việc không phản ánh đúng mức độ thị trường, đặc biệt là đối với các kỳ hạn trên một tháng”, đại diện nhóm nhìn nhận.
Ngoài nội dung nói trên, báo cáo còn đưa ra kiến nghị về phát triển sản phẩm quản lý dòng tiền và nêu một số vấn đề cũ cần giải quyết.
Cảm ơn những đánh giá tốt về đóng góp của Ngân hàng Nhà nước trong việc góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có các cuộc trao đổi để lắng nghe ý kiến của nhóm công tác ngân hàng. Cuối tháng 11 vừa qua, hai bên cũng có buổi làm việc hiệu quả, trao đổi chi tiết với các vấn đề vừa được nhóm nêu ra tại VBF 2016.
Bà Hồng cũng lần lượt hồi âm các kiến nghị, đề xuất được nhóm công tác trình bày, trong đó có khuyến nghị phát triển khuôn khổ pháp lý phòng ngừa rủi ro, trong đó có các sản phẩm phái sinh, cũng như hình thành đường cong lãi suất ngắn hạn.
Theo Phó thống đốc, hiện nay các văn bản pháp lý hiện hành của Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về các sản phẩm phái sinh về lãi suất, và đang trong giai đoạn cuối để hoàn thiện thông tư hướng dẫn về phái sinh giá cả hàng hoá.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm để phòng ngừa rủi ro trên thị trường”, bà Hồng nói.
Với đường cong lãi suất ngắn hạn, Phó thống đốc cho biết hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tích cực đánh giá tổng quan về thị trường tiền tệ cũng như để xác định các mức lãi suất đại diện, để tiến tới xây dựng đường cong lãi suất ngắn hạn.
“Tuy nhiên cũng báo cáo với Thủ tướng và các đại biểu là hiện nay trên thị trường tiền tệ đã có rất nhiều cải thiện. Trước đây huy động tiền gửi của tổ chức tín dụng kỳ hạn rất ngắn, có những kỳ hạn chỉ vài ngày hoặc một tuần, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng thời gian qua, nhờ sự phối hợp đồng bộ các công cụ cũng như điều hành quyết liệt, cho nên thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại. Hiện nay trên thị trường, các mức lãi suất ngắn hạn đã có đường cong và hệ thống các tổ chức tín dụng đã huy động được các nguồn vốn dài hạn hơn”, bà Hồng thông tin.