Phố Wall đón phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp
Ngày 2/6, chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp nhờ báo cáo khả quan về doanh số bán nhà ở
Ngày 2/6, chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp nhờ báo cáo khả quan về doanh số bán nhà ở.
Hôm thứ Tư, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết chỉ số về doanh số bán nhà trong tháng 4/2009 ở nước này đã tăng 6,7% lên 90,3 điểm, từ mức 84,6 điểm trong tháng 3.
Mức tăng điểm này của chỉ số về doanh số bán nhà (PHSI) trong tháng đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2001 và cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng 0,5% của giới phân tích.
Thông tin này đã tạo nên tâm lý lạc quan đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
S&P 500 có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 4
Ngày 2/6, Bloomberg đưa tin Goldman Sachs đang có kế hoạch bán một lượng cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) trị giá 1,91 tỷ USD, sau khi cổ phiếu của ICBC tăng 29% trong 2 tháng qua.
Theo kế hoạch, Goldman Sachs sẽ hoàn trả lại Chính phủ Mỹ 10 tỷ USD mà ngân hàng đã vay từ hồi tháng 10/2008. Cổ phiếu của Goldman Sachs phiên này đã giảm 0,83% xuống 143,13 USD/cổ phiếu.
Trước đó, JPMorgan Chase đã công bố chào bán lượng cổ phiếu phổ thông trị giá 5 tỷ USD để tăng vốn; Morgan Stanley cũng cho biết sẽ chào bán lượng cổ phiếu trị giá 2,2 tỷ USD; American Express công bố chào bán cổ phiếu trị giá 500 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy các ngân hàng lớn của Mỹ đang quyết tâm chạy đua để hoàn trả tiền đã vay từ Chính phủ Mỹ. Hồi tháng 10/2008, JPMorgan Chase đã vay 25 tỷ USD, Goldman Sachs vay 10 tỷ USD, Bank of America vay 45 tỷ USD, Morgan Stanley vay 10 tỷ USD,...
Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp nhờ báo cáo khả quan về doanh số bán nhà. Như vậy, chỉ số S&P 500 đã có thời kỳ tăng điểm kéo dài lâu nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay.
Thị trường Mỹ mở cửa ngày giao dịch với mức giảm 0,3% so với phiên liền trước. Tuy nhiên, nhờ tin hỗ trợ từ chỉ số từ thị trường nhà ở nên cả ba chỉ số đã có đợt tăng điểm mạnh lên trên 0,5% và đây cũng là diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày.
Diễn biến của thị trường từ lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương) cho thấy sức cầu của thị trường được giữ vững vừa đủ để các chỉ số luôn duy trì được đà tăng. Tuy vậy, lực đẩy của thị trường không đủ mạnh để giúp ba chỉ số tăng lên 1%.
Nhiều cổ phiếu của các hãng xây dựng nhà đã được hưởng lợi từ thông tin doanh số bán nhà tốt lên, khi giới đầu tư đột ngột tăng các lệnh mua cổ phiếu khối này. Chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà tăng 3,2% - trong đó, cổ phiếu của Toll Brothers lên gần 4%, cổ phiếu DR Horton tiến thêm 4,1%.
Lực đẩy của thị trường phiên này cũng có sự góp sức của cổ phiếu blue-chip các hãng sản xuất công nghiệp, trong đó cổ phiếu Boeing tăng 3,1%, 3M lên 1,1%, cổ phiếu Alcoa tiến thêm 7,02%,...
Đà tăng của thị trường bị níu kéo bởi sự giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng khi chỉ số KBW mất 1,5% - trong đó cổ phiếu của JPMorgan giảm 4,5%, cổ phiếu American Express hạ 4,9%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 2/6: chỉ số Dow Jones tăng 19,43 điểm, tương đương 0,22%, chốt ở mức 8.740,87.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 8,12 điểm, tương đương 0,44%, chốt ở mức 1.836,8.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 1,87 điểm, tương đương 0,2%, đóng cửa ở mức 944,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,41 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,42 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Tư: Báo cáo của ADP về tình hình việc làm; công bố số liệu ISM ngành dịch vụ; số đơn đặt hàng tại các nhà máy.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh, châu Âu công bố quyết định về lãi suất.
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm trong tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ; báo cáo về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu hạ nhiệt
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Ba không có nhiều thay đổi so với phiên trước. Sắc đỏ đã hiện diện ở thị trường Anh và Pháp trong khi thị trường Đức dù “xanh” trở lại nhưng biên độ tăng cũng không đáng kể.
Cổ phiếu ngành ôtô châu Âu đã tăng điểm mạnh trong phiên này sau khi GM nộp đơn xin bảo hộ phá sản - trong đó cổ phiếu BMW, Porsche và Renault tăng từ 2,1-2,6%, riêng cổ phiếu của Volkswagen tiến thêm hơn 10%.
Tuy nhiên, đà giảm của cổ phiếu khối ngân hàng lại đưa thị trường trở lại thế cân bằng, trong đó cổ phiếu Barclays hạ 13,5%, cổ phiếu HSBC xuống 3,08%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 29,17 điểm, tương đương -0,65%, chốt ở mức 4.477,02. Khối lượng giao dịch đạt 2,83 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,03%, khối lượng giao dịch đạt 28,68 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp xuống 0,04%, khối lượng giao dịch đạt 152 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đuối sức
Bên cạnh đó, những lo ngại về động thái quân sự của Triều Tiên về khả năng nước này tiếp tục có thêm vụ thử tên lửa mới, cũng tạo nên những quan ngại đối với thị trường tài chính châu Á.
Bên kia bờ đại dương, Phố Wall đã tăng 2,6% trong ngày General Motors nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tuy nhiên, đà tăng ở thị trường Mỹ không còn giúp chứng khoán châu Á lên điểm nữa, bởi sức tăng của thị trường khu vực đã xảy ra trước đó một ngày.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,3% xuống 103,65 điểm, dù buổi sáng có lúc đã tăng 1,2%.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm phiên thứ hai trong tuần, đưa thị trường lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua. Giới phân tích dự báo, chỉ số Nikkei 225 rất có thể sẽ phá ngưỡng kháng cự tại vùng 9.800 - 9.900 điểm.
Tâm điểm trong phiên này được đổ dồn về diễn biến của cổ phiếu ngành công nghiệp ôtô Nhật sau khi General Motors nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thực tế, việc phá sản General Motors không những không tạo nên ảnh hưởng xấu đối với cổ phiếu ôtô Nhật, mà ngược lại còn giúp cổ phiếu Toyota tăng 0,8%, cổ phiếu Honda lên 2,2%, cổ phiếu Nissan tiến thêm 1,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 26,56 điểm, tương đương 0,27%, chốt ở mức 9.704,31. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường có 908 cổ phiếu tăng điểm và có 647 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Australia vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức 3%/năm. Như vậy, sau 6 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 9/2008, Ngân hàng Trung ương Australia đã tiếp tục giữ nguyên mặt bằng lãi suất trong 2 tháng gần đây.
Phản ứng với quyết định này, chứng khoán Australia đã có phiên tăng điểm mạnh nhất so với các thị trường lớn khác trong khu vực. Kết thúc phiên, chỉ số ASX tăng 60,2 điểm, tương đương 1,55%, chốt ở mức 3.948,1.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,07%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,56%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,54%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc nhích 0,11%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,16%. Chỉ số Hang Seng xuống 2,64%. Chỉ số BSE của Ấn Độ trượt 0,55%.
Hôm thứ Tư, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết chỉ số về doanh số bán nhà trong tháng 4/2009 ở nước này đã tăng 6,7% lên 90,3 điểm, từ mức 84,6 điểm trong tháng 3.
Mức tăng điểm này của chỉ số về doanh số bán nhà (PHSI) trong tháng đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2001 và cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng 0,5% của giới phân tích.
Thông tin này đã tạo nên tâm lý lạc quan đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
S&P 500 có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất kể từ tháng 4
Ngày 2/6, Bloomberg đưa tin Goldman Sachs đang có kế hoạch bán một lượng cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) trị giá 1,91 tỷ USD, sau khi cổ phiếu của ICBC tăng 29% trong 2 tháng qua.
Theo kế hoạch, Goldman Sachs sẽ hoàn trả lại Chính phủ Mỹ 10 tỷ USD mà ngân hàng đã vay từ hồi tháng 10/2008. Cổ phiếu của Goldman Sachs phiên này đã giảm 0,83% xuống 143,13 USD/cổ phiếu.
Trước đó, JPMorgan Chase đã công bố chào bán lượng cổ phiếu phổ thông trị giá 5 tỷ USD để tăng vốn; Morgan Stanley cũng cho biết sẽ chào bán lượng cổ phiếu trị giá 2,2 tỷ USD; American Express công bố chào bán cổ phiếu trị giá 500 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy các ngân hàng lớn của Mỹ đang quyết tâm chạy đua để hoàn trả tiền đã vay từ Chính phủ Mỹ. Hồi tháng 10/2008, JPMorgan Chase đã vay 25 tỷ USD, Goldman Sachs vay 10 tỷ USD, Bank of America vay 45 tỷ USD, Morgan Stanley vay 10 tỷ USD,...
Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp nhờ báo cáo khả quan về doanh số bán nhà. Như vậy, chỉ số S&P 500 đã có thời kỳ tăng điểm kéo dài lâu nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay.
Thị trường Mỹ mở cửa ngày giao dịch với mức giảm 0,3% so với phiên liền trước. Tuy nhiên, nhờ tin hỗ trợ từ chỉ số từ thị trường nhà ở nên cả ba chỉ số đã có đợt tăng điểm mạnh lên trên 0,5% và đây cũng là diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày.
Diễn biến của thị trường từ lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương) cho thấy sức cầu của thị trường được giữ vững vừa đủ để các chỉ số luôn duy trì được đà tăng. Tuy vậy, lực đẩy của thị trường không đủ mạnh để giúp ba chỉ số tăng lên 1%.
Nhiều cổ phiếu của các hãng xây dựng nhà đã được hưởng lợi từ thông tin doanh số bán nhà tốt lên, khi giới đầu tư đột ngột tăng các lệnh mua cổ phiếu khối này. Chỉ số Dow Jones khối xây dựng nhà tăng 3,2% - trong đó, cổ phiếu của Toll Brothers lên gần 4%, cổ phiếu DR Horton tiến thêm 4,1%.
Lực đẩy của thị trường phiên này cũng có sự góp sức của cổ phiếu blue-chip các hãng sản xuất công nghiệp, trong đó cổ phiếu Boeing tăng 3,1%, 3M lên 1,1%, cổ phiếu Alcoa tiến thêm 7,02%,...
Đà tăng của thị trường bị níu kéo bởi sự giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng khi chỉ số KBW mất 1,5% - trong đó cổ phiếu của JPMorgan giảm 4,5%, cổ phiếu American Express hạ 4,9%,...
Biểu đồ diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ ngày 2/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 2/6: chỉ số Dow Jones tăng 19,43 điểm, tương đương 0,22%, chốt ở mức 8.740,87.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 8,12 điểm, tương đương 0,44%, chốt ở mức 1.836,8.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 1,87 điểm, tương đương 0,2%, đóng cửa ở mức 944,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,41 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu tăng điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,42 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Tư: Báo cáo của ADP về tình hình việc làm; công bố số liệu ISM ngành dịch vụ; số đơn đặt hàng tại các nhà máy.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh, châu Âu công bố quyết định về lãi suất.
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm trong tháng 5 của Bộ Lao động Mỹ; báo cáo về tín dụng tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu hạ nhiệt
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Ba không có nhiều thay đổi so với phiên trước. Sắc đỏ đã hiện diện ở thị trường Anh và Pháp trong khi thị trường Đức dù “xanh” trở lại nhưng biên độ tăng cũng không đáng kể.
Cổ phiếu ngành ôtô châu Âu đã tăng điểm mạnh trong phiên này sau khi GM nộp đơn xin bảo hộ phá sản - trong đó cổ phiếu BMW, Porsche và Renault tăng từ 2,1-2,6%, riêng cổ phiếu của Volkswagen tiến thêm hơn 10%.
Tuy nhiên, đà giảm của cổ phiếu khối ngân hàng lại đưa thị trường trở lại thế cân bằng, trong đó cổ phiếu Barclays hạ 13,5%, cổ phiếu HSBC xuống 3,08%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 29,17 điểm, tương đương -0,65%, chốt ở mức 4.477,02. Khối lượng giao dịch đạt 2,83 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 0,03%, khối lượng giao dịch đạt 28,68 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp xuống 0,04%, khối lượng giao dịch đạt 152 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đuối sức
Bên cạnh đó, những lo ngại về động thái quân sự của Triều Tiên về khả năng nước này tiếp tục có thêm vụ thử tên lửa mới, cũng tạo nên những quan ngại đối với thị trường tài chính châu Á.
Bên kia bờ đại dương, Phố Wall đã tăng 2,6% trong ngày General Motors nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tuy nhiên, đà tăng ở thị trường Mỹ không còn giúp chứng khoán châu Á lên điểm nữa, bởi sức tăng của thị trường khu vực đã xảy ra trước đó một ngày.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,3% xuống 103,65 điểm, dù buổi sáng có lúc đã tăng 1,2%.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm phiên thứ hai trong tuần, đưa thị trường lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua. Giới phân tích dự báo, chỉ số Nikkei 225 rất có thể sẽ phá ngưỡng kháng cự tại vùng 9.800 - 9.900 điểm.
Tâm điểm trong phiên này được đổ dồn về diễn biến của cổ phiếu ngành công nghiệp ôtô Nhật sau khi General Motors nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thực tế, việc phá sản General Motors không những không tạo nên ảnh hưởng xấu đối với cổ phiếu ôtô Nhật, mà ngược lại còn giúp cổ phiếu Toyota tăng 0,8%, cổ phiếu Honda lên 2,2%, cổ phiếu Nissan tiến thêm 1,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 26,56 điểm, tương đương 0,27%, chốt ở mức 9.704,31. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường có 908 cổ phiếu tăng điểm và có 647 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Australia vừa đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức 3%/năm. Như vậy, sau 6 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 9/2008, Ngân hàng Trung ương Australia đã tiếp tục giữ nguyên mặt bằng lãi suất trong 2 tháng gần đây.
Phản ứng với quyết định này, chứng khoán Australia đã có phiên tăng điểm mạnh nhất so với các thị trường lớn khác trong khu vực. Kết thúc phiên, chỉ số ASX tăng 60,2 điểm, tương đương 1,55%, chốt ở mức 3.948,1.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,07%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,56%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,54%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc nhích 0,11%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,16%. Chỉ số Hang Seng xuống 2,64%. Chỉ số BSE của Ấn Độ trượt 0,55%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.721,44 | 8.740,87 | 19,43 | 0,22 |
Nasdaq | 1.828,68 | 1.836,80 | 8,12 | 0,44 | |
S&P 500 | 942,87 | 944,74 | 1,87 | 0,20 | |
Anh | FTSE 100 | 4.506,19 | 4.477,02 | 29,17 | 0,65 |
Đức | DAX | 5.142,56 | 5.144,06 | 1,50 | 0,03 |
Pháp | CAC 40 | 3.379,49 | 3.378,04 | 1,45 | 0,04 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.954,10 | 6.949,08 | 5,02 | 0,07 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.677,75 | 9.704,31 | 26,56 | 0,27 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.888,59 | 18.389,08 | 499,51 | 2,64 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.415,10 | 1.412,85 | 2,25 | 0,16 |
Singapore | Straits Times | 2.381,13 | 2.367,31 | 12,76 | 0,54 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.721,28 | 2.724,30 | 3,02 | 0,11 |
Ấn Độ | BSE | 14.801,92 | 14.759,64 | 80,99 | 0,55 |
Australia | ASX | 3.887,90 | 3.948,10 | 60,20 | 1,55 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |