Phố Wall mất điểm vì khối ngân hàng, hàng không
Ngày 27/4, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm vì lo ngại diễn biến xấu của dịch cúm sẽ ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế
Ngày 27/4, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm vì lo ngại diễn biến xấu của dịch cúm sẽ ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế.
Nhiều chính phủ trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cúm lợn, sau khi nạn dịch này đã làm 149 người thiệt mạng ở Mexico và đang lan sang Mỹ, Canada.
Lo ngại về khả năng dịch bệnh tiếp tục lây lan tới nhiều nước khác, đã ảnh hưởng xấu tới thị trường cổ phiếu nhiều nước trên thế giới.
Cổ phiếu ngành dược lên ngôi vì dịch cúm
Ngày 27/4, tập đoàn dịch vụ viễn thông Verizon Communications (NYSE-VZ) đã cho biết, doanh thu của hãng trong quý 1/2009 tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 26,59 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 1,65 tỷ USD, tương đương 58 cent/cổ phiếu - tăng 1 cent/cổ phiếu so với cùng kỳ năm trước.
Verizon - có 84,1 triệu khác hàng - đã chính thức vượt Tập đoàn AT&T để trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất ở Mỹ sau khi thâu tóm hãng Alltel hồi tháng 1/2009. Cổ phiếu VZ - vốn nằm trong số 30 cổ phiếu của Dow Jones - phiên này đã giảm 1,48% xuống 30,54 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến General Motors, tập đoàn này vừa cho biết sẽ cắt giảm 21.000 việc làm tại các nhà máy ở Mỹ trong năm 2010. Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của hãng.
General Motors cho biết cũng sẽ đưa ra kế hoạch chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo tỷ lệ 225 cổ phiếu/1.000 USD giá trị của trái phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu General Motors tăng 20,71% lên 2,04 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Hai trước những lo ngại về dịch cúm bao trùm lên tâm lý nhiều nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành hàng không, khách sạn đã đồng loạt giảm điểm mạnh trước các đợt bán tháo cổ phiếu, vì lo ngại ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Cổ phiếu American Airlines giảm 13,28%, cổ phiếu UAL - công ty mẹ của United Airlines – đã xuống 14,3%, Continental Airlines trượt 16,4%, cổ phiếu Starwood Hotels mất 10,9%, cổ phiếu Carnival cruise lines trượt 13,51%, ...
Cổ phiếu khối ngân hàng cùng chung đà giảm điểm khi có thông tin về việc một trong số 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ sẽ cần phải nhận thêm vốn cứu trợ để duy trì hoạt động.
Chỉ số KBW ngân hàng đã mất 4,9%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 1,98%, cổ phiếu JPMorgan xuống 1,8%, cổ phiếu Citigroup mất 3,76%, cổ phiếu Wells Fargo trượt 5,1%,...
Trái ngược với việc cổ phiếu nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi dịch cúm, cổ phiếu ngành dược phẩm lại được các nhà đầu tư tăng mạnh lượng mua. Đà tăng của cổ phiếu khối này cũng đã góp phần giúp thị trường không bị giảm sâu. Trong đó, cổ phiếu Pfizer lên 2,43%, cổ phiếu GlaxoSmithKlin tiến thêm 7,57%, cổ phiếu Bristol-Myers tăng 2,19%, cổ phiếu Rite Aid nhích 7,95%,...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/4: chỉ số Dow Jones giảm 51,29 điểm, tương đương -0,64%, chốt ở mức 8.025.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 14,88 điểm, tương đương -0,88%, chốt ở mức 1.679,41.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 8,72 điểm, tương đương -1,01%, đóng cửa ở mức 857,51.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,4 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.071 cổ phiếu mất điểm và có 975 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,49 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.794 cổ phiếu giảm điểm và có 902 cổ phiếu lên điểm.
* Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khai mạc hội nghị diễn ra trong 2 ngày; công bố chỉ số nhà ở Case-Shiller; Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Pfizer, Bristol-Myers, US Steel và Sun Micro.
Thứ Tư: Công bố số liệu về GDP quý 1/2009 của Mỹ; FED công bố quyết định về lãi suất; kết quả kinh doanh của General Dynamics, Time Warner, Starbucks và Visa.
Thứ Năm: Báo cáo số liệu những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số liệu về chi tiêu và thu nhập của người dân Mỹ; kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Cardinal Health, Colgate-Palmolive, Ericsson, Motorola, Viacom và MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về doanh số bán xe ôtô; số liệu về chỉ số ISM ngành sản xuất công nghiệp; các đơn đặt hàng từ nhà máy ở Mỹ; trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Chevron, Clorox, MasterCard và Simon Property.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc nhờ khối dược phẩm
Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới giảm điểm vì lo ngại bởi dịch cúm lợn, tuy nhiên đà tăng của cổ phiếu của khối dược phẩm, đã giúp thị trường chứng khoán châu Âu duy trì được sức chống đỡ để kết thúc ngày giao dịch với sắc xanh trên các bảng điện tử.
Cổ phiếu khối dược phẩm đã được giới đầu tư tăng mạnh lượng mua, đẩy cổ phiếu GlaxoSmithKline lên 5,7%, cổ phiếu AstraZeneca tiến thêm 3,7%, cổ phiếu Sanofi-Aventis nhích 2,4%, cổ phiếu Roche tăng 3,5%...
Cũng giống như các thị trường khác, cổ phiếu khối vận tải hàng không đã có phiên trượt dốc trước đà bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư. Kết thúc phiên, cổ phiếu Lufthansa trượt 9%, cổ phiếu British Airways giảm 7,3%, cổ phiếu Air France-KLM hạ 6,3%,...
Cổ phiếu khối ngân hàng phiên đầu tuần cũng đồng loạt giảm điểm, trong đó cổ phiếu Standard Chartered Bank, HSBC, Barclays, BNP Paribas, Societe Generale và Credit Agricole giảm từ 0,4%-3,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,02 điểm, tương đương 0,27%, chốt ở mức 4.167,01. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,42%, khối lượng giao dịch đạt 31,63 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,01%, khối lượng giao dịch đạt 154 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm điểm vì lo ngại dịch cúm
Diễn biến phức tạp của dịch cúm đã tạo nên nhiều quan ngại cho thị trường chứng khoán. Điều này đã khiến cổ phiếu ngành hàng không, dịch vụ giải trí phải đối diện với đợt giảm điểm mạnh phiên đầu tuần.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã mất 0,3% xuống 89,24 điểm. Như vậy chỉ số này hiện tăng 26% so với ngày 9/3/2009.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm với biên độ không đáng kể hôm thứ Hai trước thông tin về khả năng sáp nhập giữa hai ngân hàng Shinsei Bank và Aozora Bank.
Lo ngại về dịch cúm đã thúc đẩy nhà đầu tư tăng mạnh lượng mua cổ phiếu của nhiều hãng dược phẩm, nhưng lại tăng bán cổ phiếu khối vận tải hàng không.
Cổ phiếu ngân hàng phiên này đã đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt thị trường, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 2,6%, cổ phiếu Shinsei Bank lên 12,9%, cổ phiếu Aozora Bank tiến thêm 16,1%...
Tuy vậy, cổ phiếu khối hàng không lại giảm điểm mạnh, qua đó níu kéo đà tăng của thị trường. Cổ phiếu Japan Airlines hạ 2,5%, cổ phiếu Nippon Airways xuống 3,3% và cổ phiếu H.I.S mất 9,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 18,35 điểm, tương đương 0,21%, chốt ở mức 8.726,34.
Chuyển qua thị trường khác, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục đà giảm điểm phiên đầu tuần và xuống mức thấp thất trong vòng hơn 2 tuần qua. Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp suy giảm là nguyên nhân khiến thị trường tiếp tục xu hướng đi xuống.
Bên cạnh đó, đà giảm của cổ phiếu khối hàng không - do lo ngại về ảnh hưởng của dịch cúm, cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 43,25 điểm, tương đương -1,8%, chốt ở ngưỡng 2.405,35 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 9/4/2009.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 2,99%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,05%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 2,74%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 2,14%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,34%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,59%.
Nhiều chính phủ trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cúm lợn, sau khi nạn dịch này đã làm 149 người thiệt mạng ở Mexico và đang lan sang Mỹ, Canada.
Lo ngại về khả năng dịch bệnh tiếp tục lây lan tới nhiều nước khác, đã ảnh hưởng xấu tới thị trường cổ phiếu nhiều nước trên thế giới.
Cổ phiếu ngành dược lên ngôi vì dịch cúm
Ngày 27/4, tập đoàn dịch vụ viễn thông Verizon Communications (NYSE-VZ) đã cho biết, doanh thu của hãng trong quý 1/2009 tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 26,59 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế đạt 1,65 tỷ USD, tương đương 58 cent/cổ phiếu - tăng 1 cent/cổ phiếu so với cùng kỳ năm trước.
Verizon - có 84,1 triệu khác hàng - đã chính thức vượt Tập đoàn AT&T để trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất ở Mỹ sau khi thâu tóm hãng Alltel hồi tháng 1/2009. Cổ phiếu VZ - vốn nằm trong số 30 cổ phiếu của Dow Jones - phiên này đã giảm 1,48% xuống 30,54 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến General Motors, tập đoàn này vừa cho biết sẽ cắt giảm 21.000 việc làm tại các nhà máy ở Mỹ trong năm 2010. Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của hãng.
General Motors cho biết cũng sẽ đưa ra kế hoạch chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo tỷ lệ 225 cổ phiếu/1.000 USD giá trị của trái phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu General Motors tăng 20,71% lên 2,04 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Hai trước những lo ngại về dịch cúm bao trùm lên tâm lý nhiều nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành hàng không, khách sạn đã đồng loạt giảm điểm mạnh trước các đợt bán tháo cổ phiếu, vì lo ngại ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Cổ phiếu American Airlines giảm 13,28%, cổ phiếu UAL - công ty mẹ của United Airlines – đã xuống 14,3%, Continental Airlines trượt 16,4%, cổ phiếu Starwood Hotels mất 10,9%, cổ phiếu Carnival cruise lines trượt 13,51%, ...
Cổ phiếu khối ngân hàng cùng chung đà giảm điểm khi có thông tin về việc một trong số 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ sẽ cần phải nhận thêm vốn cứu trợ để duy trì hoạt động.
Chỉ số KBW ngân hàng đã mất 4,9%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 1,98%, cổ phiếu JPMorgan xuống 1,8%, cổ phiếu Citigroup mất 3,76%, cổ phiếu Wells Fargo trượt 5,1%,...
Trái ngược với việc cổ phiếu nhiều ngành bị ảnh hưởng bởi dịch cúm, cổ phiếu ngành dược phẩm lại được các nhà đầu tư tăng mạnh lượng mua. Đà tăng của cổ phiếu khối này cũng đã góp phần giúp thị trường không bị giảm sâu. Trong đó, cổ phiếu Pfizer lên 2,43%, cổ phiếu GlaxoSmithKlin tiến thêm 7,57%, cổ phiếu Bristol-Myers tăng 2,19%, cổ phiếu Rite Aid nhích 7,95%,...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 27/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/4: chỉ số Dow Jones giảm 51,29 điểm, tương đương -0,64%, chốt ở mức 8.025.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 14,88 điểm, tương đương -0,88%, chốt ở mức 1.679,41.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 8,72 điểm, tương đương -1,01%, đóng cửa ở mức 857,51.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,4 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.071 cổ phiếu mất điểm và có 975 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,49 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.794 cổ phiếu giảm điểm và có 902 cổ phiếu lên điểm.
* Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khai mạc hội nghị diễn ra trong 2 ngày; công bố chỉ số nhà ở Case-Shiller; Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Pfizer, Bristol-Myers, US Steel và Sun Micro.
Thứ Tư: Công bố số liệu về GDP quý 1/2009 của Mỹ; FED công bố quyết định về lãi suất; kết quả kinh doanh của General Dynamics, Time Warner, Starbucks và Visa.
Thứ Năm: Báo cáo số liệu những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số liệu về chi tiêu và thu nhập của người dân Mỹ; kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Cardinal Health, Colgate-Palmolive, Ericsson, Motorola, Viacom và MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về doanh số bán xe ôtô; số liệu về chỉ số ISM ngành sản xuất công nghiệp; các đơn đặt hàng từ nhà máy ở Mỹ; trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Chevron, Clorox, MasterCard và Simon Property.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc nhờ khối dược phẩm
Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới giảm điểm vì lo ngại bởi dịch cúm lợn, tuy nhiên đà tăng của cổ phiếu của khối dược phẩm, đã giúp thị trường chứng khoán châu Âu duy trì được sức chống đỡ để kết thúc ngày giao dịch với sắc xanh trên các bảng điện tử.
Cổ phiếu khối dược phẩm đã được giới đầu tư tăng mạnh lượng mua, đẩy cổ phiếu GlaxoSmithKline lên 5,7%, cổ phiếu AstraZeneca tiến thêm 3,7%, cổ phiếu Sanofi-Aventis nhích 2,4%, cổ phiếu Roche tăng 3,5%...
Cũng giống như các thị trường khác, cổ phiếu khối vận tải hàng không đã có phiên trượt dốc trước đà bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư. Kết thúc phiên, cổ phiếu Lufthansa trượt 9%, cổ phiếu British Airways giảm 7,3%, cổ phiếu Air France-KLM hạ 6,3%,...
Cổ phiếu khối ngân hàng phiên đầu tuần cũng đồng loạt giảm điểm, trong đó cổ phiếu Standard Chartered Bank, HSBC, Barclays, BNP Paribas, Societe Generale và Credit Agricole giảm từ 0,4%-3,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 11,02 điểm, tương đương 0,27%, chốt ở mức 4.167,01. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,42%, khối lượng giao dịch đạt 31,63 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,01%, khối lượng giao dịch đạt 154 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm điểm vì lo ngại dịch cúm
Diễn biến phức tạp của dịch cúm đã tạo nên nhiều quan ngại cho thị trường chứng khoán. Điều này đã khiến cổ phiếu ngành hàng không, dịch vụ giải trí phải đối diện với đợt giảm điểm mạnh phiên đầu tuần.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã mất 0,3% xuống 89,24 điểm. Như vậy chỉ số này hiện tăng 26% so với ngày 9/3/2009.
Chứng khoán Nhật đã tăng điểm với biên độ không đáng kể hôm thứ Hai trước thông tin về khả năng sáp nhập giữa hai ngân hàng Shinsei Bank và Aozora Bank.
Lo ngại về dịch cúm đã thúc đẩy nhà đầu tư tăng mạnh lượng mua cổ phiếu của nhiều hãng dược phẩm, nhưng lại tăng bán cổ phiếu khối vận tải hàng không.
Cổ phiếu ngân hàng phiên này đã đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt thị trường, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 2,6%, cổ phiếu Shinsei Bank lên 12,9%, cổ phiếu Aozora Bank tiến thêm 16,1%...
Tuy vậy, cổ phiếu khối hàng không lại giảm điểm mạnh, qua đó níu kéo đà tăng của thị trường. Cổ phiếu Japan Airlines hạ 2,5%, cổ phiếu Nippon Airways xuống 3,3% và cổ phiếu H.I.S mất 9,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 18,35 điểm, tương đương 0,21%, chốt ở mức 8.726,34.
Chuyển qua thị trường khác, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục đà giảm điểm phiên đầu tuần và xuống mức thấp thất trong vòng hơn 2 tuần qua. Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp suy giảm là nguyên nhân khiến thị trường tiếp tục xu hướng đi xuống.
Bên cạnh đó, đà giảm của cổ phiếu khối hàng không - do lo ngại về ảnh hưởng của dịch cúm, cũng góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 43,25 điểm, tương đương -1,8%, chốt ở ngưỡng 2.405,35 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 9/4/2009.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 2,99%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,05%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 2,74%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 2,14%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,34%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,59%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.076,29 | 8.025,00 | 51,29 | 0,64 |
Nasdaq | 1.694,29 | 1.679,41 | 14,88 | 0,88 | |
S&P 500 | 866,23 | 857,51 | 8,72 | 1,01 | |
Anh | FTSE 100 | 4.155,99 | 4.167,01 | 11,02 | 0,27 |
Đức | DAX | 4.674,32 | 4.694,07 | 19,75 | 0,42 |
Pháp | CAC 40 | 3.102,85 | 3.102,43 | 0,42 | 0,01 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.880,77 | 5.705,05 | 175,72 | 2,99 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.707,99 | 8.726,34 | 18,35 | 0,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.258,85 | 14.840,42 | 418,43 | 2,74 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.354,10 | 1.339,83 | 14,27 | 1,05 |
Singapore | Straits Times | 1.851,92 | 1.820,18 | 39,80 | 2,14 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.448,59 | 2.403,53 | 45,07 | 1,84 |
Ấn Độ | BSE 30 | 11.264,96 | 11.290,39 | 38,66 | 0,34 |
Australia | ASX | 3.668,20 | 3.690,00 | 21,80 | 0,59 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |