13:49 08/01/2020

Phòng và điều trị rối loạn mỡ máu

An Nhiên

Mô hình bệnh tật ở nước ta đang có xu hướng thay đổi từ những bệnh lây nhiễm sang những bệnh không lây nhiễm, năm 2019 cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một bệnh mà rất nhiều người quan tâm đó là rối loạn mỡ máu.

Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ được cho là căn bệnh của thời hiện đại, có diễn biến âm thầm nhưng để lại những hậu quả nặng nề, là một trong những thủ phạm gây ra các bệnh lý về tim mạch.
Phòng và điều trị rối loạn mỡ máu - Ảnh 1.
Cơ chế hình thành bệnhBác sĩ Dương Thu Anh, Bệnh viện Tim mạch Hà Nội cho biết, rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ lipid trong máu tăng. Trong máu có nhiều loại lipid khác nhau, có bốn loại quan trọng nhất là cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL ( cholesterol có tỷ trọng cao), và LDL ( cholesterol có tỷ trọng thấp). Những lipid máu này là những yếu tố vô cùng cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu như nồng độ quá cao lại gây ra những bệnh lý khác.Nguyên nhân gây bệnh rối loạn mỡ máu là do di truyền; chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý ( yếu tố nguy cơ hàng đầu). Ngoài ra bệnh thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai, uống nhiều rượu bia...HDL là một loại cholesterol tốt, bởi vì nó làm cho các mảng bám ở trong lòng động mạch của chúng ta nhỏ đi. Ngược lại LDL làm bồi đắp thêm các mảng xơ vữa bám trong thành động mạch, làm cho mạch máu bị hẹp, tắc và gây những biến chứng. Cholesterol toàn phần là tổng hợp tất các các cholesterol trong cơ thể, còn triglycerid sinh ra trong quá trình rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, nếu như triglycerid tăng cao là cảnh báo cơ thể chúng ta đang có bất thường nào đó.
Phòng và điều trị rối loạn mỡ máu - Ảnh 2.
Những triệu chứng lâm sàngThực tế các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện một cách âm thầm, không rõ ràng nên khó nhận biết. Tuy vậy, trên lâm sàng thường gặp các triệu chứng gồm: Dấu hiệu bất thường của cơ thể với triệu chứng vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, thở dốc...; xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa;Xuất hiện các triệu chứng về tim mạch như đau thắt ngực, cảm giác đau tức, nặng ngực, có cảm nhận như bị bóp nghẹt, cơn đau lan ra hai cánh tay và phía sau lưng. Một số người có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, đau buốt hoặc xuất hiện một số triệu chứng tiêu hóa như ăn uống thấy đầy bụng, có cảm giác ậm ạch khó tiêu do gan và tụy tạng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lipid máu tăng cao trong thời gian dài.Hậu quả của rối loạn lipid máuKhi nồng độ mỡ trong máu cao, hệ thống tim mạch sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Nếu yếu tố áp lực của dòng máu lớn, lớp nội mạc trong lòng động mạch bị tổn thương và xơ cứng, bị lắng đọng các mảng xơ vữa và giảm mất khả năng đàn hồi... sẽ dẫn đến hậu quả với cơn đau thắt ngực, méo miệng, liệt nửa người... do nhồi máu cơ tim hay bị đột quỵ.Trong các trường hợp bệnh nhân tăng triglycerid máu, có thể dẫn đến viêm tụy cấp với triệu chứng đau bụng nhiều, nôn mửa; đôi khi bị tụt huyết áp, suy hô hấp, suy thận. Việc điều trị phải cần lọc máu thay huyết tương, tiên lượng rất kém và tỷ lệ tử vong cao.
Phòng và điều trị rối loạn mỡ máu - Ảnh 3.
Giải pháp điều trịĐể chẩn đoán xác định bệnh rối loạn lipid máu phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm sinh hóa để định lượng các thành phần mỡ máu. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tất cả mọi đối tượng từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra 4 chỉ số thành phần cholesterol định kỳ 5 năm một lần để chủ động phát hiện bệnh.Đối với trẻ em: Điều trị chủ yếu bằng chế độ ăn uống và luyện tập. Chỉ sử dụng thuốc điều trị trong các trường hợp trẻ bị rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình hoặc do gen. Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.Ở bệnh nhân đái tháo đường, cần ưu tiên sử dụng biện pháp thay đổi lối sống kết hợp với việc dùng thuốc. Ở bệnh nhân bị suy thận hay gan mật, cần phối hợp điều trị nguyên nhân gây bệnh và điều trị rối loạn lipid kèm theo.Điều chỉnh lối sống một biện pháp cần thiết trong điều trị rối loạn lipid máu. Cần phải thường xuyên luyện tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống ít chất dầu mỡ; ăn ít nội tạng động vật, trứng lộn, hải sản; đồng thời nên hạn chế sử dụng rượu bia, cần làm việc và nghỉ ngơi có khoa học. Lưu ý, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu vì thuốc có thể gây tăng men gan, tiêu cơ vân... Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải đi khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.