Quà biếu bằng tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Đóng góp của thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước đã vượt cả các khoản thu về nhà, đất
Cần nghiên cứu bổ sung thêm thu nhập vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập quà biếu bằng tiền, hiện vật của các doanh nghiệp, tổ chức chi cho cá nhân ngoài đơn vị... Chủ tịch Hội tư vấn thuế, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc nêu quan điểm tại kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Ở báo cáo tổng kết ba năm thi hành luật này, Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân.
Cơ quan thuế đã có thể quản lý, kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế, nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công của cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp trả cho người lao động trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn; thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
Theo bản tham luận ở hội thảo về dự án luật do Ủy ban Tài chính - Ngân sách tổ chức mới đây của bà Cúc, mặc dù mức điều tiết từ thu nhập tiền lương tiền công, cũng như thu nhập từ kinh doanh của cá nhân đều giảm, nhưng thuế thu nhập cá nhân ngày càng có vị thế quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng nhanh: năm 2009 là 14.329 tỷ đồng, năm 2010 là 26.288 tỷ đồng, 2011 là 37.100 tỷ đồng và dự toán năm 2012 là 46.333 tỷ đồng.
Trong lúc đó, tổng các khoản thu về nhà, đất dự toán năm 2012 chỉ là 42.422 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhận định, một số quy định về phạm vi, đối tượng chịu thuế trong luật hiện hành chưa bao quát được các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước.
Nhiều khoản thu nhập có tính chất tương tự như các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong luật như: thu thuế đối với thu nhập từ uỷ quyền bán nhà, đất mà người uỷ quyền có quyền định đoạt tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng thẻ hội viên sân golf do chưa được quy định trong luật.... nên chưa điều tiết được đối với các khoản thu nhập này, báo cáo nêu rõ.
Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, báo cáo cho rằng, việc kiểm soát giá chuyển nhượng thực tế đối với chuyển nhượng giữa các cá nhân còn gặp khó khăn do việc thanh toán hiện nay chủ yếu là dùng tiền mặt, vàng, ngoại tệ.
Việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân được kỳ vọng sẽ khắc phục có hiệu quả các tồn tại này.
Dự án luật cũng đã bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức. Việc điều chỉnh này sẽ đảm bảo bao quát hết các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, góp phần thực hiện mở rộng cơ sở tính thuế, hạn chế việc lách luật để tránh thuế, theo thuyết minh của cơ quan soạn thảo.
Cũng liên quan đến các hạn chế của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, bà Cúc cho rằng việc quy định tiền lương, tiền công, hoa hồng môi giới, tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học... của người lao động thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, nhưng quà biếu bằng tiền, hiện vật cho cá nhân ngoài doanh nghiệp, tổ chức... lại không chịu thuế là chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng về thu nhập, chưa quản lý nguồn thu nhập có khả năng không minh bạch.
Do vậy, kiến nghị được bà nêu ra ở luật sửa đổi là cần quy định rõ ràng hơn các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, theo nguyên tắc phù hợp với mục tiêu của thuế thu nhập cá nhân và có tính khả thi, dựa trên nguyên tắc: nếu chưa đưa vào thu nhập chịu thuế thì có nghĩa là không thu thuế này hoặc ngược lại.
Từ sự bất bình đẳng như đã phân tích ở trên, bà Cúc cho rằng cần nghiên cứu bổ sung thêm thu nhập vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập quà biếu bằng tiền, hiện vật của các doanh nghiệp, tổ chức chi cho cá nhân ngoài đơn vị... Việc bổ sung khoản thu nhập này vào diện chịu thuế sẽ góp phần quản lý, kiểm soát thu nhập của các cá nhân, định hướng kiểm soát chi tiêu tại các doanh nghiệp, tổ chức theo mục tiêu của Luật Thuế thu nhập cá nhân, bà phân tích.
Với việc xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản, bà Cúc cũng cho rằng cần có sự thay đổi. Luật hiện hành quy định, thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản.
Theo đó, nếu xác định được giá vốn, chi phí áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập, không xác định được giá mua và chi phí liên quan thì nộp thuế theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
Đề nghị quy định cụ thể hơn về xác định doanh thu, chi phí và cho lựa chọn một trong hai phương pháp tính thuế và có ràng buộc điều kiện, bản tham luận nêu rõ.
Ở quy định mới tại dự luật là chuyển khoản thu nhập từ phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định đang không chịu thuế chuyển sang chịu thuế, bà Cúc lại kiến nghị cho giữ theo luật hiện hành nhằm khuyến khích, động viên người lao động, giáo viên... đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.
Ở báo cáo tổng kết ba năm thi hành luật này, Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân.
Cơ quan thuế đã có thể quản lý, kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế, nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công của cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp trả cho người lao động trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn; thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
Theo bản tham luận ở hội thảo về dự án luật do Ủy ban Tài chính - Ngân sách tổ chức mới đây của bà Cúc, mặc dù mức điều tiết từ thu nhập tiền lương tiền công, cũng như thu nhập từ kinh doanh của cá nhân đều giảm, nhưng thuế thu nhập cá nhân ngày càng có vị thế quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng nhanh: năm 2009 là 14.329 tỷ đồng, năm 2010 là 26.288 tỷ đồng, 2011 là 37.100 tỷ đồng và dự toán năm 2012 là 46.333 tỷ đồng.
Trong lúc đó, tổng các khoản thu về nhà, đất dự toán năm 2012 chỉ là 42.422 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhận định, một số quy định về phạm vi, đối tượng chịu thuế trong luật hiện hành chưa bao quát được các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước.
Nhiều khoản thu nhập có tính chất tương tự như các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong luật như: thu thuế đối với thu nhập từ uỷ quyền bán nhà, đất mà người uỷ quyền có quyền định đoạt tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng thẻ hội viên sân golf do chưa được quy định trong luật.... nên chưa điều tiết được đối với các khoản thu nhập này, báo cáo nêu rõ.
Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, báo cáo cho rằng, việc kiểm soát giá chuyển nhượng thực tế đối với chuyển nhượng giữa các cá nhân còn gặp khó khăn do việc thanh toán hiện nay chủ yếu là dùng tiền mặt, vàng, ngoại tệ.
Việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân được kỳ vọng sẽ khắc phục có hiệu quả các tồn tại này.
Dự án luật cũng đã bổ sung thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức. Việc điều chỉnh này sẽ đảm bảo bao quát hết các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, góp phần thực hiện mở rộng cơ sở tính thuế, hạn chế việc lách luật để tránh thuế, theo thuyết minh của cơ quan soạn thảo.
Cũng liên quan đến các hạn chế của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, bà Cúc cho rằng việc quy định tiền lương, tiền công, hoa hồng môi giới, tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học... của người lao động thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, nhưng quà biếu bằng tiền, hiện vật cho cá nhân ngoài doanh nghiệp, tổ chức... lại không chịu thuế là chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng về thu nhập, chưa quản lý nguồn thu nhập có khả năng không minh bạch.
Do vậy, kiến nghị được bà nêu ra ở luật sửa đổi là cần quy định rõ ràng hơn các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, theo nguyên tắc phù hợp với mục tiêu của thuế thu nhập cá nhân và có tính khả thi, dựa trên nguyên tắc: nếu chưa đưa vào thu nhập chịu thuế thì có nghĩa là không thu thuế này hoặc ngược lại.
Từ sự bất bình đẳng như đã phân tích ở trên, bà Cúc cho rằng cần nghiên cứu bổ sung thêm thu nhập vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập quà biếu bằng tiền, hiện vật của các doanh nghiệp, tổ chức chi cho cá nhân ngoài đơn vị... Việc bổ sung khoản thu nhập này vào diện chịu thuế sẽ góp phần quản lý, kiểm soát thu nhập của các cá nhân, định hướng kiểm soát chi tiêu tại các doanh nghiệp, tổ chức theo mục tiêu của Luật Thuế thu nhập cá nhân, bà phân tích.
Với việc xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản, bà Cúc cũng cho rằng cần có sự thay đổi. Luật hiện hành quy định, thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản.
Theo đó, nếu xác định được giá vốn, chi phí áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập, không xác định được giá mua và chi phí liên quan thì nộp thuế theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
Đề nghị quy định cụ thể hơn về xác định doanh thu, chi phí và cho lựa chọn một trong hai phương pháp tính thuế và có ràng buộc điều kiện, bản tham luận nêu rõ.
Ở quy định mới tại dự luật là chuyển khoản thu nhập từ phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định đang không chịu thuế chuyển sang chịu thuế, bà Cúc lại kiến nghị cho giữ theo luật hiện hành nhằm khuyến khích, động viên người lao động, giáo viên... đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.