Quá kỳ vọng cổ phiếu công ty chứng khoán?
Hàng loạt cổ phiếu của các công ty chứng khoán đã tăng giá gấp 2, gấp 3 lần chỉ trong vòng một thời gian ngắn
Hàng loạt cổ phiếu của các công ty chứng khoán đã tăng giá gấp 2, gấp 3 lần chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Nhiều công ty chứng khoán chỉ mới tạm thời cắt lỗ nhưng giá cổ phiếu thì tăng vù vù.
Sự lên giá này liệu có bất thường và sức khỏe của công ty chứng khoán đã thực sự ổn định và tăng trưởng như kỳ vọng của thị trường hay không?
Cùng với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của các công ty chứng khoán đang niêm yết và chưa niêm yết đều tăng rất mạnh. Trên sàn niêm yết, những mã ngành chứng khoán được dân “lướt” đặc biệt ưa thích bởi tính thanh khoản và khả năng kiếm lời nhanh.
Trên sàn OTC, cổ phiếu của những công ty chứng khoán chưa niêm yết được liên tục đặt mua với khối lượng lớn, nhất là những công ty chứng khoán rục rịch lên UPCoM hoặc niêm yết.
Đua nhau đẩy giá
Từ đầu tháng 6 đến nay, trên một số diễn đàn mua bán chứng khoán, cổ phiếu của Công ty Chứng khoán SHS được rao bán một cách đầy sôi động, mức giá được đẩy liên tục từ 20.000 đồng/cổ phiếu lên đến khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi chỉ cách đó 3 tháng cổ phiếu này được rao bán với giá thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu).
Sự sôi động của SHS dường như không đến từ việc doanh nghiệp này sắp chia cổ tức cao, bởi theo nghị quyết của Đại hội cổ đông SHS, ngày 27/6 tới, công ty này sẽ chia cổ tức còn lại của năm cho cổ đông theo tỷ lệ... 50 đồng/cổ phiếu, tương đương với 0,5% (đợt 1, SHS ứng trước là 500 đồng/cổ phiếu).
Nếu tính theo mức giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường tự do thì P/E đạt 54 lần. Còn theo định hướng kinh doanh năm 2009, các chỉ tiêu mà SHS hướng đến cũng không phải là hấp dẫn: lợi nhuận trước thuế 49,4 tỷ đồng, ROA 8,85%, ROE là 9,85%,...
Tương tự, Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng trở nên được quan tâm hơn khi thông tin công ty này sẽ lên sàn UPCoM đợt 1, ngày 24/6 tới.
Giá cổ phiếu APEC đã tăng gấp 3 lần trong những ngày tháng 6 này, dù cách đó chưa lâu, hồi đầu năm nay, nhiều lệnh rao bán APEC chỉ ở mức giá khiêm tốn 5.000 đồng/cổ phiếu, bằng một nửa so với mệnh giá 10.000 đồng.
Trên sàn niêm yết, cổ phiếu của các công ty chứng khoán như SSI, BVS, KLS, HPC, HCM cũng tăng mạnh nhất thị trường và tăng mạnh hơn cả mức tăng của thị trường. Cổ phiếu Bảo Việt tăng hơn 300% từ mức đáy, cổ phiếu SSI, KLS, HPC cũng tăng trên dưới 100%, gấp 2-3 lần mức tăng chung của VN-Index.
Trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận xét, sự tăng điểm vừa qua của thị trường chứng tỏ nhà đầu tư đang khao khát cơ hội đầu tư, rằng chúng ta đang thiếu các kênh đầu tư đủ sức hấp thụ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Các kênh vàng, ngoại tệ, tiết kiệm, bất động sản... đều đang chựng lại hoặc quá rủi ro.
Trong khi đó, việc nhiều loại cổ phiếu đã trở nên quá rẻ khi VN-Index rớt dưới 250 điểm cộng với tâm lý hơi thái quá của nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ phục hồi mạnh, đã đẩy chứng khoán tăng giá đồng loạt, bất kể doanh nghiệp tốt xấu, kết quả kinh doanh ra sao.
“Khi thị trường phục hồi và giá chứng khoán lên quá nhanh người ta thường nghĩ các công ty chứng khoán là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất, chẳng hạn doanh thu phí môi giới tăng, giá trị danh mục đầu tư (tự doanh) tăng... Suy nghĩ đó dẫn đến hành động mua cổ phiếu công ty chứng khoán”, ông Hưng cho biết.
Dưới góc độ người trong cuộc, ông Hưng chia sẻ rằng: thực tế công ty chứng khoán không thể có sự tăng trưởng lợi nhuận nào gấp 2-3 lần, tương ứng với tốc độ tăng giá của cổ phiếu trong một thời gian ngắn. Đâu đó trong vấn đề này nhà đầu tư chưa hiểu hết.
Ông Phan Thế Hùng, Phó phòng phụ trách môi giới, Công ty Chứng khoán FPT cho biết, hiện cầu cổ phiếu lĩnh vực chứng khoán gần đây không phải quá nhiều như những rao mua, bán trên thị trường tự do, ngoại trừ một số công ty chứng khoán đang có ý định lên sàn niêm yết.
Việc thị trường phục hồi đương nhiên cũng sẽ kéo theo mức lợi nhuận hợp lý cho các công ty chứng khoán. Song ông Hùng cũng cho rằng, hiện các cổ phiếu của công ty chứng khoán đang tăng theo trào lưu, và đang được các tay môi giới tìm cách “kích” giá, nhất là một số công ty chứng khoán đang chuẩn bị lên sàn.
Sức khỏe công ty chứng khoán liệu đã ổn?
Là một trong số 6 công ty chứng khoán lên sàn UPCoM đợt 1, nên cổ phiếu của Công ty Chứng khoán Tràng An cũng trở nên nóng hơn. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồ Khôi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS), nguyên nhân quan trọng hơn khiến giá cổ phiếu TAS tăng nhanh nằm ở giá trị của doanh nghiệp.
Với hơn 14.000 tài khoản, trong đó trên 8.000 tài khoản hoạt động, tháng 5 vừa qua, TAS đã đạt 1,6 tỷ doanh thu môi giới, đưa tổng doanh thu tháng 5 hơn 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phúc Long, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VICS, cho rằng giá cổ phiếu các công ty chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết tăng mạnh cũng không phải là bất thường vì nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng nhiều vào sự phát trển của thị trường chứng khoán và giá hiện nay đang giao dịch phản ánh sự kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng trong dài hạn và đó là giá tương lai của 6 tháng và 1 năm tới.
Có những công ty chứng khoán chỉ đạt lợi nhuận 10% so với vốn điều lệ nhưng giá hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần trong 3 tháng qua. Tất nhiên, giá cổ phiếu tăng như vừa qua là do thị trường tốt hơn, kỳ vọng cao.
Cũng theo ông Long, lợi nhuận của công ty chứng khoán có thể đến từ hai nguồn chính.
Thứ nhất, từ đầu tư. Trên thực tế danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán dù đã tăng so với đầu năm, nhưng sẽ là lãi thực nếu công ty chứng khoán hiện thực hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, trên thực tế thì theo ông Long, nhiều công ty chứng khoán đã có lợi nhuận từ việc thị trường khởi sắc nhưng chưa đáng kể, bởi không phải công ty chứng khoán nào cũng chờ đến thời điểm bây giờ để hiện thực hóa lợi nhuận mà phần nhiều trong số đó đã hiện thực từ rất sớm do không chịu “nổi nhiệt”.
Thứ hai, từ môi giới mà cụ thể là phí giao dịch thu được khi thị trường trở nên sôi động và thanh khoản.
Có thể những khó khăn lớn nhất gây suy giảm kinh tế đã qua, nhưng khả quan và tốt thực sự thì chưa thấy. Giống như người bệnh, đã qua cơn thập tử nhất sinh, tình trạng sức khỏe còn xấu, vì thế cần thời gian phục hồi. Công ty chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ.
Năm 2008 là năm mà các công ty chứng khoán “ốm nặng”. Thị trường khởi sắc như thế này, nhiều công ty đã gượng dậy nhưng một số khác thì mãi mãi “nằm xuống”.
Sự lên giá này liệu có bất thường và sức khỏe của công ty chứng khoán đã thực sự ổn định và tăng trưởng như kỳ vọng của thị trường hay không?
Cùng với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của các công ty chứng khoán đang niêm yết và chưa niêm yết đều tăng rất mạnh. Trên sàn niêm yết, những mã ngành chứng khoán được dân “lướt” đặc biệt ưa thích bởi tính thanh khoản và khả năng kiếm lời nhanh.
Trên sàn OTC, cổ phiếu của những công ty chứng khoán chưa niêm yết được liên tục đặt mua với khối lượng lớn, nhất là những công ty chứng khoán rục rịch lên UPCoM hoặc niêm yết.
Đua nhau đẩy giá
Từ đầu tháng 6 đến nay, trên một số diễn đàn mua bán chứng khoán, cổ phiếu của Công ty Chứng khoán SHS được rao bán một cách đầy sôi động, mức giá được đẩy liên tục từ 20.000 đồng/cổ phiếu lên đến khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi chỉ cách đó 3 tháng cổ phiếu này được rao bán với giá thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu).
Sự sôi động của SHS dường như không đến từ việc doanh nghiệp này sắp chia cổ tức cao, bởi theo nghị quyết của Đại hội cổ đông SHS, ngày 27/6 tới, công ty này sẽ chia cổ tức còn lại của năm cho cổ đông theo tỷ lệ... 50 đồng/cổ phiếu, tương đương với 0,5% (đợt 1, SHS ứng trước là 500 đồng/cổ phiếu).
Nếu tính theo mức giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường tự do thì P/E đạt 54 lần. Còn theo định hướng kinh doanh năm 2009, các chỉ tiêu mà SHS hướng đến cũng không phải là hấp dẫn: lợi nhuận trước thuế 49,4 tỷ đồng, ROA 8,85%, ROE là 9,85%,...
Tương tự, Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng trở nên được quan tâm hơn khi thông tin công ty này sẽ lên sàn UPCoM đợt 1, ngày 24/6 tới.
Giá cổ phiếu APEC đã tăng gấp 3 lần trong những ngày tháng 6 này, dù cách đó chưa lâu, hồi đầu năm nay, nhiều lệnh rao bán APEC chỉ ở mức giá khiêm tốn 5.000 đồng/cổ phiếu, bằng một nửa so với mệnh giá 10.000 đồng.
Trên sàn niêm yết, cổ phiếu của các công ty chứng khoán như SSI, BVS, KLS, HPC, HCM cũng tăng mạnh nhất thị trường và tăng mạnh hơn cả mức tăng của thị trường. Cổ phiếu Bảo Việt tăng hơn 300% từ mức đáy, cổ phiếu SSI, KLS, HPC cũng tăng trên dưới 100%, gấp 2-3 lần mức tăng chung của VN-Index.
Trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận xét, sự tăng điểm vừa qua của thị trường chứng tỏ nhà đầu tư đang khao khát cơ hội đầu tư, rằng chúng ta đang thiếu các kênh đầu tư đủ sức hấp thụ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Các kênh vàng, ngoại tệ, tiết kiệm, bất động sản... đều đang chựng lại hoặc quá rủi ro.
Trong khi đó, việc nhiều loại cổ phiếu đã trở nên quá rẻ khi VN-Index rớt dưới 250 điểm cộng với tâm lý hơi thái quá của nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ phục hồi mạnh, đã đẩy chứng khoán tăng giá đồng loạt, bất kể doanh nghiệp tốt xấu, kết quả kinh doanh ra sao.
“Khi thị trường phục hồi và giá chứng khoán lên quá nhanh người ta thường nghĩ các công ty chứng khoán là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất, chẳng hạn doanh thu phí môi giới tăng, giá trị danh mục đầu tư (tự doanh) tăng... Suy nghĩ đó dẫn đến hành động mua cổ phiếu công ty chứng khoán”, ông Hưng cho biết.
Dưới góc độ người trong cuộc, ông Hưng chia sẻ rằng: thực tế công ty chứng khoán không thể có sự tăng trưởng lợi nhuận nào gấp 2-3 lần, tương ứng với tốc độ tăng giá của cổ phiếu trong một thời gian ngắn. Đâu đó trong vấn đề này nhà đầu tư chưa hiểu hết.
Ông Phan Thế Hùng, Phó phòng phụ trách môi giới, Công ty Chứng khoán FPT cho biết, hiện cầu cổ phiếu lĩnh vực chứng khoán gần đây không phải quá nhiều như những rao mua, bán trên thị trường tự do, ngoại trừ một số công ty chứng khoán đang có ý định lên sàn niêm yết.
Việc thị trường phục hồi đương nhiên cũng sẽ kéo theo mức lợi nhuận hợp lý cho các công ty chứng khoán. Song ông Hùng cũng cho rằng, hiện các cổ phiếu của công ty chứng khoán đang tăng theo trào lưu, và đang được các tay môi giới tìm cách “kích” giá, nhất là một số công ty chứng khoán đang chuẩn bị lên sàn.
Sức khỏe công ty chứng khoán liệu đã ổn?
Là một trong số 6 công ty chứng khoán lên sàn UPCoM đợt 1, nên cổ phiếu của Công ty Chứng khoán Tràng An cũng trở nên nóng hơn. Tuy nhiên, theo ông Lê Hồ Khôi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS), nguyên nhân quan trọng hơn khiến giá cổ phiếu TAS tăng nhanh nằm ở giá trị của doanh nghiệp.
Với hơn 14.000 tài khoản, trong đó trên 8.000 tài khoản hoạt động, tháng 5 vừa qua, TAS đã đạt 1,6 tỷ doanh thu môi giới, đưa tổng doanh thu tháng 5 hơn 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phúc Long, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VICS, cho rằng giá cổ phiếu các công ty chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết tăng mạnh cũng không phải là bất thường vì nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng nhiều vào sự phát trển của thị trường chứng khoán và giá hiện nay đang giao dịch phản ánh sự kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng trong dài hạn và đó là giá tương lai của 6 tháng và 1 năm tới.
Có những công ty chứng khoán chỉ đạt lợi nhuận 10% so với vốn điều lệ nhưng giá hiện nay đã tăng gấp 2-3 lần trong 3 tháng qua. Tất nhiên, giá cổ phiếu tăng như vừa qua là do thị trường tốt hơn, kỳ vọng cao.
Cũng theo ông Long, lợi nhuận của công ty chứng khoán có thể đến từ hai nguồn chính.
Thứ nhất, từ đầu tư. Trên thực tế danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán dù đã tăng so với đầu năm, nhưng sẽ là lãi thực nếu công ty chứng khoán hiện thực hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, trên thực tế thì theo ông Long, nhiều công ty chứng khoán đã có lợi nhuận từ việc thị trường khởi sắc nhưng chưa đáng kể, bởi không phải công ty chứng khoán nào cũng chờ đến thời điểm bây giờ để hiện thực hóa lợi nhuận mà phần nhiều trong số đó đã hiện thực từ rất sớm do không chịu “nổi nhiệt”.
Thứ hai, từ môi giới mà cụ thể là phí giao dịch thu được khi thị trường trở nên sôi động và thanh khoản.
Có thể những khó khăn lớn nhất gây suy giảm kinh tế đã qua, nhưng khả quan và tốt thực sự thì chưa thấy. Giống như người bệnh, đã qua cơn thập tử nhất sinh, tình trạng sức khỏe còn xấu, vì thế cần thời gian phục hồi. Công ty chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ.
Năm 2008 là năm mà các công ty chứng khoán “ốm nặng”. Thị trường khởi sắc như thế này, nhiều công ty đã gượng dậy nhưng một số khác thì mãi mãi “nằm xuống”.