Quảng Ninh và mục tiêu 22 nghìn doanh nghiệp
Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút được 22 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào sản xuất kinh doanh
Phát biểu tại buổi gặp mặt với cộng đồng doanh nhân Quảng Ninh nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) vào chiều 8/10 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thành - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút được 22.000 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và hoạt động trở lại là 1.600 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đã và đang hoạt động tại địa phương lên gần 12 nghìn.
Cũng trong thời gian này, tỉnh Quảng Ninh đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án với tổng mức đầu tư là 23.968,6 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án của nhà đầu tư trong nước với số vốn đầu tư là 17.686,49 tỷ đồng, 16 dự án FDI có số vốn đầu tư là 285,55 triệu USD.
Trong 9 tháng qua, tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh đạt 9,8%, cao nhất trong 5 năm gần đây, thu nộp ngân sách nhà nước tăng cao trong đó thu nội địa tăng 28%, thu hút vốn FDI tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ.
Bà Vũ Thị Kim Chi - Phó ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Quảng Ninh chia sẻ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là chủ trương lớn của tỉnh, toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh sẽ vào cuộc quyết liệt, triệt để với tinh thần luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, qua đó, để các nhà đầu tư thấy rõ về một môi trường kinh doanh bình đẳng, một địa phương đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, hiệu quả.
Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, áp dụng qui trình hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008, đơn giản hóa thủ tục hành chính…đã giảm thiểu được rất nhiều thủ tục, đến nay tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn chỉ còn 1.284 (không kể ngành dọc), thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm trung bình 40% so với qui định của Trung ương, thời gian thành lập doanh nghiệp chỉ mất tối đa là 2 ngày.
Bên cạnh đó, về nộp, hoàn thuế đã có trên 95% doanh nghiệp áp dụng khai, nộp thuế điện tử…
Ông Nguyễn Hữu Thủy - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh cho biết, những động thái của Quảng Ninh trong việc chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp không chỉ thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào đầu tư mà còn tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh phát triển cả về chất và lượng.
Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Ngọc Thạch - Phó Trưởng ban pháp chế VCCI, cho rằng, việc Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 22 nghìn doanh nghiệp hoạt động là hoàn toàn có cơ sở, bởi đây là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển đa ngành từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đến phát triển du lịch, logistis...
Những lợi thế đó sẽ là cơ hội để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp, bên cạnh đó địa phương này đang có được hình ảnh thân thiện, tin cậy trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu đề ra, Quảng Ninh cần phải xây dựng một chiến lược phát triển xuyên suốt đồng thời duy trì, phát huy hơn nữa công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố lòng tin vững chắc từ cộng đồng doanh nghiệp.
“Đây sẽ là điểm mấu chốt tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút được thêm nhiều nguồn lực trong xã hội”, ông Thạch nói.
Trước cộng đồng doanh nhân tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Thành - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra những sung lực trong phát triển, nhiều cơ hội sẽ được mở ra nhưng cũng không ít khó khăn thách thức mà cộng đồng doanh nhiệp sẽ phải nắm bắt, đối mặt…
“Nhưng các bạn hãy tin rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh luôn đồng hành, lắng nghe, chủ động chia sẻ với cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Sự phát triển của cồng đồng doanh nghiệp chính là sự phát triển của Quảng Ninh”, ông Nguyễn Văn Thành nói.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và hoạt động trở lại là 1.600 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đã và đang hoạt động tại địa phương lên gần 12 nghìn.
Cũng trong thời gian này, tỉnh Quảng Ninh đã cấp mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án với tổng mức đầu tư là 23.968,6 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án của nhà đầu tư trong nước với số vốn đầu tư là 17.686,49 tỷ đồng, 16 dự án FDI có số vốn đầu tư là 285,55 triệu USD.
Trong 9 tháng qua, tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh đạt 9,8%, cao nhất trong 5 năm gần đây, thu nộp ngân sách nhà nước tăng cao trong đó thu nội địa tăng 28%, thu hút vốn FDI tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ.
Bà Vũ Thị Kim Chi - Phó ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Quảng Ninh chia sẻ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là chủ trương lớn của tỉnh, toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh sẽ vào cuộc quyết liệt, triệt để với tinh thần luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, qua đó, để các nhà đầu tư thấy rõ về một môi trường kinh doanh bình đẳng, một địa phương đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, hiệu quả.
Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, áp dụng qui trình hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008, đơn giản hóa thủ tục hành chính…đã giảm thiểu được rất nhiều thủ tục, đến nay tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn chỉ còn 1.284 (không kể ngành dọc), thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm trung bình 40% so với qui định của Trung ương, thời gian thành lập doanh nghiệp chỉ mất tối đa là 2 ngày.
Bên cạnh đó, về nộp, hoàn thuế đã có trên 95% doanh nghiệp áp dụng khai, nộp thuế điện tử…
Ông Nguyễn Hữu Thủy - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh cho biết, những động thái của Quảng Ninh trong việc chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp không chỉ thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào đầu tư mà còn tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh phát triển cả về chất và lượng.
Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Ngọc Thạch - Phó Trưởng ban pháp chế VCCI, cho rằng, việc Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 22 nghìn doanh nghiệp hoạt động là hoàn toàn có cơ sở, bởi đây là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển đa ngành từ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đến phát triển du lịch, logistis...
Những lợi thế đó sẽ là cơ hội để doanh nghiệp có nhiều lựa chọn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp, bên cạnh đó địa phương này đang có được hình ảnh thân thiện, tin cậy trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu đề ra, Quảng Ninh cần phải xây dựng một chiến lược phát triển xuyên suốt đồng thời duy trì, phát huy hơn nữa công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố lòng tin vững chắc từ cộng đồng doanh nghiệp.
“Đây sẽ là điểm mấu chốt tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút được thêm nhiều nguồn lực trong xã hội”, ông Thạch nói.
Trước cộng đồng doanh nhân tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Thành - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra những sung lực trong phát triển, nhiều cơ hội sẽ được mở ra nhưng cũng không ít khó khăn thách thức mà cộng đồng doanh nhiệp sẽ phải nắm bắt, đối mặt…
“Nhưng các bạn hãy tin rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh luôn đồng hành, lắng nghe, chủ động chia sẻ với cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Sự phát triển của cồng đồng doanh nghiệp chính là sự phát triển của Quảng Ninh”, ông Nguyễn Văn Thành nói.