Samsung tuyên bố rót thêm 3 tỷ USD vào Việt Nam
Đây được xem là một phần trong nỗ lực của Samsung nhằm cắt giảm chi phí sản xuất
Hãng điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics hôm 10/11 cho biết sẽ đầu tư số vốn lên tới 3 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất điện thoại di động của tập đoàn này ở Việt Nam. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của Samsung nhằm cắt giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh các đối thủ Trung Quốc khiến lợi nhuận của hãng ở mảng điện thoại thông minh (smartphone) suy giảm.
Theo tờ Wall Street Journal, trong một tuyên bố, Samsung nói hãng đang hoàn tất các chi tiết của vụ đầu tư trên với nhà chức trách Việt Nam và hiện chưa có lịch trình hay quy mô đầu tư cụ thể cho thỏa thuận này. Một phát ngôn viên của Samsung xác nhận, vốn đầu tư mới này sẽ dành cho việc mở rộng dây chuyền sản xuất điện thoại di động trị giá 2 tỷ USD hiện có ở tỉnh Thái Nguyên.
Trao đổi với Wall Street Journal, một quan chức của tỉnh Thái Nguyên xác nhận, Samsung đã nộp đơn xin cấp phép đầu tư và đang chờ được thông qua lần cuối cùng.
Là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, Samsung đang cảm nhận rõ “sức nóng” của sự cạnh tranh từ các đối thủ chuyên hàng giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc. Chính các nhà sản xuất này khiến tỷ suất lợi nhuận của Samsung ở mảng di động giảm mạnh.
Theo số liệu từ hãng nghiên cứu Strategy Analytics, trong quý 2 năm nay, Samsung chiếm thị phần 25% trên thị trường smartphone toàn cầu, lớn hơn bất kỳ hãng nào. Tuy nhiên, thị phần này đã giảm đáng kể từ mức thị phần 31% đạt được trong quý 1 và là một tín hiệu cho thấy các nhà sản xuất của Trung Quốc như Xiaomi đang chiếm “miếng bánh” ngày càng lớn. Tại thị trường Trung Quốc, Xiaomi đã “soán ngôi” đầu thị phần của Samsung.
Samsung cho biết, trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận ròng của hãng đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận hoạt của Samsung ở mảng di động giảm xuống còn 7% từ mức 16%.
Phản ứng trước sự suy giảm lợi nhuận này, Samsung đã đầu tư những khoản lớn nhằm mở rộng năng lực sản xuất với niềm tin rằng, quy mô lớn sẽ giúp hãng vượt lên sự cạnh tranh của các đối thủ nhỏ con hơn. Tháng trước, Samsung tuyên bố sẽ đầu tư 14,7 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới ở Pyoengtaek, thành phố cách Seoul khoảng 1 giờ lái xe. Theo dự kiến, nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Trong những năm gần đây, Samsung tăng cường dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam với mong muốn tìm kiếm chi phí sản xuất thấp hơn. Hồi tháng 7 năm nay, hãng được tỉnh Bắc Ninh cấp phép xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD sản xuất màn hình cho smartphone và máy tính bảng.
Samsung đã vận hành một nhà máy sản xuất điện thoại trị giá 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh từ năm 2009. Năm ngoái, hãng bắt đầu xây dựng nhà máy ở Thái Nguyên và hiện đang dự định mở rộng cơ sở này như đề cập ở trên.
Tương tự như Samsung, các công ty Hàn Quốc đã và đang tìm đến với các quốc gia như Việt Nam nhằm giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh tiền lương ở Trung Quốc tăng lên. Một số chuyên gia nói rằng, xu hướng này đã được phản ánh trong kim ngạch xuất khẩu kém đi của Hàn Quốc sang Trung Quốc trong thời gian gần đây. Khi ngày càng có nhiều công ty Hàn mở nhà máy lắp ráp ở khu vực Đông Nam Á, thì linh kiện từ Hàn sẽ được xuất sang khu vực này nhiều hơn thay vì sang Trung Quốc như trước kia.
Theo tờ Wall Street Journal, trong một tuyên bố, Samsung nói hãng đang hoàn tất các chi tiết của vụ đầu tư trên với nhà chức trách Việt Nam và hiện chưa có lịch trình hay quy mô đầu tư cụ thể cho thỏa thuận này. Một phát ngôn viên của Samsung xác nhận, vốn đầu tư mới này sẽ dành cho việc mở rộng dây chuyền sản xuất điện thoại di động trị giá 2 tỷ USD hiện có ở tỉnh Thái Nguyên.
Trao đổi với Wall Street Journal, một quan chức của tỉnh Thái Nguyên xác nhận, Samsung đã nộp đơn xin cấp phép đầu tư và đang chờ được thông qua lần cuối cùng.
Là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, Samsung đang cảm nhận rõ “sức nóng” của sự cạnh tranh từ các đối thủ chuyên hàng giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc. Chính các nhà sản xuất này khiến tỷ suất lợi nhuận của Samsung ở mảng di động giảm mạnh.
Theo số liệu từ hãng nghiên cứu Strategy Analytics, trong quý 2 năm nay, Samsung chiếm thị phần 25% trên thị trường smartphone toàn cầu, lớn hơn bất kỳ hãng nào. Tuy nhiên, thị phần này đã giảm đáng kể từ mức thị phần 31% đạt được trong quý 1 và là một tín hiệu cho thấy các nhà sản xuất của Trung Quốc như Xiaomi đang chiếm “miếng bánh” ngày càng lớn. Tại thị trường Trung Quốc, Xiaomi đã “soán ngôi” đầu thị phần của Samsung.
Samsung cho biết, trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận ròng của hãng đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận hoạt của Samsung ở mảng di động giảm xuống còn 7% từ mức 16%.
Phản ứng trước sự suy giảm lợi nhuận này, Samsung đã đầu tư những khoản lớn nhằm mở rộng năng lực sản xuất với niềm tin rằng, quy mô lớn sẽ giúp hãng vượt lên sự cạnh tranh của các đối thủ nhỏ con hơn. Tháng trước, Samsung tuyên bố sẽ đầu tư 14,7 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới ở Pyoengtaek, thành phố cách Seoul khoảng 1 giờ lái xe. Theo dự kiến, nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.
Trong những năm gần đây, Samsung tăng cường dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam với mong muốn tìm kiếm chi phí sản xuất thấp hơn. Hồi tháng 7 năm nay, hãng được tỉnh Bắc Ninh cấp phép xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD sản xuất màn hình cho smartphone và máy tính bảng.
Samsung đã vận hành một nhà máy sản xuất điện thoại trị giá 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh từ năm 2009. Năm ngoái, hãng bắt đầu xây dựng nhà máy ở Thái Nguyên và hiện đang dự định mở rộng cơ sở này như đề cập ở trên.
Tương tự như Samsung, các công ty Hàn Quốc đã và đang tìm đến với các quốc gia như Việt Nam nhằm giảm chi phí sản xuất trong bối cảnh tiền lương ở Trung Quốc tăng lên. Một số chuyên gia nói rằng, xu hướng này đã được phản ánh trong kim ngạch xuất khẩu kém đi của Hàn Quốc sang Trung Quốc trong thời gian gần đây. Khi ngày càng có nhiều công ty Hàn mở nhà máy lắp ráp ở khu vực Đông Nam Á, thì linh kiện từ Hàn sẽ được xuất sang khu vực này nhiều hơn thay vì sang Trung Quốc như trước kia.