Sân golf trong sân bay: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói gì?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chuyển sân golf sang đầu tư có điều kiện, bỏ quy hoạch sân golf
Phải điều chỉnh bằng luật pháp, chứ không phải điều chỉnh bằng chính sách hành chính - thu lại được, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 12/6.
Với nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay, quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
Như các bạn đã biết, nhu cầu (sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất) thì quá lớn. Sân bay Long Thành thì chưa thể làm trong ngày một, ngày hai. Bây giờ, việc mở rộng (sân bay Tân Sơn Nhất) là cần thiết và cấp bách rồi. Còn phương án mở rộng thế nào do Bộ Giao thông Vận tải, như mở về bên nào, cần lấy đất ở đâu, cần làm những gì... thì Bộ phải quyết định đầu tiên. Khi cần thiết phải lấy diện tích đất kia (diện tích đã cho mượn làm sân golf) thì phải bàn với chủ đầu tư và Bộ Quốc phòng.
Theo ông, quyết định của Bộ Giao thông Vận tải có cần thiết phải tham khảo ý kiến của Tp.HCM, như trưng cầu ý kiến người dân hay không?
Đấy cũng là việc Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm. Bộ phải chịu trách nhiệm về phương án mở rộng và trình Chính phủ quyết định, dựa trên đánh giá hiệu quả, dựa trên ngân sách... Còn nếu cần đến thì vẫn phải làm thôi.
Ông đánh giá thế nào về quy hoạch sân golf hiện nay?
Sắp tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ gương mẫu bỏ luôn quy hoạch đó đi.
Đó là một loại quy hoạch sản phẩm, không cần thiết. Hiện, Bộ đang trình Luật Quy hoạch theo hướng đó để các địa phương quyết định và chuyển thành đầu tư có điều kiện - tức là nếu không sử dụng đất lúa, không sử đụng đất quốc phòng an ninh, không sử dụng đất bảo tồn văn hóa... - thì được quyền đầu tư.
Đó là một loại quy hoạch sản phẩm, không cần thiết. Hiện, Bộ đang trình Luật Quy hoạch theo hướng đó để các địa phương quyết định và chuyển thành đầu tư có điều kiện - tức là nếu không sử dụng đất lúa, không sử đụng đất quốc phòng an ninh, không sử dụng đất bảo tồn văn hóa... - thì được quyền đầu tư.
Còn có 5 hay 10 sân golf là do địa phương và nhà đầu tư quyết định. Nhà đầu tư quyết định dựa trên hiệu quả, còn làm hay không do địa phương, chứ Nhà nước không nên can thiệp là tôi cho anh 3 sân hay 5 sân. Cái đó hãy để thị trường đánh giá.
Nếu nhà đầu tư thấy hiệu quả, mà đất cát, đất sình lầy, đất không khai thác... thì tại sao mình lại hạn chế, cho hay không cho? Nên sắp tới, tôi đã chỉ đạo rồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chuyển sân golf sang đầu tư có điều kiện, ta kiểm soát bằng điều kiện, bỏ luôn quy hoạch đó đi.
Nếu nhà đầu tư thấy hiệu quả, mà đất cát, đất sình lầy, đất không khai thác... thì tại sao mình lại hạn chế, cho hay không cho? Nên sắp tới, tôi đã chỉ đạo rồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chuyển sân golf sang đầu tư có điều kiện, ta kiểm soát bằng điều kiện, bỏ luôn quy hoạch đó đi.
Nhưng một số ý kiến lo lắng họ báo cáo đầu tư sân golf, nhưng khi làm lại sinh ra biệt thự, nhà hàng, không đúng với chức năng?
Lúc đó sẽ có các văn bản quy định cụ thể, làm sân golf thì chỉ làm sân golf, còn anh đã làm sai sẽ có quy định riêng để xử lý.
Ông có lo lắng về việc bỏ quy hoạch thì tỉnh nào cũng mọc lên sân golf?
Việc đó cũng không có vấn đề gì, nếu có nhu cầu. Nhà đầu tư phải tính toán và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của người ta, mình không nên lo thay việc đó.
Trong Luật Quy hoạch cũng đang làm rồi, chuyển sang kiểm soát bằng điều kiện. Nhà nước chỉ kiểm soát nếu anh lấy đất lúa, đất quốc phòng - an ninh, đất bảo tồn văn hóa... Thứ hai là khống chế diện tích cụ thể của mỗi sân, để tránh chuyện các địa phương hiện nay cấp diện tích lớn hơn nhu cầu thực tế. Cái đó thì phải kiểm soát. Ví dụ một sân golf 18 lỗ trung bình chỉ 70 ha, thì cấp khoảng 100 ha để làm cả dịch vụ, nhưng nếu không kiểm soát thì người ta xin hẳn 200 - 300 ha để làm việc khác, rất phức tạp.
Trong Luật Quy hoạch cũng đang làm rồi, chuyển sang kiểm soát bằng điều kiện. Nhà nước chỉ kiểm soát nếu anh lấy đất lúa, đất quốc phòng - an ninh, đất bảo tồn văn hóa... Thứ hai là khống chế diện tích cụ thể của mỗi sân, để tránh chuyện các địa phương hiện nay cấp diện tích lớn hơn nhu cầu thực tế. Cái đó thì phải kiểm soát. Ví dụ một sân golf 18 lỗ trung bình chỉ 70 ha, thì cấp khoảng 100 ha để làm cả dịch vụ, nhưng nếu không kiểm soát thì người ta xin hẳn 200 - 300 ha để làm việc khác, rất phức tạp.
Thực tế đã có có chuyện đó xảy ra chưa, thưa Bộ trưởng?
Nhiều chứ.
Vậy với những sân golf hiện nay tồn tại mà không đáp ứng được điều kiện thì sắp tới sẽ xử lý ra sao?
Cái đó mình không hồi tố được. Luật pháp của mình là không hồi tố. Đấy là nguyên tắc của làm luật.
Mình đã có những sân golf 200 ha rồi thì mình phải điều chỉnh bằng cái khác, không thể bảo bây giờ cho 100 ha, đòi lại diện tích kia. Phải điều chỉnh bằng luật pháp, chứ không phải điều chỉnh bằng chính sách hành chính - thu lại được.
Mình đã có những sân golf 200 ha rồi thì mình phải điều chỉnh bằng cái khác, không thể bảo bây giờ cho 100 ha, đòi lại diện tích kia. Phải điều chỉnh bằng luật pháp, chứ không phải điều chỉnh bằng chính sách hành chính - thu lại được.