Sao Đỏ 2014 và chuyện doanh nhân bình chọn nhau
“Doanh nghiệp nào bị rút ống ô-xy mà vẫn sống là giỏi rồi, còn có lãi là vĩ đại lắm”
Cuộc họp của Hội đồng chung tuyển giải thưởng Sao Đỏ - 100 doanh
nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2014, kết thúc vào lúc hơn 19 giờ ngày 11/8,
trong nhiều tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Là bởi, nhiều người trong hội đồng này đã từng chứng kiến vòng chung tuyển Sao Vàng Đất Việt năm 2013 kéo dài qua 22 giờ đêm, với nhiều tranh luận nảy lửa và các cung bậc cảm xúc khó tả.
Kế thừa “truyền thống” của các giải thưởng được trao bởi Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, chung kết Sao Đỏ lần này vẫn là không khí tranh luận không nể nang, vẫn nhiều tiếc nuối và cả… thở dài.
Từ 110 ứng viên đã vượt qua vòng sơ thẩm và vượt qua vòng thẩm định thực tế để lựa chọn 100 người cho giải thưởng doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu và 10 doanh nhân xuất sắc nhất cho giải thưởng Sao Đỏ 2014, xem ra có vẻ không phải là công việc quá phức tạp của một hội đồng có đến 61 thành viên, bao gồm cả các vị chuyên gia ở nhiều lĩnh vực.
Nhất là việc thẩm định thực tế đã được tiến hành với tất cả các hồ sơ cần thiết theo quy định. Các đoàn thẩm định luôn luôn có kiểm toán độc lập cùng đi, và tuân thủ nguyên tắc không nhận “phong bì” của bất cứ doanh nghiệp nào.
Nhưng vẫn khó là bởi, nói như Chủ tịch Hội đồng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh, Sao Đỏ là giải thưởng trao cho cá nhân, gồm cả những người đang dẫn dắt cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mà mỗi doanh nghiệp đều có phức tạp riêng, nếu chỉ so ngang các tiêu chí về vốn doanh thu, lợi nhuận… thì sẽ rất khó chính xác.
Mặc dù vậy, ông Vinh vẫn nhắn nhủ rằng, “không nên tặc lưỡi đưa vào giải những người không tương xứng, để ai đã vào Sao Đỏ thì đều có quyền tự hào về những nỗ lực của mình”.
Máy tính và máy in của bộ phận thư ký hoạt động liên tục để bổ sung thông tin. Hỏi - đáp kiểm tra chéo về các ứng viên, người lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ, người khác phản biện không nể nang.
Có chuyên gia độc lập kiên trì quan điểm không nên trao giải cho các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc trên tổng tài sản quá thấp.
"2013 vẫn còn suy thoái. Doanh nghiệp nào bị rút ống ô-xy mà vẫn sống là giỏi rồi, còn có lãi là vĩ đại lắm. Doanh nghiệp hoạt động minh bạch và có lãi là quá tuyệt", một vị doanh nhân phản biện.
Băn khoăn khi các con số dùng làm tài liệu cho cuộc bình chọn đều của năm 2013, một vị doanh nhân đồng thời là thành viên Hội đồng cho rằng khi đánh giá doanh nhân thì nên... quay phim, chứ đừng chụp ảnh. Tức là cần nhìn nhận cả quá trình, chứ không chỉ căn cứ vào một thời điểm nhất định.
Tranh luận mãi, rồi biểu quyết từng trường hợp, biểu quyết xong vẫn tiếp tục có ý kiến. Rằng có thể doanh nghiệp này lãi không cao nhưng tăng trưởng doanh thu tốt, hoạt động từ thiện rất tích cực, CEO lại năng nổ hoạt động…
"Mình không nên dễ dãi quá. Các doanh nhân đang ở câu lạc bộ Sao Đỏ là Trần Bá Dương, Trương Gia Bình… Trao giải không cẩn trọng thì các doanh nhân khác và mấy ông sở thuế họ cười cho", Chủ tịch Vinh lại nhắc.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Mai Hữu Tín, trong vai Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng, khá vất vả cân đối nhiều ý kiến khác nhau. Khá kiệm lời, song ở vai trò đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Hội, ông Tín có lẽ rất hiểu hàm lượng vất vả trong từng con số, mà theo nhiều phân tích là còn khá khiêm tốn.
Nhưng tầm cỡ của các doanh nghiệp mà CEO đã từng được trao giải Sao Đỏ các năm trước đây cũng là “áp lực” rất lớn, không chỉ với Chủ tịch Mai Hữu Tín.
Cuối cùng, dù tỷ lệ đồng thuận có khác nhau, danh sách 100 doanh nhân tiêu biểu cũng được chốt.
Lại tiếp tục chất vấn, tranh luận để chọn ứng viên Sao Đỏ. Nằm ngoài danh sách dự kiến ban đầu để bỏ phiếu kín chọn ra 10 ứng viên xuất sắc nhất, song cái tên Trịnh Tiến Dũng lại gây ấn tượng rất mạnh với Hội đồng khi có đến hai ý kiến tiến cử vị này.
Trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng, từ một công nhân, CEO Trịnh Tiến Dũng được chính vị trưởng đoàn thẩm định dành cho hai chữ ngưỡng mộ, về tầm nhìn chiến lược trong phát triển doanh nghiệp.
Được bổ sung vào danh sách để bỏ phiếu vào phút chót, ông Trịnh Tiến Dũng nhận được 26 thuận trong tổng số 35 phiếu, chính thức trở thành “Doanh nhân Sao Đỏ”.
Chủ tịch Mai Hữu Tín nói rằng ông rất xúc động trước kết quả "quá đẹp" này. Bởi không chỉ là các tính toán đơn thuần từ các con số quyết định người được trao giải, mà chính sự chân thành, công bằng trong đánh giá đã vinh danh nỗ lực vượt bậc của các vị được trao giải.
Là bởi, nhiều người trong hội đồng này đã từng chứng kiến vòng chung tuyển Sao Vàng Đất Việt năm 2013 kéo dài qua 22 giờ đêm, với nhiều tranh luận nảy lửa và các cung bậc cảm xúc khó tả.
Kế thừa “truyền thống” của các giải thưởng được trao bởi Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, chung kết Sao Đỏ lần này vẫn là không khí tranh luận không nể nang, vẫn nhiều tiếc nuối và cả… thở dài.
Từ 110 ứng viên đã vượt qua vòng sơ thẩm và vượt qua vòng thẩm định thực tế để lựa chọn 100 người cho giải thưởng doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu và 10 doanh nhân xuất sắc nhất cho giải thưởng Sao Đỏ 2014, xem ra có vẻ không phải là công việc quá phức tạp của một hội đồng có đến 61 thành viên, bao gồm cả các vị chuyên gia ở nhiều lĩnh vực.
Nhất là việc thẩm định thực tế đã được tiến hành với tất cả các hồ sơ cần thiết theo quy định. Các đoàn thẩm định luôn luôn có kiểm toán độc lập cùng đi, và tuân thủ nguyên tắc không nhận “phong bì” của bất cứ doanh nghiệp nào.
Nhưng vẫn khó là bởi, nói như Chủ tịch Hội đồng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh, Sao Đỏ là giải thưởng trao cho cá nhân, gồm cả những người đang dẫn dắt cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Mà mỗi doanh nghiệp đều có phức tạp riêng, nếu chỉ so ngang các tiêu chí về vốn doanh thu, lợi nhuận… thì sẽ rất khó chính xác.
Mặc dù vậy, ông Vinh vẫn nhắn nhủ rằng, “không nên tặc lưỡi đưa vào giải những người không tương xứng, để ai đã vào Sao Đỏ thì đều có quyền tự hào về những nỗ lực của mình”.
Máy tính và máy in của bộ phận thư ký hoạt động liên tục để bổ sung thông tin. Hỏi - đáp kiểm tra chéo về các ứng viên, người lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ, người khác phản biện không nể nang.
Có chuyên gia độc lập kiên trì quan điểm không nên trao giải cho các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc trên tổng tài sản quá thấp.
"2013 vẫn còn suy thoái. Doanh nghiệp nào bị rút ống ô-xy mà vẫn sống là giỏi rồi, còn có lãi là vĩ đại lắm. Doanh nghiệp hoạt động minh bạch và có lãi là quá tuyệt", một vị doanh nhân phản biện.
Băn khoăn khi các con số dùng làm tài liệu cho cuộc bình chọn đều của năm 2013, một vị doanh nhân đồng thời là thành viên Hội đồng cho rằng khi đánh giá doanh nhân thì nên... quay phim, chứ đừng chụp ảnh. Tức là cần nhìn nhận cả quá trình, chứ không chỉ căn cứ vào một thời điểm nhất định.
Tranh luận mãi, rồi biểu quyết từng trường hợp, biểu quyết xong vẫn tiếp tục có ý kiến. Rằng có thể doanh nghiệp này lãi không cao nhưng tăng trưởng doanh thu tốt, hoạt động từ thiện rất tích cực, CEO lại năng nổ hoạt động…
"Mình không nên dễ dãi quá. Các doanh nhân đang ở câu lạc bộ Sao Đỏ là Trần Bá Dương, Trương Gia Bình… Trao giải không cẩn trọng thì các doanh nhân khác và mấy ông sở thuế họ cười cho", Chủ tịch Vinh lại nhắc.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Mai Hữu Tín, trong vai Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng, khá vất vả cân đối nhiều ý kiến khác nhau. Khá kiệm lời, song ở vai trò đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Hội, ông Tín có lẽ rất hiểu hàm lượng vất vả trong từng con số, mà theo nhiều phân tích là còn khá khiêm tốn.
Nhưng tầm cỡ của các doanh nghiệp mà CEO đã từng được trao giải Sao Đỏ các năm trước đây cũng là “áp lực” rất lớn, không chỉ với Chủ tịch Mai Hữu Tín.
Cuối cùng, dù tỷ lệ đồng thuận có khác nhau, danh sách 100 doanh nhân tiêu biểu cũng được chốt.
Lại tiếp tục chất vấn, tranh luận để chọn ứng viên Sao Đỏ. Nằm ngoài danh sách dự kiến ban đầu để bỏ phiếu kín chọn ra 10 ứng viên xuất sắc nhất, song cái tên Trịnh Tiến Dũng lại gây ấn tượng rất mạnh với Hội đồng khi có đến hai ý kiến tiến cử vị này.
Trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng, từ một công nhân, CEO Trịnh Tiến Dũng được chính vị trưởng đoàn thẩm định dành cho hai chữ ngưỡng mộ, về tầm nhìn chiến lược trong phát triển doanh nghiệp.
Được bổ sung vào danh sách để bỏ phiếu vào phút chót, ông Trịnh Tiến Dũng nhận được 26 thuận trong tổng số 35 phiếu, chính thức trở thành “Doanh nhân Sao Đỏ”.
Chủ tịch Mai Hữu Tín nói rằng ông rất xúc động trước kết quả "quá đẹp" này. Bởi không chỉ là các tính toán đơn thuần từ các con số quyết định người được trao giải, mà chính sự chân thành, công bằng trong đánh giá đã vinh danh nỗ lực vượt bậc của các vị được trao giải.