Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về liên kết vùng
Hội thảo “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam” sẽ diễn ra ngày 3/4 tại Hà Nội
Ngày 3/4 tới, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung, phối hợp cùng Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đồng chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam” tại Khách sạn Sheraton, Hà Nội.
Ban tổ chức cho biết, đây là diễn đàn để có thể tạo ra không gian đối thoại, trao đổi từ những nội dung khoa học, chủ trương, cơ chế, chính sách và thực tiễn giữa lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.
Hội thảo với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp lớn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển vùng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực thi vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế như các vùng chưa thật sự phát huy tiềm năng, thế mạnh mang tính đặc thù của vùng; trình độ phát triển giữa các vùng còn có sự chênh lệch khá lớn.
Bên cạnh đó, liên kết nội vùng và liên vùng còn hạn chế, kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng chưa thật sự đồng bộ, chưa hình thành được không gian kinh tế vùng, còn bị chia cắt theo địa giới hành chính.
Nguyên nhân chủ yếu của các bất cập, hạn chế là: thứ nhất là thiếu thể chế, thiếu cơ chế quản lý điều phối kinh tế vùng đủ mạnh.
Thứ hai, thiếu các chính sách đặc trưng cho từng vùng, để hình thành kinh tế vùng.
Thứ ba, việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng hiện chưa thật sự là công cụ hữu hiệu trong định hướng phát triển vùng, đặc biệt là thực hiện vai trò ràng buộc liên kết nội vùng.
Thứ tư, vấn đề phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương còn hạn chế cả về sự phân cấp và cơ chế minh bạch giám sát thực thi.
Thứ năm, thiếu các chính sách thúc đẩy liên kết vùng giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp trong các ngành hàng
Thứ sáu, không có hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội có giám sát, đánh giá theo chiến lược phát triển vùng, thể mạnh của các địa phương trong vùng.
Ban tổ chức cho biết, đây là diễn đàn để có thể tạo ra không gian đối thoại, trao đổi từ những nội dung khoa học, chủ trương, cơ chế, chính sách và thực tiễn giữa lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.
Hội thảo với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp lớn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển vùng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực thi vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế như các vùng chưa thật sự phát huy tiềm năng, thế mạnh mang tính đặc thù của vùng; trình độ phát triển giữa các vùng còn có sự chênh lệch khá lớn.
Bên cạnh đó, liên kết nội vùng và liên vùng còn hạn chế, kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng chưa thật sự đồng bộ, chưa hình thành được không gian kinh tế vùng, còn bị chia cắt theo địa giới hành chính.
Nguyên nhân chủ yếu của các bất cập, hạn chế là: thứ nhất là thiếu thể chế, thiếu cơ chế quản lý điều phối kinh tế vùng đủ mạnh.
Thứ hai, thiếu các chính sách đặc trưng cho từng vùng, để hình thành kinh tế vùng.
Thứ ba, việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng hiện chưa thật sự là công cụ hữu hiệu trong định hướng phát triển vùng, đặc biệt là thực hiện vai trò ràng buộc liên kết nội vùng.
Thứ tư, vấn đề phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương còn hạn chế cả về sự phân cấp và cơ chế minh bạch giám sát thực thi.
Thứ năm, thiếu các chính sách thúc đẩy liên kết vùng giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp trong các ngành hàng
Thứ sáu, không có hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội có giám sát, đánh giá theo chiến lược phát triển vùng, thể mạnh của các địa phương trong vùng.