SCIC được chọn thời điểm thoái hết vốn khỏi Vinamilk, FPT
Chính phủ vừa cho phép SCIC được chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng quyết định việc thoái hết vốn tại Vinamilk, FPT
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa ký văn bản 1787/TTg-ĐMDN cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.
Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)...
Danh sách 10 công ty SCIC được chọn thời điểm để thoái vốn.
Với tính toán ở bảng trên, có thể thấy tổng vốn hóa thị trường phần vốn nhà nước tại 8 doanh nghiệp niêm yết này đã lên tới trên 62.000 tỷ đồng, trong đó riêng vốn hóa thuộc nhà nước tại Vinamilk đã trên 55.000 tỷ đồng (trên 2,4 tỷ USD).
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cho phép SCIC tiếp tục nắm giữ vốn đầu tư dài hạn đối với 9 công ty, gồm: Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), Công ty TNHH Một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang, Công ty Cổ phần Cảng Vũng Áng Việt Lào, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt-SCIC, Tập đoàn Bảo Việt, Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền, Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco.
Quyết định trên được đưa ra sau khi SCIC đã liên tiếp trình Chính phủ 3 công văn kiến nghị trong các tháng 7, 8 và 9 về nắm giữ, đầu tư dài hạn cổ phần đối với 19 doanh nghiệp tại đề án chiến lược của SCIC.
6 tháng đầu năm nay, doanh thu của SCIC đạt 4.936 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2014 và lợi nhuận sau thuế đạt 3.585 tỷ đồng.
Năm 2014, SCIC báo lãi 5.200 tỷ đồng, và tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của tổng công ty này đạt khoảng 69.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 31.000 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, Vinamilk đang xếp đầu bảng về cơ cấu tài sản, nguồn thu cổ tức của SCIC. Hơn nữa, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tạo ra lợi nhuận trên sàn chứng khoán với mức lãi hơn 7.600 tỷ đồng năm 2014 và 4.500 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2015.
Được xem là cổ phiếu hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam, Vinamilk cũng liên tục chia cổ tức với tỷ lệ cao, bên cạnh đó, mỗi khi công ty này phát hành thêm cổ phiếu thì sau đó thị giá cổ phiếu lại tăng.
Việc Chính phủ chấp thuận chủ trương cho SCIC thoái vốn Nhà nước khỏi Vinamilk là một tín hiệu đáng mừng với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh cổ phiếu VNM liên tục cạn room.
Tuy nhiên, trên phương diện kinh doanh, với một doanh nghiệp đang có tỷ lệ sinh tốt, thì với quyền “chọn thời gian thích hợp” trong tay, khả năng SCIC sớm thoái vốn khỏi Vinamilk vẫn là một dấu hỏi.
Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)...
Danh sách 10 công ty SCIC được chọn thời điểm để thoái vốn.
Với tính toán ở bảng trên, có thể thấy tổng vốn hóa thị trường phần vốn nhà nước tại 8 doanh nghiệp niêm yết này đã lên tới trên 62.000 tỷ đồng, trong đó riêng vốn hóa thuộc nhà nước tại Vinamilk đã trên 55.000 tỷ đồng (trên 2,4 tỷ USD).
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cho phép SCIC tiếp tục nắm giữ vốn đầu tư dài hạn đối với 9 công ty, gồm: Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), Công ty TNHH Một thành viên Khai thác và Chế biến đá An Giang, Công ty Cổ phần Cảng Vũng Áng Việt Lào, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt-SCIC, Tập đoàn Bảo Việt, Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền, Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco.
Quyết định trên được đưa ra sau khi SCIC đã liên tiếp trình Chính phủ 3 công văn kiến nghị trong các tháng 7, 8 và 9 về nắm giữ, đầu tư dài hạn cổ phần đối với 19 doanh nghiệp tại đề án chiến lược của SCIC.
6 tháng đầu năm nay, doanh thu của SCIC đạt 4.936 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2014 và lợi nhuận sau thuế đạt 3.585 tỷ đồng.
Năm 2014, SCIC báo lãi 5.200 tỷ đồng, và tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của tổng công ty này đạt khoảng 69.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 31.000 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, Vinamilk đang xếp đầu bảng về cơ cấu tài sản, nguồn thu cổ tức của SCIC. Hơn nữa, Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tạo ra lợi nhuận trên sàn chứng khoán với mức lãi hơn 7.600 tỷ đồng năm 2014 và 4.500 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2015.
Được xem là cổ phiếu hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam, Vinamilk cũng liên tục chia cổ tức với tỷ lệ cao, bên cạnh đó, mỗi khi công ty này phát hành thêm cổ phiếu thì sau đó thị giá cổ phiếu lại tăng.
Việc Chính phủ chấp thuận chủ trương cho SCIC thoái vốn Nhà nước khỏi Vinamilk là một tín hiệu đáng mừng với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh cổ phiếu VNM liên tục cạn room.
Tuy nhiên, trên phương diện kinh doanh, với một doanh nghiệp đang có tỷ lệ sinh tốt, thì với quyền “chọn thời gian thích hợp” trong tay, khả năng SCIC sớm thoái vốn khỏi Vinamilk vẫn là một dấu hỏi.