17:24 21/02/2017

SCIC mới nhận chưa tới 1% tổng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Nguyên Vũ

Vẫn còn tới 173 doanh nghiệp thuộc 5 bộ, ngành và 27 địa phương chưa thực hiện chuyển giao

Tại cuộc họp, đại diện SCIC cho biết, lũy kế đến nay, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn Nhà nước đạt hơn 9.900 tỷ đồng (theo giá thị trường là 15.000 tỷ đồng), mới chỉ bằng khoảng gần 1% tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.<br>
Tại cuộc họp, đại diện SCIC cho biết, lũy kế đến nay, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn Nhà nước đạt hơn 9.900 tỷ đồng (theo giá thị trường là 15.000 tỷ đồng), mới chỉ bằng khoảng gần 1% tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.<br>
Một số bộ, ngành và địa phương chưa tích cực thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), thậm chí trì hoãn việc chuyển giao doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển giao.

Thực tế này được nêu tại một hội thảo về thực trạng và giải pháp chuyển giao doanh nghiệp về SCIC, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 21/2 tại Hà Nội.

Tại cuộc họp, đại diện SCIC cho biết, lũy kế đến nay, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn Nhà nước đạt hơn 9.900 tỷ đồng (theo giá thị trường là 15.000 tỷ đồng), mới chỉ bằng khoảng gần 1% tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Phó viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu cho biết, theo rà soát sơ bộ, căn cứ vào các tiêu chí doanh nghiệp cần chuyển giao, vẫn còn tới 173 doanh nghiệp thuộc 5 bộ, ngành và 27 địa phương chưa thực hiện chuyển giao.

Trong đó các bộ còn 32 doanh nghiệp, dẫn đầu là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch còn 10 doanh nghiệp, Bộ Công Thương còn 8, Bộ Giao thông Vận tải còn 5...

Tổng vốn điều lệ của các doanh nghiệp nêu trên là 82 nghìn tỷ đồng (vốn Nhà nước khoảng 70 ngàn tỷ đồng), trong đó công ty TNHH một thành viên chiếm 74% về vốn, 68% về số lượng doanh nghiệp, còn lại là công ty cổ phần.

Kết quả hạn chế này có nguyên nhân từ sự trì hoãn như đã nói trên,  trong khi đó, quy phạm pháp luật về chế tài xử lý trách nhiệm lại không rõ, ông Hiếu nói.

Nguyên nhân tiếp theo là sự phối hợp, thống nhất danh mục doanh nghiệp chuyển giao chưa đạt kết quả như mong muốn do một số bộ ngành địa phương muốn giữ lại doanh nghiệp để quản lý (nhất là đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc để tiến hành bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá).

Ngược lại, có ý kiến phản ánh SCIC không muốn tiếp nhận các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi, CIEM cho biết.

Về quy định pháp luật, CIEM nêu rõ còn có ý kiến khác nhau về loại doanh nghiệp không thuộc đối tượng chuyển về SCIC. Nhiều địa phương có quan điểm không chuyển về SCIC các doanh nghiệp “phục vụ cho sự phát triển của địa phương”, bất kể là doanh nghiệp công ích hay doanh nghiệp kinh doanh.

Tương tự, quy định về việc phân biệt doanh nghiệp độc lập và doanh nghiệp là công ty mẹ của tổng công ty, nhóm công ty mẹ công ty con để làm căn cứ xác định đối tượng doanh nghiệp chuyển giao về SCIC ngày càng tỏ ra không phù hợp với bối cảnh đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.

Một số địa phương thành lập tổng công ty, nhóm công ty mẹ - công ty con để quản lý doanh nghiệp nhằm tránh phải chuyển về SCIC.

Để cải thiện tình hình, nhóm nghiên cứu của CIEM kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước về SCIC theo tiêu chí mới về phân loại doanh nghiệp Nhà nước, không cần thiết phải xác định đối tượng chuyển giao là doanh nghệp độc lập hay nhóm công ty, tổng công ty…

Với doanh nghiệp đã xác định là đối tượng chuyển giao về SCIC thì đề nghị áp dụng cơ chế bàn giao nguyên trạng (không chờ phê duyệt quyết toán vốn lần thứ hai). Sau khi tiếp nhận, SCIC sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quyết định cổ phần hóa thẩm tra báo cáo tài chính, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.