Sẽ có đề án tổng thể về chính sách an sinh xã hội
Chính sách an sinh xã hội sẽ ổn định hơn khi có đề án với tầm nhìn dài hạn và không mang tính tình thế
Ủy ban đã đề xuất và Chính phủ sẽ chuẩn bị đề án tổng thể về chính sách an sinh xã hội từ năm 2010 - 2020.
Thông tin này được Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai, trao đổi với báo chí sáng 22/5.
Theo bà Trương Thị Mai, đây là một trong những nội dung được Ủy ban quan tâm nhất trong năm nay. Bởi, hiện nay còn thiếu một tầm nhìn dài hạn về an sinh xã hội nên cứ “khó chỗ nào bổ vô chỗ đó”. Vì vậy rất cần phải xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội từ 2010 đến năm 2002.
"Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng sẽ sẽ tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm đóng góp ý kiến vào đề án để trình ra Quốc hội quyết định", bà Mai nói.
Tại kỳ họp này, an sinh xã hội là vấn đề được nhiều đại biểu nhấn mạnh khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Chính phủ, trong 4 tháng đầu năm, tổng chi ngân sách Nhà nước cho các chính sách an sinh xã hội khoảng 16,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng doanh số cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách xã hội trong quý 1 năm 2009, đạt trên 6,7 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so cùng kỳ năm trước.
Nhiều chính sách mới hỗ trợ người nghèo, đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn triển khai quỹ bảo hiểm thất nghiệp...cũng đã được Chính phủ ban hành. Tuy vậy, Chính phủ cũng nhìn nhận các chế độ, chính sách an sinh xã hội triển khai chậm, lúng túng và còn có hiện tượng tiêu cực.
Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế và từng bước hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội đã được Chính phủ xác định trong nội dung trọng tâm chỉ đạo điều hành tới đây.
Các giải pháp của Chính phủ, theo đánh giá của Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã có tác dụng nhất định. Liên quan đến các giải pháp để giải quyết việc làm - một vấn đề mà Ủy ban đặc biệt quan tâm - bà Mai cho rằng vấn đề đào tạo nghề là đặc biệt quan trọng. Vì tương lai của người lao động Việt Nam chính là tay nghề của họ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Điều khiến vị đại biểu này băn khoăn là Chính phủ đã đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 1,7 triệu lao động. Nhưng đến nay ngành lao động cũng chưa đưa ra dự báo nào với tăng trưởng như vậy, chỉ tiêu việc làm sẽ đạt được bao nhiêu.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát về vấn đề này và đánh giá thêm về các giải pháp bước đầu của Chính phủ", bà Mai cho biết.
Nhận định rằng nếu có giải pháp tích cực thì năm nay tình trạng mất việc cũng không quá trầm trọng như dự báo mà ngành lao động đã dự báo, chủ nhiệm Mai nhấn mạnh vấn đề chia sẻ thông tin. Bởi hiện nay có những nơi xảy ra tình trạng mất việc làm, nhưng cũng có nơi tìm không ra lao động.
"Đi vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, tôi vẫn nhìn thấy doanh nghiệp treo bảng tuyển lao động, trong khi người lao động vẫn quay trở về nông thôn", bà nói.
Thông tin này được Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai, trao đổi với báo chí sáng 22/5.
Theo bà Trương Thị Mai, đây là một trong những nội dung được Ủy ban quan tâm nhất trong năm nay. Bởi, hiện nay còn thiếu một tầm nhìn dài hạn về an sinh xã hội nên cứ “khó chỗ nào bổ vô chỗ đó”. Vì vậy rất cần phải xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội từ 2010 đến năm 2002.
"Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng sẽ sẽ tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm đóng góp ý kiến vào đề án để trình ra Quốc hội quyết định", bà Mai nói.
Tại kỳ họp này, an sinh xã hội là vấn đề được nhiều đại biểu nhấn mạnh khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Chính phủ, trong 4 tháng đầu năm, tổng chi ngân sách Nhà nước cho các chính sách an sinh xã hội khoảng 16,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng doanh số cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách xã hội trong quý 1 năm 2009, đạt trên 6,7 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so cùng kỳ năm trước.
Nhiều chính sách mới hỗ trợ người nghèo, đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn triển khai quỹ bảo hiểm thất nghiệp...cũng đã được Chính phủ ban hành. Tuy vậy, Chính phủ cũng nhìn nhận các chế độ, chính sách an sinh xã hội triển khai chậm, lúng túng và còn có hiện tượng tiêu cực.
Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế và từng bước hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội đã được Chính phủ xác định trong nội dung trọng tâm chỉ đạo điều hành tới đây.
Các giải pháp của Chính phủ, theo đánh giá của Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã có tác dụng nhất định. Liên quan đến các giải pháp để giải quyết việc làm - một vấn đề mà Ủy ban đặc biệt quan tâm - bà Mai cho rằng vấn đề đào tạo nghề là đặc biệt quan trọng. Vì tương lai của người lao động Việt Nam chính là tay nghề của họ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Điều khiến vị đại biểu này băn khoăn là Chính phủ đã đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 1,7 triệu lao động. Nhưng đến nay ngành lao động cũng chưa đưa ra dự báo nào với tăng trưởng như vậy, chỉ tiêu việc làm sẽ đạt được bao nhiêu.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát về vấn đề này và đánh giá thêm về các giải pháp bước đầu của Chính phủ", bà Mai cho biết.
Nhận định rằng nếu có giải pháp tích cực thì năm nay tình trạng mất việc cũng không quá trầm trọng như dự báo mà ngành lao động đã dự báo, chủ nhiệm Mai nhấn mạnh vấn đề chia sẻ thông tin. Bởi hiện nay có những nơi xảy ra tình trạng mất việc làm, nhưng cũng có nơi tìm không ra lao động.
"Đi vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, tôi vẫn nhìn thấy doanh nghiệp treo bảng tuyển lao động, trong khi người lao động vẫn quay trở về nông thôn", bà nói.