Sếp Formosa: “Chúng tôi chỉ muốn yên ổn làm ăn”
Đại diện Formosa nói về tiến độ dự án tổ hợp gang thép tại Hà Tĩnh trong bối cảnh khó khăn hiện tại
"Chúng tôi là một công ty tư nhân hoàn toàn, ngay cả Chính phủ Đài Loan cũng không thể can thiệp được vào quyết định đầu tư của chúng tôi, thì nói gì đến Chính phủ Trung Quốc", ông Vương Văn Tường, Phó tổ trưởng Tổ quản lý dự án Formosa Hà Tĩnh, nói với báo giới trong cuộc họp báo tại Hà Nội, sáng 31/7.
Trước các câu hỏi của giới truyền thông xung quanh dự án của Formosa tại Hà Tĩnh, ông Tường nói:
- Trước hết chúng tôi xin khẳng định, việc đầu tư của Formosa tại Vũng Áng hoàn toàn là một quyết định mang tính kinh tế với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Tại thời điểm 2008, xét tổng thể các điều kiện, từ nhu cầu thị trường, chính sách ưu đãi của Chính phủ về thuế và đất đai, lợi thế cảng nước sâu Sơn Dương… đều rất thuận lợi, và chúng tôi đã quyết định đầu tư.
Thị trường thép Việt Nam nói riêng, ASEAN nói chung theo đánh giá của chúng tôi là rất tiềm năng.
Ông có thể cho biết các thông tin cơ bản về tập đoàn Formosa tại Đài Loan và vì sao Formosa lại đầu tư vào Việt Nam?
Tại Đài Loan, Formosa là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực như nhựa, lọc hóa dầu, hóa chất, điện… Doanh số của chúng tôi năm ngoái là 84 tỷ USD và doanh số này tương đương 15% GDP của Đài Loan.
Vào năm 2008, xét các yếu tố thuận lợi như trên, Chủ tịch Tập đoàn lúc đó là ông Vương Vĩnh Khánh quyết định đầu tư tổ hợp gang thép tại Hà Tĩnh. Đây sẽ là nhà máy lớn thứ 5 của tập đoàn và là dự án khởi đầu quan trọng cho tham vọng tiến xa trong nghình thép của chúng tôi.
Cho đến nay, tình hình triển khai dự án của tập đoàn ra sao?
Ngay từ thời điểm cấp phép, chúng tôi đã tích cực triển khai đầu tư, mặc dù gặp không ít trở ngại.
Tính đến hết tháng 6/2014, chúng tôi đã giải ngân tổng cộng hơn 4,2 tỷ USD vào dự án này. Và vì dự án đang triển khai, chưa đi vào hoạt động, nên chúng tôi chưa hề có một khoản thu nào.
Chúng tôi đặt kế hoạch là tháng 5/2015, lò cao thứ nhất sẽ đi vào hoạt động, và tháng 6/2016 sẽ là lò cao thứ hai. Nhưng với sự cố hồi tháng 5 vừa qua, tiến độ này chắc chắn bị ảnh hưởng, vì nhà thầu lắp đặt lò cao là của Trung Quốc, hiện nay chưa phục hồi được hoạt động thi công như trước sự cố.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, chúng tôi có tổng cộng 26 nghìn người làm cho các nhà thầu trên công trường, bao gồm người Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Về phía chủ đầu tư, chúng tôi có khoảng 900 người Đài Loan.
Theo đúng lộ trình thì đến tháng 7 này phải có khoảng 30 nghìn người làm việc, nhưng vì sự cố nên đến nay có 19 nghìn người, tức là vẫn thấp so với kế hoạch.
Chủ đầu tư đang nỗ lực hết sức để lấy lại tiến độ nỗ lực đưa dự án vào hoạt động sớm nhất có thể, vì cứ chậm trễ ngày nào, là thiệt hại ngày đó.
Vì sao các ông lại chọn nhà thầu Trung Quốc cho hạng mục rất quan trọng là lò cao?
Phải nói rằng khi triển khai dự án, với tư cách chủ đầu tư bỏ tiền vốn ra, thì chúng tôi lo lắng cho dự án của mình hơn cả.
Dự án của chúng tôi đã tiến hành đấu thầu quốc tế rộng rãi cho từng gói, theo đó công ty JDN của Bỉ trúng thầu về hút cát san nền, công ty Posco E&C trúng về cung cấp thiết bị, một doanh nghiệp Đài Loan trúng về luyện cốc…
Riêng hạng mục lò cao, chúng tôi đi khảo sát khắp thế giới, cả châu Âu, châu Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì trong 10 năm qua không nước nào xây lò cao cả, ngoài Trung Quốc. Chính vì vậy chúng tôi đành phải chọn Trung Quốc.
Ngoài việc sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dư luận nghi ngờ các mối liên hệ khác với Trung Quốc, chẳng hạn việc Trung Quốc có góp vốn trong dự án. Ông giải thích việc này thế nào?
Trong cơ cấu vốn của chúng tôi, có 5% vốn là từ China Steel. Chính vì cái tên này mà nhiều người cho rằng Formosa có vốn góp của Trung Quốc.
Trên thực tế, China Steel là một doanh nghiệp Đài Loan hoàn toàn, chỉ là vì cái tên nghe như của Trung Quốc. 95% vốn còn lại thì đều của Đài Loan, bao gồm các công ty con của tập đoàn cùng tham gia góp vốn.
Vì sao mời China Steel tham gia? Vì thép là lĩnh vực hoàn toàn mới của Formosa, do đó chúng tôi cần kinh nghiệm, chuyên gia từ một hãng thép, và do đó đã chọn China Steel.
Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng vì Đài Loan là của Trung Quốc, nên Formosa cũng là của Trung Quốc. Ông giải thích điều này thế nào?
Cho dù Đài Loan chưa được công nhận như một quốc gia, chúng tôi có nền chính trị và kinh tế độc lập hoàn toàn với Trung Quốc.
Chúng tôi là một công ty tư nhân hoàn toàn, ngay cả Chính phủ Đài Loan cũng không thể can thiệp được vào quyết định đầu tư của chúng tôi, thì nói gì đến Chính phủ Trung Quốc.
Chúng tôi sử dụng tiền Đài Loan, và cầm hộ chiếu Đài Loan đi khắp thế giới.
Khi chúng tôi đầu tư vào Trung Quốc đại lục, chúng tôi cũng được đối xử hệt như nhà đầu tư nước ngoài, có bao giờ được ưu đãi gì đâu.
Gần đây vì sự kiện biển Đông, nhiều người nghi ngờ Formosa. Chúng tôi xin nói, thật sự chỉ muốn yên ổn làm ăn, tìm kiếm lợi nhuận. Ở Việt Nam, bài toán của chúng tôi là thép và thép.
Gần đây một số báo chí nêu chuyện các ông làm đường ống thoát nước mà "xe tăng có thể chui lọt", làm hàng rào kiên cố, ông giải thích thế nào?
Dự án có ba đường thoát nước, phía Bắc, trung tâm và phía Nam. Các đường ống này được các kỹ sư thiết kế để trong tương lai, khi mở rộng quy mô đầu tư lên 6 lò vẫn đảm bảo thoát nước mưa, nước thải công nghiệp.
Thiết kế đã được trình và các bộ có ý kiến đồng tình, được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt. Đây hoàn toàn là yếu tố kỹ thuật.
Về hàng rào, ban lãnh đạo tập đoàn mới sang kiểm tra, chê rằng hàng rào xây bằng gạch là quá dở, vì chưa đi vào hoạt động mà nhiều chỗ đã bị thủng vì bị phá. Và không có chuyện xây tường dày kiên cố, mười mấy cây số hàng rào thì tiền đâu mà hoang phí như vậy?
Sau sự cố vừa qua, hiện nay tình hình an ninh tại công trường của Formosa thế nào?
Sau sự cố, hiện nay lực lượng an ninh tại dự án được duy trì khoảng 1.000 người. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh trong việc tái lập an ninh, góp phần giúp dự án sớm hoạt động trở lại.
Gần đây, dư luận đặc biệt chú ý đến đề xuất của tập đoàn về việc xây dựng "đặc khu gang thép" cũng như việc xây dựng nhà để bán cho cán bộ nhân viên. Vấn đề này nên hiểu thế nào?
Formosa xây tổ hợp gang thép, nhưng trong tương lai, tổ hợp không thể đứng một mình, mà sẽ phải có các doanh nghiệp phụ trợ cùng vào xây nhà máy bên cạnh.
Chúng tôi nhận thấy, nếu mỗi nhà đầu tư đều phải làm lại tất cả các bước thủ tục để xây nhà máy thì quá lâu và khó khăn, nên đề xuất Chính phủ rằng nên áp dụng chính sách đặc khu, qua đó các nhà máy khác khi tham gia đầu tư vào sẽ giảm thiểu được thủ tục, nhanh chóng triển khai xây dựng.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng vì chưa có tiền lệ và luật chưa quy định nên Chính phủ chưa đồng ý.
Điều này, tôi nghĩ các bạn không nên trách nhà đầu tư. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn được tạo các điều kiện thuận lợi nhất và chúng tôi đề xuất lên, nếu được chấp thuận thì làm, còn chưa chấp thuận thì thôi.
Vấn đề bán nhà thì thật sự có nhiều ý kiến hơi nặng nề, rằng có phải Formosa định kinh doanh bất động sản không? Tôi nói thật là nếu muốn làm bất động sản thì chúng tôi sẽ làm ở Hà Nội. Việc xây nhà bán cho cán bộ để nhanh chóng ổn định cuộc sống gần nhà máy là một thiện chí tốt đẹp của chủ đầu tư, xin khẳng định như vậy.
Luật hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài xây nhà có thời hạn, thường là 50 năm, mà nếu nhà 50 năm thì cán bộ người Việt không bao giờ mua, vì họ chỉ mua nhà vĩnh viễn theo tập quán Việt Nam.
Tới đây, dự án liệu sẽ được tiếp tục ra sao trong bối cảnh tiến độ đang chậm trễ?
Tập đoàn đang nỗ lực hết sức để thúc đẩy dự án theo kế hoạch. Ngoài 4,2 tỷ USD đã giải ngân, từ nay đến cuối năm sẽ giải ngân tiếp 2,1 tỷ USD khác.
Chúng tôi mong mỏi các giới chức và người dân Việt Nam chia sẻ những khó khăn hiện nay, vì tương lai của dự án. Một khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ tạo ra việc làm và tiền thuế cho ngân sách.
Vì lẽ đó, rất mong sự ủng hộ hết mình và thật tâm của quý vị.
Trước các câu hỏi của giới truyền thông xung quanh dự án của Formosa tại Hà Tĩnh, ông Tường nói:
- Trước hết chúng tôi xin khẳng định, việc đầu tư của Formosa tại Vũng Áng hoàn toàn là một quyết định mang tính kinh tế với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Tại thời điểm 2008, xét tổng thể các điều kiện, từ nhu cầu thị trường, chính sách ưu đãi của Chính phủ về thuế và đất đai, lợi thế cảng nước sâu Sơn Dương… đều rất thuận lợi, và chúng tôi đã quyết định đầu tư.
Thị trường thép Việt Nam nói riêng, ASEAN nói chung theo đánh giá của chúng tôi là rất tiềm năng.
Ông có thể cho biết các thông tin cơ bản về tập đoàn Formosa tại Đài Loan và vì sao Formosa lại đầu tư vào Việt Nam?
Tại Đài Loan, Formosa là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực như nhựa, lọc hóa dầu, hóa chất, điện… Doanh số của chúng tôi năm ngoái là 84 tỷ USD và doanh số này tương đương 15% GDP của Đài Loan.
Vào năm 2008, xét các yếu tố thuận lợi như trên, Chủ tịch Tập đoàn lúc đó là ông Vương Vĩnh Khánh quyết định đầu tư tổ hợp gang thép tại Hà Tĩnh. Đây sẽ là nhà máy lớn thứ 5 của tập đoàn và là dự án khởi đầu quan trọng cho tham vọng tiến xa trong nghình thép của chúng tôi.
Cho đến nay, tình hình triển khai dự án của tập đoàn ra sao?
Ngay từ thời điểm cấp phép, chúng tôi đã tích cực triển khai đầu tư, mặc dù gặp không ít trở ngại.
Tính đến hết tháng 6/2014, chúng tôi đã giải ngân tổng cộng hơn 4,2 tỷ USD vào dự án này. Và vì dự án đang triển khai, chưa đi vào hoạt động, nên chúng tôi chưa hề có một khoản thu nào.
Chúng tôi đặt kế hoạch là tháng 5/2015, lò cao thứ nhất sẽ đi vào hoạt động, và tháng 6/2016 sẽ là lò cao thứ hai. Nhưng với sự cố hồi tháng 5 vừa qua, tiến độ này chắc chắn bị ảnh hưởng, vì nhà thầu lắp đặt lò cao là của Trung Quốc, hiện nay chưa phục hồi được hoạt động thi công như trước sự cố.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, chúng tôi có tổng cộng 26 nghìn người làm cho các nhà thầu trên công trường, bao gồm người Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Về phía chủ đầu tư, chúng tôi có khoảng 900 người Đài Loan.
Theo đúng lộ trình thì đến tháng 7 này phải có khoảng 30 nghìn người làm việc, nhưng vì sự cố nên đến nay có 19 nghìn người, tức là vẫn thấp so với kế hoạch.
Chủ đầu tư đang nỗ lực hết sức để lấy lại tiến độ nỗ lực đưa dự án vào hoạt động sớm nhất có thể, vì cứ chậm trễ ngày nào, là thiệt hại ngày đó.
Vì sao các ông lại chọn nhà thầu Trung Quốc cho hạng mục rất quan trọng là lò cao?
Phải nói rằng khi triển khai dự án, với tư cách chủ đầu tư bỏ tiền vốn ra, thì chúng tôi lo lắng cho dự án của mình hơn cả.
Dự án của chúng tôi đã tiến hành đấu thầu quốc tế rộng rãi cho từng gói, theo đó công ty JDN của Bỉ trúng thầu về hút cát san nền, công ty Posco E&C trúng về cung cấp thiết bị, một doanh nghiệp Đài Loan trúng về luyện cốc…
Riêng hạng mục lò cao, chúng tôi đi khảo sát khắp thế giới, cả châu Âu, châu Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì trong 10 năm qua không nước nào xây lò cao cả, ngoài Trung Quốc. Chính vì vậy chúng tôi đành phải chọn Trung Quốc.
Ngoài việc sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dư luận nghi ngờ các mối liên hệ khác với Trung Quốc, chẳng hạn việc Trung Quốc có góp vốn trong dự án. Ông giải thích việc này thế nào?
Trong cơ cấu vốn của chúng tôi, có 5% vốn là từ China Steel. Chính vì cái tên này mà nhiều người cho rằng Formosa có vốn góp của Trung Quốc.
Trên thực tế, China Steel là một doanh nghiệp Đài Loan hoàn toàn, chỉ là vì cái tên nghe như của Trung Quốc. 95% vốn còn lại thì đều của Đài Loan, bao gồm các công ty con của tập đoàn cùng tham gia góp vốn.
Vì sao mời China Steel tham gia? Vì thép là lĩnh vực hoàn toàn mới của Formosa, do đó chúng tôi cần kinh nghiệm, chuyên gia từ một hãng thép, và do đó đã chọn China Steel.
Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng vì Đài Loan là của Trung Quốc, nên Formosa cũng là của Trung Quốc. Ông giải thích điều này thế nào?
Cho dù Đài Loan chưa được công nhận như một quốc gia, chúng tôi có nền chính trị và kinh tế độc lập hoàn toàn với Trung Quốc.
Chúng tôi là một công ty tư nhân hoàn toàn, ngay cả Chính phủ Đài Loan cũng không thể can thiệp được vào quyết định đầu tư của chúng tôi, thì nói gì đến Chính phủ Trung Quốc.
Chúng tôi sử dụng tiền Đài Loan, và cầm hộ chiếu Đài Loan đi khắp thế giới.
Khi chúng tôi đầu tư vào Trung Quốc đại lục, chúng tôi cũng được đối xử hệt như nhà đầu tư nước ngoài, có bao giờ được ưu đãi gì đâu.
Gần đây vì sự kiện biển Đông, nhiều người nghi ngờ Formosa. Chúng tôi xin nói, thật sự chỉ muốn yên ổn làm ăn, tìm kiếm lợi nhuận. Ở Việt Nam, bài toán của chúng tôi là thép và thép.
Gần đây một số báo chí nêu chuyện các ông làm đường ống thoát nước mà "xe tăng có thể chui lọt", làm hàng rào kiên cố, ông giải thích thế nào?
Dự án có ba đường thoát nước, phía Bắc, trung tâm và phía Nam. Các đường ống này được các kỹ sư thiết kế để trong tương lai, khi mở rộng quy mô đầu tư lên 6 lò vẫn đảm bảo thoát nước mưa, nước thải công nghiệp.
Thiết kế đã được trình và các bộ có ý kiến đồng tình, được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt. Đây hoàn toàn là yếu tố kỹ thuật.
Về hàng rào, ban lãnh đạo tập đoàn mới sang kiểm tra, chê rằng hàng rào xây bằng gạch là quá dở, vì chưa đi vào hoạt động mà nhiều chỗ đã bị thủng vì bị phá. Và không có chuyện xây tường dày kiên cố, mười mấy cây số hàng rào thì tiền đâu mà hoang phí như vậy?
Sau sự cố vừa qua, hiện nay tình hình an ninh tại công trường của Formosa thế nào?
Sau sự cố, hiện nay lực lượng an ninh tại dự án được duy trì khoảng 1.000 người. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh trong việc tái lập an ninh, góp phần giúp dự án sớm hoạt động trở lại.
Gần đây, dư luận đặc biệt chú ý đến đề xuất của tập đoàn về việc xây dựng "đặc khu gang thép" cũng như việc xây dựng nhà để bán cho cán bộ nhân viên. Vấn đề này nên hiểu thế nào?
Formosa xây tổ hợp gang thép, nhưng trong tương lai, tổ hợp không thể đứng một mình, mà sẽ phải có các doanh nghiệp phụ trợ cùng vào xây nhà máy bên cạnh.
Chúng tôi nhận thấy, nếu mỗi nhà đầu tư đều phải làm lại tất cả các bước thủ tục để xây nhà máy thì quá lâu và khó khăn, nên đề xuất Chính phủ rằng nên áp dụng chính sách đặc khu, qua đó các nhà máy khác khi tham gia đầu tư vào sẽ giảm thiểu được thủ tục, nhanh chóng triển khai xây dựng.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng vì chưa có tiền lệ và luật chưa quy định nên Chính phủ chưa đồng ý.
Điều này, tôi nghĩ các bạn không nên trách nhà đầu tư. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn được tạo các điều kiện thuận lợi nhất và chúng tôi đề xuất lên, nếu được chấp thuận thì làm, còn chưa chấp thuận thì thôi.
Vấn đề bán nhà thì thật sự có nhiều ý kiến hơi nặng nề, rằng có phải Formosa định kinh doanh bất động sản không? Tôi nói thật là nếu muốn làm bất động sản thì chúng tôi sẽ làm ở Hà Nội. Việc xây nhà bán cho cán bộ để nhanh chóng ổn định cuộc sống gần nhà máy là một thiện chí tốt đẹp của chủ đầu tư, xin khẳng định như vậy.
Luật hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài xây nhà có thời hạn, thường là 50 năm, mà nếu nhà 50 năm thì cán bộ người Việt không bao giờ mua, vì họ chỉ mua nhà vĩnh viễn theo tập quán Việt Nam.
Tới đây, dự án liệu sẽ được tiếp tục ra sao trong bối cảnh tiến độ đang chậm trễ?
Tập đoàn đang nỗ lực hết sức để thúc đẩy dự án theo kế hoạch. Ngoài 4,2 tỷ USD đã giải ngân, từ nay đến cuối năm sẽ giải ngân tiếp 2,1 tỷ USD khác.
Chúng tôi mong mỏi các giới chức và người dân Việt Nam chia sẻ những khó khăn hiện nay, vì tương lai của dự án. Một khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ tạo ra việc làm và tiền thuế cho ngân sách.
Vì lẽ đó, rất mong sự ủng hộ hết mình và thật tâm của quý vị.