Số triệu phú USD tại Việt Nam tăng mạnh
Số lượng những người có tài sản từ 1 triệu USD tại châu Á đang tăng mạnh, đặc biệt tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Việt Nam
Số lượng những người có tài sản từ 1 triệu USD tại châu Á đang tăng mạnh, đặc biệt tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Việt Nam, theo báo Wall Street Journal. Cũng theo báo này, trong năm 2010, châu Á đã vượt châu Âu về số triệu phú.
Dẫn một báo cáo ra ngày 23/6 của công ty quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và hãng tư vấn Capgemini, Wall Street Journal cho biết, đến năm ngoái, châu Á có 3,3 triệu triệu phú. Số lượng triệu phú tại Hồng Kông và Việt Nam cùng tăng 33%, mức tăng cao nhất châu Á.
Báo cáo này định nghĩa triệu phú là những người sở hữu tài sản tài chính từ 1 triệu USD trở lên, không bao gồm các khoản phải thu, hàng tiêu dùng và bất động sản là chỗ ở chính.
Báo cáo chỉ ra rằng, châu Á hiện xếp thứ nhì thế giới về số triệu phú, trước châu Âu với 3,4 triệu và sau Bắc Mỹ với 3,4 triệu cá nhân đạt giá trị tài sản này. Tuy nhiên, châu Á đang thu hẹp nhanh chóng khoảng cách về số triệu phú với Mỹ, khi mà số triệu phú trong khu vực này tăng 9,7% trong năm 2010, vượt xa mức tăng 8,6% của Bắc Mỹ và 6,3% của châu Âu. Trong số 10 nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng của số triệu phú, có 6 nền kinh tế ở châu Á.
“Tôi cho rằng hoàn toàn là dễ hiểu khi châu Á sẽ vượt Bắc Mỹ về số triệu phú trong tương lai gần”, ông Wilson Lo, một chuyên gia thuộc Merrill Lynch Global Wealth Management, phát biểu trong cuộc họp báo ở Hồng Kông. Chuyên gia này cho rằng, tốc độ tăng của số triệu phú ở Hồng Kông sẽ giảm trong những năm tới, vì tốc độ tăng hiện nay là quá cao và không bền vững.
Những lý do phía sau sự gia tăng mạnh mẽ của số triệu phú tại châu Á không có gì là bí hiểm. Các nền kinh tế mạnh trong khu vực này đã phục hồi nhanh chóng từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi Mỹ và châu Âu tiếp tục vật lộn với tăng trưởng trì trệ.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán và bất động sản châu Á cũng tăng với tốc độ vượt xa các nền kinh tế phương Tây. Chẳng hạn tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã tăng 60% trong thời kỳ 2 năm 2009-2011, còn thị trường bất động sản tăng 61%.
Do sự leo thang mạnh của giá bất động sản, những người giàu có ở châu Á trừ Nhật Bản đang đầu tư ngày càng nhiều vào nhà đất. Tính trung bình, trong năm 2010, các triệu phú trên thế giới có giá trị tài sản là địa ốc chiếm 19% tổng tài sản, trong khi đối với các triệu phú châu Á trừ Nhật, con số này là 31%.
Riêng tại Nhật, các nhà đầu tư giàu có vẫn rất thận trọng và chủ yếu giữ tiền mặt. Các triệu phú Nhật có 29% giá trị tài sản là tiền mặt trong năm qua, so với mức bình quân 14% trên toàn cầu.
Các kênh rót tiền hàng đầu khác của giới triệu phú châu Á bao gồm trang sức, đá quý và đồng hồ. Các tài sản này chiếm 25% tổng giá trị tài sản của các triệu phú ở khu vực này, so với mức 22% bình quân toàn cầu. Tuy nhiên, các triệu phú châu Á chỉ chi 16% giá trị tài sản cho các tác phẩm nghệ thuật, thấp hơn mức 22% bình quân toàn cầu.
Dẫn một báo cáo ra ngày 23/6 của công ty quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và hãng tư vấn Capgemini, Wall Street Journal cho biết, đến năm ngoái, châu Á có 3,3 triệu triệu phú. Số lượng triệu phú tại Hồng Kông và Việt Nam cùng tăng 33%, mức tăng cao nhất châu Á.
Báo cáo này định nghĩa triệu phú là những người sở hữu tài sản tài chính từ 1 triệu USD trở lên, không bao gồm các khoản phải thu, hàng tiêu dùng và bất động sản là chỗ ở chính.
Báo cáo chỉ ra rằng, châu Á hiện xếp thứ nhì thế giới về số triệu phú, trước châu Âu với 3,4 triệu và sau Bắc Mỹ với 3,4 triệu cá nhân đạt giá trị tài sản này. Tuy nhiên, châu Á đang thu hẹp nhanh chóng khoảng cách về số triệu phú với Mỹ, khi mà số triệu phú trong khu vực này tăng 9,7% trong năm 2010, vượt xa mức tăng 8,6% của Bắc Mỹ và 6,3% của châu Âu. Trong số 10 nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng của số triệu phú, có 6 nền kinh tế ở châu Á.
“Tôi cho rằng hoàn toàn là dễ hiểu khi châu Á sẽ vượt Bắc Mỹ về số triệu phú trong tương lai gần”, ông Wilson Lo, một chuyên gia thuộc Merrill Lynch Global Wealth Management, phát biểu trong cuộc họp báo ở Hồng Kông. Chuyên gia này cho rằng, tốc độ tăng của số triệu phú ở Hồng Kông sẽ giảm trong những năm tới, vì tốc độ tăng hiện nay là quá cao và không bền vững.
Những lý do phía sau sự gia tăng mạnh mẽ của số triệu phú tại châu Á không có gì là bí hiểm. Các nền kinh tế mạnh trong khu vực này đã phục hồi nhanh chóng từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi Mỹ và châu Âu tiếp tục vật lộn với tăng trưởng trì trệ.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán và bất động sản châu Á cũng tăng với tốc độ vượt xa các nền kinh tế phương Tây. Chẳng hạn tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã tăng 60% trong thời kỳ 2 năm 2009-2011, còn thị trường bất động sản tăng 61%.
Do sự leo thang mạnh của giá bất động sản, những người giàu có ở châu Á trừ Nhật Bản đang đầu tư ngày càng nhiều vào nhà đất. Tính trung bình, trong năm 2010, các triệu phú trên thế giới có giá trị tài sản là địa ốc chiếm 19% tổng tài sản, trong khi đối với các triệu phú châu Á trừ Nhật, con số này là 31%.
Riêng tại Nhật, các nhà đầu tư giàu có vẫn rất thận trọng và chủ yếu giữ tiền mặt. Các triệu phú Nhật có 29% giá trị tài sản là tiền mặt trong năm qua, so với mức bình quân 14% trên toàn cầu.
Các kênh rót tiền hàng đầu khác của giới triệu phú châu Á bao gồm trang sức, đá quý và đồng hồ. Các tài sản này chiếm 25% tổng giá trị tài sản của các triệu phú ở khu vực này, so với mức 22% bình quân toàn cầu. Tuy nhiên, các triệu phú châu Á chỉ chi 16% giá trị tài sản cho các tác phẩm nghệ thuật, thấp hơn mức 22% bình quân toàn cầu.