S&P đánh giá cao những chuyển biến kinh tế Việt Nam
S&P cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hỗ trợ thanh khoản cho ACB có thể giảm thiểu nguy cơ lan rộng rủi ro
Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s Ratings Services (S&P) cho rằng, áp lực thanh khoản sau vụ bắt giữ “bầu” Kiên chỉ giới hạn ở ngân hàng ACB. Cũng theo S&P, khó có khả năng xảy ra tình huống tương tự tại các ngân hàng khác của Việt Nam.
Trong một tuyên bố phát đi vào đi vào ngày hôm nay (29/8), S&P nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch ACB, thường gọi là “bầu” Kiên, và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, có thể giảm thiểu nguy cơ lan rộng rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cũng trong tuyên bố này, S&P đánh giá cao những chuyển biến vĩ mô tích cực của kinh tế Việt Nam.
“Sau mấy năm tăng trưởng tín dụng ở mức cao, những mất cân đối trong nền kinh tế đã giảm bớt nhờ chính sách bình ổn của Chính phủ từ năm 2011. Sự giảm tốc cần thiết trong tăng trưởng vốn vay, sự lập lại ổn định đối với giá cả của các tài sản, và sự xuống thang của lạm phát đã đạt được nhờ những chính sách này”, S&P viết.
Hãng đánh giá tín nhiệm này cũng ghi nhận rằng, gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã bắt đầu thể hiện ý định giải quyết những vấn đề dài hạn trong hệ thống ngân hàng. Điều này được thể hiện qua “các sáng kiến hợp nhất và tăng cường sức mạnh cho ngành ngân hàng, công nhận rõ ràng hơn những vấn đề về chất lượng tài sản, và sự tăng cường giám sát”, tuyên bố của S&P viết.
S&P cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam nới lỏng chính sách tiền tệ thời gian qua là phản ứng trước lạm phát giảm, áp lực lãi suất cao đối người vay vốn, và sự giảm tốc tăng trưởng.
Đồng thời, S&P khuyến nghị: “Quá trình phục hồi niềm tin vào hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu và cần có sự quản lý thận trọng”.
Trong một tuyên bố phát đi vào đi vào ngày hôm nay (29/8), S&P nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch ACB, thường gọi là “bầu” Kiên, và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, có thể giảm thiểu nguy cơ lan rộng rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cũng trong tuyên bố này, S&P đánh giá cao những chuyển biến vĩ mô tích cực của kinh tế Việt Nam.
“Sau mấy năm tăng trưởng tín dụng ở mức cao, những mất cân đối trong nền kinh tế đã giảm bớt nhờ chính sách bình ổn của Chính phủ từ năm 2011. Sự giảm tốc cần thiết trong tăng trưởng vốn vay, sự lập lại ổn định đối với giá cả của các tài sản, và sự xuống thang của lạm phát đã đạt được nhờ những chính sách này”, S&P viết.
Hãng đánh giá tín nhiệm này cũng ghi nhận rằng, gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã bắt đầu thể hiện ý định giải quyết những vấn đề dài hạn trong hệ thống ngân hàng. Điều này được thể hiện qua “các sáng kiến hợp nhất và tăng cường sức mạnh cho ngành ngân hàng, công nhận rõ ràng hơn những vấn đề về chất lượng tài sản, và sự tăng cường giám sát”, tuyên bố của S&P viết.
S&P cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam nới lỏng chính sách tiền tệ thời gian qua là phản ứng trước lạm phát giảm, áp lực lãi suất cao đối người vay vốn, và sự giảm tốc tăng trưởng.
Đồng thời, S&P khuyến nghị: “Quá trình phục hồi niềm tin vào hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu và cần có sự quản lý thận trọng”.