Stress rút ngắn tuổi thọ
Stress càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại, làm suy giảm hệ miễn dịch và càng trở nên tệ hơn khi chúng ta ăn uống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích, ngủ ít. Theo đó, stress có thể khiến bạn dễ bệnh hơn, đối mặt với những cơn nhức đầu, đau lưng không rõ nguyên nhân hay chứng rối loạn tiêu hóa…
Các nhà khoa học chỉ ra tuổi thọ con người phụ thuộc 30% vào gene và 70% vào lối sống cá nhân. Dưới đây là những phương pháp tăng tuổi thọ bạn nên tham khảo do People đưa ra. Trong khi đó, stress ảnh hưởng tới chiều dài của telomere, trình tự lặp lại của ADN ở các đầu mút nhiễm sắc thể, từ đó có thể làm giảm tuổi thọ đến 10 năm. Vì vậy, trong cuộc sống, bạn hãy học cách xả stress để làm chậm quá trình lão hóa.
Luôn tồn tại stress sinh học Bạn có nhận thấy sự thay đổi sau một thời gian suy nghĩ hoặc trước khi làm việc trong môi trường áp lực công việc cao? Sự căng thẳng của công việc được cho là góp phần vào sự già trước tuổi. Ngay cả khi bạn cảm thấy thoải mái, cơ thể của bạn vẫn trải nghiệm căng thẳng stress sinh học đáng kể. Căng thẳng sinh học bắt đầu với quy trình rất cơ bản trong cơ thể là sản sinh và sử dụng năng lượng. Những hoạt động trao đổi chất hằng ngày duy trì sự sống cũng tạo ra "căng thẳng trao đổi chất" theo thời gian tạo nên những dấu hiệu lão hóa cơ thể.
Gốc tự do là thủ phạm. Gốc tự do sinh ra do chính hoạt động sống của mỗi tế bào và do tác động của môi trường sống (tia phóng xạ, các bức xạ có năng lượng cao, tia tử ngoại, bụi, các chất độc). Thông thường, chúng được sinh ra với lượng rất nhỏ và bị phá hủy ngay bởi các hệ thống chống gốc tự do. Hệ thống bảo vệ này bị quá tải hay rối loạn, quá trình lão hóa và các bệnh lý sẽ tiến triển rất nhanh. Các gốc tự do liên quan đến nhiều rối loạn tuổi tác, ung thư, xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể, thoái hóa thần kinh và cả các vết nhăn trên mặt… Các phân tử của chất tạo keo colagen (vốn đứng riêng rẽ với nhau) bị các gốc tự do đó dán lại với nhau, gây nên những liên kết chéo: cấu trúc căn bản của colagen bị xáo trộn. Các tế bào của mô liên kết chịu trách nhiệm bài tiết và trùng tu colagen cũng bị hư hại… nên da mất dần tính đàn hồi và các nếp nhăn xuất hiện. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến tuổi thọ, nhưng bằng cách tuân theo một lối sống lành mạnh, hoạt động và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi thọ, trong đó có bệnh tim mạch, tiểu đường… Stress gây đột quỵ Số liệu điều tra của cơ quan y tế Mỹ ghi nhận, sau trận động đất kinh hoàng 6,7 độ richter bất ngờ quét qua Los Angeles năm 1994 cướp đi sinh mạng 72 người và gây thiệt hại vật chất trên 12 tỷ USD, con số các ca tử vong do nhồi máu cơ tim vì stress tại quốc gia này tăng 4,5 lần so với bình thường. Stress là một trong số nguyên nhân cắt ngắn tuổi thọ là thực tế đã được khoa học chứng minh từ nhiều năm. Cuộc sống căng thẳng kéo dài thường dẫn đến sự xuất hiện các sự cố liên quan đến hệ tim mạch. Stress là cơ chế tự vệ rất quan trọng. Nó động viên nội lực của chúng ta vào thời điểm bị đe dọa. Khi ấy, các hormon stress (trong đó có adrenalin và cortisol) được tiết xuất vào tuần hoàn máu với nhiệm vụ bổ sung cho cơ thể sức mạnh và tăng khả năng chịu đựng đau đớn. Tăng tốc hoạt động tim, tăng huyết áp, thở sâu hơn và tăng nhịp hô hấp, cải thiện phản xạ. Cơ chế này hữu ích khi chúng ta rơi vào tình huống tính mạng bị đe dọa hoặc phải giải quyết việc quan trọng. Tiếc rằng nhịp sống gấp gáp của cuộc sống đương đại bề bộn nghĩa vụ bắt buộc chúng ta sử dụng liều kích thích tự nhiên này quá thường xuyên. Thay vì bổ sung sức mạnh, trạng thái stress kéo dài dẫn đến suy nhược và tàn phá hệ miễn dịch, gây sự cố với hệ tim-mạch, tiếp tay cho những bệnh trao đổi chất cũng như đe dọa xuất hiện bệnh ung thư. Stres - tăng nguy cơ mắc Alzheimer
Phân tích những dữ liệu liên quan đến phụ nữ Thụy Điển nhóm tuổi trung niên đã từng trải nghiệm ly hôn hoặc mất người thân cho thấy, stress dạng này là nguyên nhân tăng nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ) vào thời kỳ sau cuộc đời của họ. Hơn thế, mối đe dọa này tăng tỷ lệ thuận với con số biến cố căng thẳng mà đối tượng đã gặp. Chắc chắn đó là hiệu ứng hoạt động của những hormon stress, trong đó có cortisol, hợp chất phát động không ít thay đổi bất lợi trong não bộ. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển cũng cho thấy, những phụ nữ trải nghiệm nhiều tình huống stress vào giai đoạn giữa 38 và 54 tuổi bị nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer lớn hơn 21%, nguy cơ đãng trí tăng 15% so với đồng loại ít bị stress cùng thời gian. Hiện nay, khoa học cho rằng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, ngoài hóa giải stress, việc áp dụng thực đơn lành mạnh, thường xuyên hoạt động thể chất, không hút thuốc lá, nỗ lực kiểm soát huyết áp và mỡ máu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, TS. Simon Ridley - Chủ tịch Hiệp hội Anh quốc nghiên cứu về bệnh Alzheimer khẳng định. Nên biết, nỗ lực dập tắt cảm xúc mạnh và buồn rầu vì mọi việc diễn ra xung quanh sẽ dẫn đến tụt giảm số lượng tế bào bạch huyết (lymphocyte) trong máu, đồng thời cũng làm suy giảm hoạt động của tế bào bạch huyết. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản, con người đương đại bị stress bởi trên 40% sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, trên 40% sự kiện chưa bao giờ diễn ra, trong khi chỉ có 8% vấn đề họ lo lắng thực sự xuất hiện. Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Rosalind Franklin (Chicago) đã chứng minh, thậm chí một thoáng stress mạnh đơn lẻ cũng hủy hoại những tế bào mới xuất hiện trong não. Thế nên khẳng định rằng stress là thủ phạm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer và sẽ làm ngắn tuổi thọ của chúng ta.