Sửa hai luật thuế: Tiếp tục xin ý kiến Quốc hội
Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chiều 5/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xen kẽ giữa ý kiến của các vị đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh hai lần đứng lên giải trình thêm. Cuối phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên “kết” sẽ có phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội xem có thể xem xét thông qua dự án luật tại kỳ họp này hay không.
Trước đó, tổng hợp ý kiến thảo luận từ 17 tổ đại biểu về dự luật này của đoàn thư ký kỳ họp đã cho thấy nhiều ý kiến không tán thành việc ban hành luật. Chỉ có một số ý kiến tán thành.
Mở đầu phiên thảo luận chiều nay, đại biểu Đặng Như Lợi đề nghị xin ý kiến luôn, nếu đại đa số đại biểu không tán thành ban hành luật thì không phải bàn nội dung phía sau nữa.
Tuy nhiên, phần thảo luận vẫn tiếp tục được diễn ra như thường lệ. Các đại biểu Nguyễn Thị Mỹ Hương, Huỳnh Thị Hoài Thu, Nguyễn Trung Nhân…đều không đồng tình sửa luật. Vì hỗ trợ qua ưu đãi thuế chưa chắc người có thu nhập thấp đã được hưởng.
Đại biểu Ngô Văn Minh thì “tán thành sự cần thiết nhưng không phải là cần thiết có luật mà cần thiết phải quan tâm đến những đối tượng thiếu nhà ở”.
Nhà giá thấp gì mà khủng khiếp quá, trên dưới 500 triệu đồng, trong khi không biết công chức làm cả đời có được 300 triệu không, ông Minh than thở.
Vị đại biểu này cũng đề nghị làm rõ xem có bao nhiêu doanh nghiệp cần đầu tư vào lĩnh vực này nhưng vì thuế cao mà không vào được; bao nhiêu nhà đã đầu tư rồi mà không bán được? Ngân sách đang khó khăn tính từng đồng từng cắc sẽ giảm bao nhiêu vì chính sách này?, ông Minh nêu hàng loạt câu hỏi.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Thời cho rằng đây là chính sách hỗ trợ sáng suốt. Một vài đại biểu khác cũng tỏ ý đồng tình trong băn khoăn.
Hai lần được mời phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh rất kiên nhẫn giải thích cặn kẽ và trích dẫn nhiều văn bản liên quan đến nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Theo Bộ trưởng thì ưu đãi thuế chỉ là một trong các giải pháp để giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp, các ưu đãi khác về đất đai, tín dụng thì cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, hầu như chưa có doanh nghiệp nào mặn mà với việc xây dựng nhà ở cho sinh viên .
Chính phủ đã ban hành quy định và giao cho địa phương quản lý để ưu đãi đúng đối tượng, Bộ trưởng Ninh nói.
Tuy nhiên, sau đó nhiều đại biểu vẫn bày tỏ, “ không băn khoăn về ưu đãi, chỉ băn khoăn có tác dụng không thôi”.Và tán thành sự cần thiết nhưng không phải là cần thiết có luật, mà cần phải hỗ trợ trực tiếp cho người có thu nhập thấp có điều kiện tốt hơn về nhà ở.
Xen kẽ giữa ý kiến của các vị đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh hai lần đứng lên giải trình thêm. Cuối phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên “kết” sẽ có phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội xem có thể xem xét thông qua dự án luật tại kỳ họp này hay không.
Trước đó, tổng hợp ý kiến thảo luận từ 17 tổ đại biểu về dự luật này của đoàn thư ký kỳ họp đã cho thấy nhiều ý kiến không tán thành việc ban hành luật. Chỉ có một số ý kiến tán thành.
Mở đầu phiên thảo luận chiều nay, đại biểu Đặng Như Lợi đề nghị xin ý kiến luôn, nếu đại đa số đại biểu không tán thành ban hành luật thì không phải bàn nội dung phía sau nữa.
Tuy nhiên, phần thảo luận vẫn tiếp tục được diễn ra như thường lệ. Các đại biểu Nguyễn Thị Mỹ Hương, Huỳnh Thị Hoài Thu, Nguyễn Trung Nhân…đều không đồng tình sửa luật. Vì hỗ trợ qua ưu đãi thuế chưa chắc người có thu nhập thấp đã được hưởng.
Đại biểu Ngô Văn Minh thì “tán thành sự cần thiết nhưng không phải là cần thiết có luật mà cần thiết phải quan tâm đến những đối tượng thiếu nhà ở”.
Nhà giá thấp gì mà khủng khiếp quá, trên dưới 500 triệu đồng, trong khi không biết công chức làm cả đời có được 300 triệu không, ông Minh than thở.
Vị đại biểu này cũng đề nghị làm rõ xem có bao nhiêu doanh nghiệp cần đầu tư vào lĩnh vực này nhưng vì thuế cao mà không vào được; bao nhiêu nhà đã đầu tư rồi mà không bán được? Ngân sách đang khó khăn tính từng đồng từng cắc sẽ giảm bao nhiêu vì chính sách này?, ông Minh nêu hàng loạt câu hỏi.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Thời cho rằng đây là chính sách hỗ trợ sáng suốt. Một vài đại biểu khác cũng tỏ ý đồng tình trong băn khoăn.
Hai lần được mời phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh rất kiên nhẫn giải thích cặn kẽ và trích dẫn nhiều văn bản liên quan đến nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Theo Bộ trưởng thì ưu đãi thuế chỉ là một trong các giải pháp để giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp, các ưu đãi khác về đất đai, tín dụng thì cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, hầu như chưa có doanh nghiệp nào mặn mà với việc xây dựng nhà ở cho sinh viên .
Chính phủ đã ban hành quy định và giao cho địa phương quản lý để ưu đãi đúng đối tượng, Bộ trưởng Ninh nói.
Tuy nhiên, sau đó nhiều đại biểu vẫn bày tỏ, “ không băn khoăn về ưu đãi, chỉ băn khoăn có tác dụng không thôi”.Và tán thành sự cần thiết nhưng không phải là cần thiết có luật, mà cần phải hỗ trợ trực tiếp cho người có thu nhập thấp có điều kiện tốt hơn về nhà ở.