Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), lượng nhập khẩu sản phẩm vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam chiếm khoảng 12% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra vào Hoa Kỳ. Nguyên đơn đề xuất mức thuế chống bán phá giá với Việt Nam là 65,97% đến 89,33%...
CEPA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Ả-rập, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ được nâng cấp và ngày càng đi vào thực chất giữa Việt Nam với UAE nói riêng cũng như các nước Ả-rập nói chung...
Biên độ trợ cấp cuối cùng được xác định 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất; 221,82% với 1 doanh nghiệp khác được lựa chọn làm bị đơn nhưng đã từ chối tham gia vụ việc và 2,84% cho tất cả các doanh nghiệp còn lại...
Ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam...
DOC cho rằng việc ngừng áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá...
Theo kết luận sơ bộ, hai doanh nghiệp bị đơn bắt buộc nhận mức thuế chống bán phá giá là $ 0,00/kg. 6 doanh nghiệp còn lại đều đủ điều kiện được nhận mức thuế riêng rẽ ở mức $ 0,00/kg...
Các sản phẩm bao gồm: đinh thép, ống thép chịu lực không gỉ, lốp xe tải hạng nhẹ. Hiện những sản phẩm này của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường Hoa Kỳ...
Cụ thể là thép cuộn cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim; không phủ, không mạ hoặc tráng, có độ dày lên đến 25mm và chiều rộng lên đến 2100 mm thuộc các mã HS: 7208; 7211; 7225; 7226. Sản phẩm bị điều tra không bao gồm thép cuộn không gỉ cán nóng....
Việc Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường phản ánh đúng thực tế về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới...
Với những kết quả tích cực đạt được trong 6 tháng năm 2024, Tổng cục Hải quan dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 của Việt Nam sẽ thiết lập mốc kỷ lục mới 380 tỷ USD, thậm chí có thể cao hơn...
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...
Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa thông báo khởi xướng vụ việc điều tra rà soát hoàng hôn thuế chống trợ cấp đối với dây đồng nhập khẩu từ Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ. Hiện mức thuế đang áp dụng với dây đồng nhập khẩu từ Việt Nam đi Ấn Độ là 7,13%...
Tính đến tháng 6/2024, Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường với đa dạng các mặt hàng. Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục đưa ra cảnh bảo, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng phó với các vụ điều tra…
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượng thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam đã lên tới hơn 8,225 triệu tấn; riêng thép cuộn cán nóng (HCR) gần 6 triệu tấn. Trong khi đó, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đang dư thừa. Vì vậy, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là giải pháp cấp thiết để bảo vệ ngành thép trong nước...
CBSA đã áp thuế chống bán phá giá với OCTG nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước từ tháng 3/2015, với mức thuế chung áp dụng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là 37,4%.
Kết luận điều tra cho thấy, Công ty Kampong Speu Sugar Co., Ltd. không có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía từ Thái Lan...
DOC xác định biên độ phá giá cho bị đơn bắt buộc còn lại là 2,85%. 28 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ cũng chịu mức này. Các doanh nghiệp khác chịu mức toàn quốc bằng biên độ do nguyên đơn cáo buộc là 41,84%...