Tài chính vi mô cho người nghèo
Ngân hàng Nhà nước đánh giá ngành tài chính vi mô là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước đánh giá ngành tài chính vi mô là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính Việt Nam.
Hoạt động tài chính vi mô đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh thành, quận huyện đều có hoạt động của các chương trình tài chính vi mô, nhưng phần lớn chương trình này nằm ở tầm dự án qui mô rất nhỏ.
Hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức vì họ là người nghèo. Ngành tài chính vi mô đã cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người thuộc diện này. Hiện nay, chương trình tài chính vi mô đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500.000 hộ gia đình trên toàn quốc.
Nếu tính cả ngân hàng chính sách xã hội, số lượng hộ nghèo được hưởng dịch vụ tài chính vi mô khoảng 4 triệu. Kênh phân phối tài chính vi mô chủ lực thường là những đơn vị thuộc chính phủ như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc chương trình xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, các chương trình tài chính vi mô chưa đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng trong cả nước. Lực lượng dân số trẻ gia tăng, một tỷ trọng khá lớn là người nghèo, thu nhập rất thấp. Đại bộ phận người dân sống ở những vùng nông thôn thu nhập thấp, xu hướng cải tổ trong nông nghiệp là tất yếu, tình trạng mất việc và thiếu việc làm sẽ trở nên bức xúc hơn. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tài chính vi mô Việt Nam đang ở trong bối cảnh các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước ngày càng quan tâm về tài chính vi mô. Năm nay, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sửa đổi về tổ chức và hoạt động của các tài chính vi mô. Nghị định này cung cấp một khung pháp lý đầu tiên cho các tổ chức tài chính vi mô được hoạt động và phát triển toàn diện. Đây là bước ngoặt quan trọng và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính vi mô trong tương lai.
Theo bà Tạ Dương Thương - công tác tại Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp.HCM, các tổ chức tài chính vi mô nhỏ nước ta đang đương đầu với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập và tuân thủ khung pháp lý mới về các lĩnh vực: nguồn lực tài chính, môi trường cạnh tranh, chính sách lao động tiền lương...
Tại Hội nghị “Tiến đến một ngành tài chính vi mô Việt Nam hoạt động bền vững về tài chính trong khuôn khổ pháp lý” tổ chức tại Tp.HCM vừa qua, 4 vấn đề được đưa ra thảo luận nhằm phát triển ngành tài chính vi mô phục vụ người nghèo tốt hơn trong môi trường pháp lý.
Thứ nhất là xây dựng năng lực tổ chức tài chính vi mô đáp ứng yêu cầu về pháp lý. Nghị định 28 sẽ đi vào thực hiện trong thời gian tới, cho phép các tổ chức chính thức hoá hoạt động, tạo tư cách pháp lý rõ ràng và mở rộng phạm vi hoạt động. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Giám đốc CEP cho biết, với Nghị định 28, CEP sẽ có vị trí tốt hơn để huy động vốn bên ngoài mở rộng tầm hoạt động. Các nhà tài trợ thì rất quan tâm đến tư cách pháp nhân của tổ chức nhưng từ trước đến nay chưa có quy định rõ ràng nào đối với ngành tài chính vi mô.
Thứ hai là xây dựng năng lực tổ chức bền vững về tài chính và tuân theo các chuẩn mực tài chính quốc tế. Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và uy tín cho các tổ chức tài chính vi mô; làm cho các tổ chức có thể tiếp cận rộng rãi các nguồn vốn bên ngoài; thích ứng với môi trường đang thay đổi và cung cấp các dịch vụ cho người nghèo một cách bền vững.
Trong trường hợp của CEP, cách đây 5 năm, CEP đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến báo cáo tài chính, các chính sách kế toán và quản lý tín dụng, làm cho tính minh bạch ngày càng cao. CEP đã thuê kiểm toán độc lập, thực hiện đánh giá bên ngoài xếp loại chương trình hoạt động của mình.
Thứ ba là phát triển nguồn vốn để mở rộng hoạt động phục vụ người nghèo. Ví dụ, CEP quyết định kết hợp các khoản vay ưu đãi với tiết kiệm của khách hàng là chiến lược tốt nhất để tăng trưởng vốn trong 5 năm tới, giúp CEP cân đối được các khoản nợ phải trả dài hạn và ngắn hạn. Lãi suất các loại nguồn vốn này thấp hơn lãi suất thương mại.
Thứ tư là các tổ chức tài chính vi mô phải phát triển sản phẩm, dịch vụ đảm bảo hài lòng khách hàng và mục tiêu giảm nghèo.
Chẳng hạn, Quỹ vì tương lai xanh ở Quảng Bình nắm bắt nhu cầu khách hàng đã kịp thời phát triển sản phẩm. Thay vì vòng vay vốn thứ hai có mức vay 2 triệu đồng, thời gian vay 18 tháng và trả lãi gốc hàng tháng như trước đây được thay bằng mức vay 3 triệu đồng, thời gian vay là 24 tháng hoặc mức 5 triệu đồng với thời gian vay 36 tháng và trả gốc 6 tháng 1 lần. Mức vay vòng đầu 1 triệu đồng trong 12 tháng và trả dần gốc hàng tháng được giữ nguyên.
Quỹ xem phát triển sản phẩm là cách thức đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu tốt hơn vừa để Quỹ phát triển thành một tổ chức hoạt động tín dụng vi mô độc lập vừa để cung cấp các khoản vay chất lượng tốt.
Hoạt động tài chính vi mô đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh thành, quận huyện đều có hoạt động của các chương trình tài chính vi mô, nhưng phần lớn chương trình này nằm ở tầm dự án qui mô rất nhỏ.
Hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức vì họ là người nghèo. Ngành tài chính vi mô đã cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người thuộc diện này. Hiện nay, chương trình tài chính vi mô đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500.000 hộ gia đình trên toàn quốc.
Nếu tính cả ngân hàng chính sách xã hội, số lượng hộ nghèo được hưởng dịch vụ tài chính vi mô khoảng 4 triệu. Kênh phân phối tài chính vi mô chủ lực thường là những đơn vị thuộc chính phủ như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc chương trình xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, các chương trình tài chính vi mô chưa đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng trong cả nước. Lực lượng dân số trẻ gia tăng, một tỷ trọng khá lớn là người nghèo, thu nhập rất thấp. Đại bộ phận người dân sống ở những vùng nông thôn thu nhập thấp, xu hướng cải tổ trong nông nghiệp là tất yếu, tình trạng mất việc và thiếu việc làm sẽ trở nên bức xúc hơn. Sự chuyển dịch của lực lượng lao động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tài chính vi mô Việt Nam đang ở trong bối cảnh các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước ngày càng quan tâm về tài chính vi mô. Năm nay, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sửa đổi về tổ chức và hoạt động của các tài chính vi mô. Nghị định này cung cấp một khung pháp lý đầu tiên cho các tổ chức tài chính vi mô được hoạt động và phát triển toàn diện. Đây là bước ngoặt quan trọng và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính vi mô trong tương lai.
Theo bà Tạ Dương Thương - công tác tại Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp.HCM, các tổ chức tài chính vi mô nhỏ nước ta đang đương đầu với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập và tuân thủ khung pháp lý mới về các lĩnh vực: nguồn lực tài chính, môi trường cạnh tranh, chính sách lao động tiền lương...
Tại Hội nghị “Tiến đến một ngành tài chính vi mô Việt Nam hoạt động bền vững về tài chính trong khuôn khổ pháp lý” tổ chức tại Tp.HCM vừa qua, 4 vấn đề được đưa ra thảo luận nhằm phát triển ngành tài chính vi mô phục vụ người nghèo tốt hơn trong môi trường pháp lý.
Thứ nhất là xây dựng năng lực tổ chức tài chính vi mô đáp ứng yêu cầu về pháp lý. Nghị định 28 sẽ đi vào thực hiện trong thời gian tới, cho phép các tổ chức chính thức hoá hoạt động, tạo tư cách pháp lý rõ ràng và mở rộng phạm vi hoạt động. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Giám đốc CEP cho biết, với Nghị định 28, CEP sẽ có vị trí tốt hơn để huy động vốn bên ngoài mở rộng tầm hoạt động. Các nhà tài trợ thì rất quan tâm đến tư cách pháp nhân của tổ chức nhưng từ trước đến nay chưa có quy định rõ ràng nào đối với ngành tài chính vi mô.
Thứ hai là xây dựng năng lực tổ chức bền vững về tài chính và tuân theo các chuẩn mực tài chính quốc tế. Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và uy tín cho các tổ chức tài chính vi mô; làm cho các tổ chức có thể tiếp cận rộng rãi các nguồn vốn bên ngoài; thích ứng với môi trường đang thay đổi và cung cấp các dịch vụ cho người nghèo một cách bền vững.
Trong trường hợp của CEP, cách đây 5 năm, CEP đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến báo cáo tài chính, các chính sách kế toán và quản lý tín dụng, làm cho tính minh bạch ngày càng cao. CEP đã thuê kiểm toán độc lập, thực hiện đánh giá bên ngoài xếp loại chương trình hoạt động của mình.
Thứ ba là phát triển nguồn vốn để mở rộng hoạt động phục vụ người nghèo. Ví dụ, CEP quyết định kết hợp các khoản vay ưu đãi với tiết kiệm của khách hàng là chiến lược tốt nhất để tăng trưởng vốn trong 5 năm tới, giúp CEP cân đối được các khoản nợ phải trả dài hạn và ngắn hạn. Lãi suất các loại nguồn vốn này thấp hơn lãi suất thương mại.
Thứ tư là các tổ chức tài chính vi mô phải phát triển sản phẩm, dịch vụ đảm bảo hài lòng khách hàng và mục tiêu giảm nghèo.
Chẳng hạn, Quỹ vì tương lai xanh ở Quảng Bình nắm bắt nhu cầu khách hàng đã kịp thời phát triển sản phẩm. Thay vì vòng vay vốn thứ hai có mức vay 2 triệu đồng, thời gian vay 18 tháng và trả lãi gốc hàng tháng như trước đây được thay bằng mức vay 3 triệu đồng, thời gian vay là 24 tháng hoặc mức 5 triệu đồng với thời gian vay 36 tháng và trả gốc 6 tháng 1 lần. Mức vay vòng đầu 1 triệu đồng trong 12 tháng và trả dần gốc hàng tháng được giữ nguyên.
Quỹ xem phát triển sản phẩm là cách thức đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu tốt hơn vừa để Quỹ phát triển thành một tổ chức hoạt động tín dụng vi mô độc lập vừa để cung cấp các khoản vay chất lượng tốt.