Tàu sân bay Trung Quốc tiến gần Đài Loan
Căng thẳng gia tăng kể từ khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan
Một nhóm tàu chiến Trung Quốc dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm duy nhất của nước này đã di chuyển qua vùng biển phía Nam đảo Đài Loan và đi về phía Tây Nam, chính quyền Đài Loan cho biết ngày 26/12.
Tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai, nhưng không công bố ngày hạ thủy dự kiến. Chương trình tàu sân bay là một bí mật quốc gia của Trung Quốc.
Theo một báo cáo hồi năm 2015 của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh có thể đóng nhiều tàu sân bay trong vòng 15 năm tới.
Về phần mình, Trung Quốc cho biết đây là một cuộc tập trận thường kỳ của nước này.
Theo tin từ Reuters, Đài Loan nói tàu sân bay Liêu Ninh cùng với 5 chiến hạm khác của Trung Quốc đã di chuyển cách 90 hải lý từ điểm cực Nam của đảo Đài Loan vào buổi sáng ngày thứ Hai. Nhóm tàu chiến này đã đi qua eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines.
“Giữ cảnh giác và linh hoạt luôn là biện pháp thông thường để duy trì an ninh không phận”, phát ngôn viên quân sự Đài Loan Chen Chung-chi nói. Ông Chen từ chối cho biết liệu Đài Loan có triển khai chiến đấu cơ và tàu ngầm để phản ứng với sự việc này hay không.
Theo ông Chen, Đài Loan sẽ tiếp tục “theo dõi và nắm chắc tình hình”.
Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề Đài Loan kể từ khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh “khó chịu”.
Trong một diễn biến khác, vào hôm Chủ Nhật, Trung Quốc đã tiến hành phản đối Mỹ về nội dung liên quan đến Đài Loan trong một đạo luật chính sách quốc phòng vừa được Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama ký phê chuẩn. Đạo luật này đề xuất Mỹ có các cuộc trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc và hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Theo tin từ Reuters, Đài Loan nói tàu sân bay Liêu Ninh cùng với 5 chiến hạm khác của Trung Quốc đã di chuyển cách 90 hải lý từ điểm cực Nam của đảo Đài Loan vào buổi sáng ngày thứ Hai. Nhóm tàu chiến này đã đi qua eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines.
“Giữ cảnh giác và linh hoạt luôn là biện pháp thông thường để duy trì an ninh không phận”, phát ngôn viên quân sự Đài Loan Chen Chung-chi nói. Ông Chen từ chối cho biết liệu Đài Loan có triển khai chiến đấu cơ và tàu ngầm để phản ứng với sự việc này hay không.
Theo ông Chen, Đài Loan sẽ tiếp tục “theo dõi và nắm chắc tình hình”.
Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề Đài Loan kể từ khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh “khó chịu”.
Trong một diễn biến khác, vào hôm Chủ Nhật, Trung Quốc đã tiến hành phản đối Mỹ về nội dung liên quan đến Đài Loan trong một đạo luật chính sách quốc phòng vừa được Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama ký phê chuẩn. Đạo luật này đề xuất Mỹ có các cuộc trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc và hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tuân thủ lời hứa đã đưa ra với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, dừng liên lạc quân sự và bán vũ khí cho Đài Loan, để tránh gây phương hại cho quan hệ Trung-Mỹ, cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”, tuyên bố có đoạn viết.
Tờ Thời báo Hoàn cầu nói cuộc tập trận cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang cải thiện được năng lực tác chiến và nói tàu sân bay này nên di chuyển tới những vùng biển xa hơn.
“Hạm đội Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ di chuyển tới Đông Thái Bình Dương. Khi hàng không mẫu hạm của Trung Quốc xuất hiện ở những vùng biển ngoài khơi nước Mỹ một ngày nào đó, điều đó sẽ dẫn tới suy nghĩ mạnh mẽ về nguyên tắc hàng hải”, tờ báo viết.
Trung Quốc vốn dĩ đã “nổi giận” vì những cuộc tuần tra của chiến hạm Mỹ gần những thực thể mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền vô căn cứ trên biển Đông.
Căng thẳng tiếp tục gia tăng khi mới đây tàu hải quân Trung Quốc bắt giữ một tàu ngầm không người lái của Mỹ ở biển Đông. Trung Quốc hiện đã trao trả lại tàu ngầm này cho Mỹ.
Nhật Bản ngày 25/12 cho biết đã phát hiện thấy 6 tàu hải quân Mỹ, bao gồm tàu Liêu Ninh, di chuyển qua vùng biển giữa hai đảo Miyako và Okinawa để tới Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên của Chính phủ Nhật Bản ngày 26/12 nói cuộc tập trận cho thấy năng lực quân sự mở rộng của Trung Quốc và Tokyo đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến có liên quan.
Trong tháng này, không quân Trung Quốc đã có các cuộc tập trận tầm xa ở biển Đông và biển Hoa Đông, khiến Nhật Bản và Đài Loan bày tỏ lo ngại. Trung Quốc nói các cuộc tập trận này là hoạt động thường kỳ.
Trước đây, hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc(nguyên bản do Liên Xô sản xuất) đã từng tham gia một số cuộc tập trận, bao gồm tập trận ở biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới đưa tàu sân bay này thực hiện được những nội dung tập trận như các tàu sân bay của Mỹ đã làm nhiều thập kỷ nay.
Tờ Thời báo Hoàn cầu nói cuộc tập trận cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang cải thiện được năng lực tác chiến và nói tàu sân bay này nên di chuyển tới những vùng biển xa hơn.
“Hạm đội Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ di chuyển tới Đông Thái Bình Dương. Khi hàng không mẫu hạm của Trung Quốc xuất hiện ở những vùng biển ngoài khơi nước Mỹ một ngày nào đó, điều đó sẽ dẫn tới suy nghĩ mạnh mẽ về nguyên tắc hàng hải”, tờ báo viết.
Trung Quốc vốn dĩ đã “nổi giận” vì những cuộc tuần tra của chiến hạm Mỹ gần những thực thể mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền vô căn cứ trên biển Đông.
Căng thẳng tiếp tục gia tăng khi mới đây tàu hải quân Trung Quốc bắt giữ một tàu ngầm không người lái của Mỹ ở biển Đông. Trung Quốc hiện đã trao trả lại tàu ngầm này cho Mỹ.
Nhật Bản ngày 25/12 cho biết đã phát hiện thấy 6 tàu hải quân Mỹ, bao gồm tàu Liêu Ninh, di chuyển qua vùng biển giữa hai đảo Miyako và Okinawa để tới Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên của Chính phủ Nhật Bản ngày 26/12 nói cuộc tập trận cho thấy năng lực quân sự mở rộng của Trung Quốc và Tokyo đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến có liên quan.
Trong tháng này, không quân Trung Quốc đã có các cuộc tập trận tầm xa ở biển Đông và biển Hoa Đông, khiến Nhật Bản và Đài Loan bày tỏ lo ngại. Trung Quốc nói các cuộc tập trận này là hoạt động thường kỳ.
Trước đây, hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc(nguyên bản do Liên Xô sản xuất) đã từng tham gia một số cuộc tập trận, bao gồm tập trận ở biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới đưa tàu sân bay này thực hiện được những nội dung tập trận như các tàu sân bay của Mỹ đã làm nhiều thập kỷ nay.
Tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai, nhưng không công bố ngày hạ thủy dự kiến. Chương trình tàu sân bay là một bí mật quốc gia của Trung Quốc.
Theo một báo cáo hồi năm 2015 của Lầu Năm Góc, Bắc Kinh có thể đóng nhiều tàu sân bay trong vòng 15 năm tới.