Thâm hụt thương mại Mỹ lại phình to
Sau khi thu hẹp xuống dưới 37 tỷ USD trong tháng đầu năm, thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 2 lại phình to
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 2/2010 cao hơn so với dự báo, do xuất khẩu tăng yếu trong khi nhập khẩu lại “đại nhảy vọt”. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa từ tivi cho tới vải vóc, quần áo của quốc gia này đã tăng trở lại.
Việc mức thâm hụt cao hơn dự báo được coi là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thực sự phục hồi. Các nhà kinh tế cho rằng, mức thâm thủng thương mại này sẽ tăng trong năm nay, nhưng vẫn hy vọng kim ngạch xuất khẩu cao sẽ giúp nâng đỡ lợi nhuận cho các hãng sản xuất ở Mỹ.
“Việc xuất khẩu tăng cao cho thấy sự hồi phục đang trở nên rõ ràng hơn”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Michael Feroli, chuyên gia kinh tế truởng của JPMorgan Chase & Co tại New York. “Mức thâm hụt này sẽ thu hẹp một chút từ đây cho tới hết năm sau hoặc hai năm nữa…”.
Hãng tin AP dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 13/4 cho hay, thâm hụt thương mại tháng 2 của nước này tăng 7,4% lên 39,7 tỷ USD, cao hơn hẳn so với mức 38,5 tỷ mà các chuyên gia kinh tế dự báo.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0,2% lên 143,2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008. Các lĩnh vực xuất khẩu mạnh nhất là ôtô và linh kiện, máy móc công nghiệp, thiết bị bán dẫn và động cơ máy bay dân dụng.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu “nhảy” 1,7% lên 182,9 tỷ USD do lượng hàng hóa tiêu dùng nhập từ nước ngoài vào Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 tới nay. Trong đó, đạt mức tăng kỷ lục là máy tính, tivi, các thiết bị điện tử khác, đồ chơi, game và quần áo.
Tháng 1/2010, thâm hụt thương mại của Mỹ bất ngờ thu hẹp, từ mức 39,9 tỷ USD hồi tháng 12/2009 xuống còn 36,95 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu giảm 0,3% xuống 142,9 tỷ USD, còn nhập khẩu giảm 1,7% xuống 179,8 tỷ USD. Điều này đã gây bất ngờ với các chuyên gia kinh tế khi phần lớn trong số họ đều đưa ra con số dự báo là 41 tỷ USD.
Trước việc kim ngạch xuất nhập khẩu đồng thời suy giảm trong tháng đầu năm, nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra lo ngại rằng viễn cảnh hồi phục kinh tế Mỹ vốn đã yếu ớt càng trở nên ảm đạm. Do vậy, việc nhập khẩu bất ngờ tăng trở lại trong tháng 2/2010 ít nhiều sẽ có lợi cho thị trường.
Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn tin rằng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm nay, do kinh tế toàn cầu hồi phục và đồng USD yếu sẽ giúp các công ty Mỹ đưa ra những sản phẩm với giá thành rẻ hơn các đối thủ nước ngoài.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu trong vòng 5 năm tới nhằm tạo được thêm 2 triệu việc làm.
Các nhà kinh tế học coi mục tiêu này là quá tham vọng, nhưng vẫn cho rằng việc kinh tế toàn cầu hồi phục và giá USD giảm sâu hơn, đặc biệt là tỷ giá USD so với Nhân dân tệ, sẽ giúp nâng cao nhu cầu đối với hàng hóa của Mỹ.
Việc mức thâm hụt cao hơn dự báo được coi là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thực sự phục hồi. Các nhà kinh tế cho rằng, mức thâm thủng thương mại này sẽ tăng trong năm nay, nhưng vẫn hy vọng kim ngạch xuất khẩu cao sẽ giúp nâng đỡ lợi nhuận cho các hãng sản xuất ở Mỹ.
“Việc xuất khẩu tăng cao cho thấy sự hồi phục đang trở nên rõ ràng hơn”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Michael Feroli, chuyên gia kinh tế truởng của JPMorgan Chase & Co tại New York. “Mức thâm hụt này sẽ thu hẹp một chút từ đây cho tới hết năm sau hoặc hai năm nữa…”.
Hãng tin AP dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 13/4 cho hay, thâm hụt thương mại tháng 2 của nước này tăng 7,4% lên 39,7 tỷ USD, cao hơn hẳn so với mức 38,5 tỷ mà các chuyên gia kinh tế dự báo.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0,2% lên 143,2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008. Các lĩnh vực xuất khẩu mạnh nhất là ôtô và linh kiện, máy móc công nghiệp, thiết bị bán dẫn và động cơ máy bay dân dụng.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu “nhảy” 1,7% lên 182,9 tỷ USD do lượng hàng hóa tiêu dùng nhập từ nước ngoài vào Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 tới nay. Trong đó, đạt mức tăng kỷ lục là máy tính, tivi, các thiết bị điện tử khác, đồ chơi, game và quần áo.
Tháng 1/2010, thâm hụt thương mại của Mỹ bất ngờ thu hẹp, từ mức 39,9 tỷ USD hồi tháng 12/2009 xuống còn 36,95 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu giảm 0,3% xuống 142,9 tỷ USD, còn nhập khẩu giảm 1,7% xuống 179,8 tỷ USD. Điều này đã gây bất ngờ với các chuyên gia kinh tế khi phần lớn trong số họ đều đưa ra con số dự báo là 41 tỷ USD.
Trước việc kim ngạch xuất nhập khẩu đồng thời suy giảm trong tháng đầu năm, nhiều chuyên gia phân tích tỏ ra lo ngại rằng viễn cảnh hồi phục kinh tế Mỹ vốn đã yếu ớt càng trở nên ảm đạm. Do vậy, việc nhập khẩu bất ngờ tăng trở lại trong tháng 2/2010 ít nhiều sẽ có lợi cho thị trường.
Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn tin rằng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm nay, do kinh tế toàn cầu hồi phục và đồng USD yếu sẽ giúp các công ty Mỹ đưa ra những sản phẩm với giá thành rẻ hơn các đối thủ nước ngoài.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu trong vòng 5 năm tới nhằm tạo được thêm 2 triệu việc làm.
Các nhà kinh tế học coi mục tiêu này là quá tham vọng, nhưng vẫn cho rằng việc kinh tế toàn cầu hồi phục và giá USD giảm sâu hơn, đặc biệt là tỷ giá USD so với Nhân dân tệ, sẽ giúp nâng cao nhu cầu đối với hàng hóa của Mỹ.