Tham vọng xây tháp cao nhất thế giới trong 90 ngày của Trung Quốc
Tòa tháp này có tên là Sky City, nằm ở thành phố Changsha bên sông Xiangjiang, bao gồm 220 tầng
Trung Quốc đang có ý định xây dựng tòa tháp cao nhất thế giới, vượt tháp Burj Khalifa của Dubai, chỉ trong vòng có 3 tháng. Tòa tháp dự kiến hoàn thành vào cuối quý 1 năm sau có độ cao 838 mét.
Theo trang Gizmodo, tòa tháp này có tên là Sky City, nằm ở thành phố Changsha bên sông Xiangjiang, bao gồm 220 tầng.
Thông tin về dự án nhà chọc trời xây trong vòng có 3 tháng, với tốc độ xây 5 tầng một ngày này, hoàn toàn không phải là một câu chuyện đùa. Nhiều người có thể không tin, nhưng nhà thầu của dự án, công ty Broad Sustainable Building, cho biết, tòa nhà được thiết kế bởi một số kỹ sư từng tham gia dự án tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa. Ngoài ra, Broad Sustainable cũng đã từng xây một khách sạn 30 tầng chỉ trong vòng có 15 ngày và hiện tòa nhà này vẫn đang hoạt động bình thường!
Theo dự kiến, phần móng của tòa nhà sẽ bắt đầu được xây dựng vào cuối năm nay sau khi nhà chức trách Trung Quốc đưa ra sự chấp thuận lần cuối cho dự án.
Cơ sở để dự án Sky City hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi trên là công nghệ sử dụng các mô-đun đúc sẵn của Broad Sustainable. Công ty này đã có bề dày xây dựng 20 tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc, bao gồm khách sạn 30 tầng xây trong 15 ngày nói trên. Kể từ khi xây dựng khách sạn đó, công nghệ của Broad Sustainable đã ngày càng hoàn thiện, đưa công ty này tới tham vọng xây xong tòa tháp cao nhất thế giới trong 3 tháng.
Không giống như tháp Burj Khalifa, tháp Sky City sẽ được sử dụng hầu hết làm nhà ở. Với tổng diện tích lên tới hơn 1 triệu mét vuông, toà nhà sẽ “ngốn” tổng cộng 200.000 tấn thép. Sky City sẽ giống một thị trấn nhỏ, với đầy đủ các dịch vụ đảm bảo cuộc sống gần 20.000 người dân.
Ước tính, nếu được thông qua, việc xây dựng dự án này sẽ tạo ra việc làm cho 3.000 công nhân. Chi phí xây dựng Sky City vào khoảng hơn 600 triệu USD, bằng chưa đầy một nửa số tiền 1,5 tỷ USD mà Dubai chi ra để xây Burj Khalifa. Ngoài ra, thời gian để xây Burj Khalifa cũng mất tới 5 năm, tức là 60 tháng, dài gấp 20 lần thời gian dự kiến xây Sky City.
83% tòa nhà này sẽ được dùng làm nhà ở, còn lại là diện tích cho văn phòng, trường học, bệnh viện, khu mua sắm và nhà hàng. Sẽ có tất cả 104 thang máy tốc độ cao trong tòa nhà.
Một ưu điểm nữa của Sky City so với Burj Khalifa là chi phí xây dựng của tòa tháp Trung Quốc chỉ mất 1.500 USD/m2 so với mức chi phí 15.000 USD/m2 của tòa tháp ở Dubai. Mức chi phí rẻ này có được là nhờ công nghệ đúc sẵn nêu ở trên.
Ngoài ra, tòa nhà cũng được cho là sẽ chịu được động đất 9 độ richter, chống lửa được trong 3 giờ đồng hồ và sử dụng năng lượng rất hiệu quả nhờ công nghệ cách nhiệt, cửa sổ 4 lớp và công nghệ điều hòa không khí khác biệt.
Theo trang Gizmodo, tòa tháp này có tên là Sky City, nằm ở thành phố Changsha bên sông Xiangjiang, bao gồm 220 tầng.
Thông tin về dự án nhà chọc trời xây trong vòng có 3 tháng, với tốc độ xây 5 tầng một ngày này, hoàn toàn không phải là một câu chuyện đùa. Nhiều người có thể không tin, nhưng nhà thầu của dự án, công ty Broad Sustainable Building, cho biết, tòa nhà được thiết kế bởi một số kỹ sư từng tham gia dự án tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa. Ngoài ra, Broad Sustainable cũng đã từng xây một khách sạn 30 tầng chỉ trong vòng có 15 ngày và hiện tòa nhà này vẫn đang hoạt động bình thường!
Theo dự kiến, phần móng của tòa nhà sẽ bắt đầu được xây dựng vào cuối năm nay sau khi nhà chức trách Trung Quốc đưa ra sự chấp thuận lần cuối cho dự án.
Cơ sở để dự án Sky City hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi trên là công nghệ sử dụng các mô-đun đúc sẵn của Broad Sustainable. Công ty này đã có bề dày xây dựng 20 tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc, bao gồm khách sạn 30 tầng xây trong 15 ngày nói trên. Kể từ khi xây dựng khách sạn đó, công nghệ của Broad Sustainable đã ngày càng hoàn thiện, đưa công ty này tới tham vọng xây xong tòa tháp cao nhất thế giới trong 3 tháng.
Không giống như tháp Burj Khalifa, tháp Sky City sẽ được sử dụng hầu hết làm nhà ở. Với tổng diện tích lên tới hơn 1 triệu mét vuông, toà nhà sẽ “ngốn” tổng cộng 200.000 tấn thép. Sky City sẽ giống một thị trấn nhỏ, với đầy đủ các dịch vụ đảm bảo cuộc sống gần 20.000 người dân.
Ước tính, nếu được thông qua, việc xây dựng dự án này sẽ tạo ra việc làm cho 3.000 công nhân. Chi phí xây dựng Sky City vào khoảng hơn 600 triệu USD, bằng chưa đầy một nửa số tiền 1,5 tỷ USD mà Dubai chi ra để xây Burj Khalifa. Ngoài ra, thời gian để xây Burj Khalifa cũng mất tới 5 năm, tức là 60 tháng, dài gấp 20 lần thời gian dự kiến xây Sky City.
83% tòa nhà này sẽ được dùng làm nhà ở, còn lại là diện tích cho văn phòng, trường học, bệnh viện, khu mua sắm và nhà hàng. Sẽ có tất cả 104 thang máy tốc độ cao trong tòa nhà.
Một ưu điểm nữa của Sky City so với Burj Khalifa là chi phí xây dựng của tòa tháp Trung Quốc chỉ mất 1.500 USD/m2 so với mức chi phí 15.000 USD/m2 của tòa tháp ở Dubai. Mức chi phí rẻ này có được là nhờ công nghệ đúc sẵn nêu ở trên.
Ngoài ra, tòa nhà cũng được cho là sẽ chịu được động đất 9 độ richter, chống lửa được trong 3 giờ đồng hồ và sử dụng năng lượng rất hiệu quả nhờ công nghệ cách nhiệt, cửa sổ 4 lớp và công nghệ điều hòa không khí khác biệt.