Thiếu lực hỗ trợ, gạo quay đầu xuống giá
Sau mấy tuần liên tục tăng, giá lúa xuất khẩu của Việt Nam tuần qua quay đầu đi xuống, giá lúa gạo tại ĐBSCL cũng chững lại
Nhu cầu nhập khẩu gạo mới của Indonesia đã không đủ sức để nâng đỡ giá gạo của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, trong tuần qua, do nhu cầu nói chung của thị trường vẫn ở mức thấp mà nguồn cung thì dồi dào.
“Đơn đặt hàng 300.000 tấn gạo gần đây từ Indonesia có vẻ như quá nhỏ bé để hỗ trợ giá gạo của Việt Nam. Giá chào bán gạo các loại của Việt Nam trong tuần qua đều giảm”, một thương nhân nói với Reuters.
Theo số liệu của hãng tin này, vào giữa tuần, giá xuất khẩu gạo 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn, của Việt Nam chào ở mức 450-455 USD/tấn, giảm từ mức 455-460 USD/tấn vào tuần trước đó. Giá gạo loại 25% tấm giảm còn 420-425 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 425-430 USD/tấn trong tuần trước đó.
Những khách hàng lớn khác như Trung Quốc hiện đang rất im ắng, trong khi một số khách hàng châu Phi lại đang xem xét mua gạo từ Pakistan vì gạo 5% tấm của nước này được chào bán với mức giá thậm chí chỉ 425 USD/tấn - một thương nhân ở Tp.HCM cho biết.
Tại Ấn Độ, giao dịch gạo tuần qua cũng diễn ra ảm đạm, với không có thêm hợp đồng xuất khẩu lớn nào được ký. Giá gạo thường của Ấn Độ phổ biến ở mức 385-445 USD/tấn, ngang với mức giá của tuần trước đó.
Lượng gạo tồn kho cao đang là nhân tố gây áp lực giảm giá đối với gạo Ấn Độ. Tính đến đầu tháng 10, lượng gạo trong kho tạm trữ của Chính phủ nước này là 23,4 triệu tấn, so với mục tiêu tạm trữ chỉ 5,2 triệu tấn.
Cho dù nguồn cung tăng cao, gạo Thái Lan vững giá trong tuần qua và cao hơn giá gạo của các nước khác nhờ chương trình can thiệp của Chính phủ nước này và nhu cầu mang tính thời vụ của thị trường nội địa. Giá gạo trắng loại 100% B của Thái tuần qua đứng ở mức 570 USD/tấn, giá gạo 5% tấm là 560 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó, cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Việt Nam.
Trong bối cảnh hầu hết khách hàng quay lưng lại với gạo Thái vì giá cao, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể đạt kỷ lục 7,5-,7,7 triệu tấn, giúp Việt Nam soán ngôi nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của Thái Lan. Về phần mình, Thái Lan tuyên bố mục tiêu xuất khẩu 7,5 tấn gạo trong năm nay và nỗ lực giữ ngôi số 1 bằng cách xuất khẩu 8,5 triệu tấn gạo trong năm 2013.
Tuy nhiên, giới thương nhân cho rằng, Thái Lan khó có thể đạt được những mục tiêu như thế nếu nước này không điều chỉnh chính sách đối với thị trường lúa gạo.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tuần qua cũng tăng chậm lại, hoặc ngừng tăng đối với một số loại. Trước đó, giá lúa gạo tại khu vực này đã tăng vài tuần liên tục.
VFA cho biết, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua loại thường dao động từ 5.950 - 6.100 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước đó, lúa dài khoảng 6.150 - 6.300 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.950 - 8.100 đồng/kg tùy từng địa phương, không thay đổi so với tuần trước đó; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm giá 7.800 - 7.950 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, bằng với mức giá của tuần trước đó.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.050 - 9.150 đồng/kg, bằng giá của tuần trước đó; gạo 15% tấm 8.800 - 8.900 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; và gạo 25% tấm khoảng 8.400 - 8.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 50 đồng/kg.
Cũng theo số liệu từ VFA, từ ngày 1/11 đến ngày 8/11/2012, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 138.570 tấn, trị giá FOB 66,642 triệu USD, trị giá CIF 69,677 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,622 triệu tấn gạo, trị giá FOB 2,943 tỷ USD, trị giá CIF 3,017 tỷ USD.
“Đơn đặt hàng 300.000 tấn gạo gần đây từ Indonesia có vẻ như quá nhỏ bé để hỗ trợ giá gạo của Việt Nam. Giá chào bán gạo các loại của Việt Nam trong tuần qua đều giảm”, một thương nhân nói với Reuters.
Theo số liệu của hãng tin này, vào giữa tuần, giá xuất khẩu gạo 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn, của Việt Nam chào ở mức 450-455 USD/tấn, giảm từ mức 455-460 USD/tấn vào tuần trước đó. Giá gạo loại 25% tấm giảm còn 420-425 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 425-430 USD/tấn trong tuần trước đó.
Những khách hàng lớn khác như Trung Quốc hiện đang rất im ắng, trong khi một số khách hàng châu Phi lại đang xem xét mua gạo từ Pakistan vì gạo 5% tấm của nước này được chào bán với mức giá thậm chí chỉ 425 USD/tấn - một thương nhân ở Tp.HCM cho biết.
Tại Ấn Độ, giao dịch gạo tuần qua cũng diễn ra ảm đạm, với không có thêm hợp đồng xuất khẩu lớn nào được ký. Giá gạo thường của Ấn Độ phổ biến ở mức 385-445 USD/tấn, ngang với mức giá của tuần trước đó.
Lượng gạo tồn kho cao đang là nhân tố gây áp lực giảm giá đối với gạo Ấn Độ. Tính đến đầu tháng 10, lượng gạo trong kho tạm trữ của Chính phủ nước này là 23,4 triệu tấn, so với mục tiêu tạm trữ chỉ 5,2 triệu tấn.
Cho dù nguồn cung tăng cao, gạo Thái Lan vững giá trong tuần qua và cao hơn giá gạo của các nước khác nhờ chương trình can thiệp của Chính phủ nước này và nhu cầu mang tính thời vụ của thị trường nội địa. Giá gạo trắng loại 100% B của Thái tuần qua đứng ở mức 570 USD/tấn, giá gạo 5% tấm là 560 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước đó, cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Việt Nam.
Trong bối cảnh hầu hết khách hàng quay lưng lại với gạo Thái vì giá cao, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể đạt kỷ lục 7,5-,7,7 triệu tấn, giúp Việt Nam soán ngôi nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của Thái Lan. Về phần mình, Thái Lan tuyên bố mục tiêu xuất khẩu 7,5 tấn gạo trong năm nay và nỗ lực giữ ngôi số 1 bằng cách xuất khẩu 8,5 triệu tấn gạo trong năm 2013.
Tuy nhiên, giới thương nhân cho rằng, Thái Lan khó có thể đạt được những mục tiêu như thế nếu nước này không điều chỉnh chính sách đối với thị trường lúa gạo.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tuần qua cũng tăng chậm lại, hoặc ngừng tăng đối với một số loại. Trước đó, giá lúa gạo tại khu vực này đã tăng vài tuần liên tục.
VFA cho biết, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL tuần qua loại thường dao động từ 5.950 - 6.100 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với tuần trước đó, lúa dài khoảng 6.150 - 6.300 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.950 - 8.100 đồng/kg tùy từng địa phương, không thay đổi so với tuần trước đó; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm giá 7.800 - 7.950 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, bằng với mức giá của tuần trước đó.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.050 - 9.150 đồng/kg, bằng giá của tuần trước đó; gạo 15% tấm 8.800 - 8.900 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; và gạo 25% tấm khoảng 8.400 - 8.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 50 đồng/kg.
Cũng theo số liệu từ VFA, từ ngày 1/11 đến ngày 8/11/2012, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 138.570 tấn, trị giá FOB 66,642 triệu USD, trị giá CIF 69,677 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,622 triệu tấn gạo, trị giá FOB 2,943 tỷ USD, trị giá CIF 3,017 tỷ USD.