Thói quen ăn uống có thể dẫn đến ung thư?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư, một trong số đó là do thói quen ăn uống hàng ngày, chúng ta cần chủ động phòng tránh.
Ung thư là một trong những bệnh không lây nhiễm và có xu hướng ngày càng gia tăng ở nước ta hiện nay. Theo ghi nhận năm 2010, cả nước ta có 126.000 trường hợp mắc mới. 94.000 người tử vong do các bệnh ung thư.
Các bênh ung thư phổ biến ở nam giới gồm có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thu đại trực tràng, ung thư thực quản. Trong khi đó bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới gồm có ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư gan và ung thư dạ dày.80% nguyên nhân gây ung thư là do các yếu tố môi trường bên ngoài như là lối sống thiếu khoa học, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực và thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hay hoạt động tình dục không an toàn. Một trong những yếu tố môi trường bên ngoài liên quan đến ô nhiễm môi trường như ô nhiễm nguồn nước.Theo PGS.TS. Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện đào tạo Y học dự phòng và YTCC, chế độ dinh dưỡng đóng góp 40% nguyên nhân gây ung thư cho con người. Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào phong tục tập quán của từng địa phương và của từng quốc gia. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ thì cũng góp phần ngăn ngừa ung thư. Theo đó, chúng ta cần có lựa chọn trong chế độ ăn uống của mình như là không ăn quá nhiều chất béo. Các bệnh ung thư ở chị em như ung thư vú, ung thư buồng trứng thường có mối liên quan đến những người quá dư thừa mỡ trong cơ thể.Chúng ta không ăn những thực không an toàn như đã bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm, ví dụ như chất aflatoxin trong hạt lạc bị mốc là nguyên nhân gây ung thư gan. Bên cạnh đó, lối sống như thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia ở nam giới là nguyên nhân gây ra ung thư thực quản, ung thư phổi, cũng như lối sống tĩnh tại không có hoạt động thể lực là nguy cơ gây ra các bệnh ung thư.Nhiều bệnh nhân ung thư cho rằng, một chế độ ăn quá tốt có thể làm cho khối u tăng trưởng nhanh. PGS. TS Lê Thị Hương nhận định đó là quan điểm sai lầm, vì khi chúng ta mắc ung thư thì sẽ xảy ra hiện tượng giã hóa các protein trong cơ thể và cơ thể sẽ suy kiệt, suy mòn dần. Và nếu như trên cơ thể người bệnh mà lại không có dinh dưỡng thì chúng ta chống đỡ lại bệnh tật khó khăn hơn, chúng ta cũng không thể phẫu thuật, xạ trị. Vì thế, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư rất quan trọng đóng góp rất nhiều vào tiến trình điều trị của người bệnh.Các nghiên cứu đã chỉ ra, đối với bệnh nhân ung thư thì có đến 50% người ung thư bị suy dinh dưỡng. Trong đó có 20% chết là do suy kiệt, suy dinh dưỡng trước căn bệnh ung thư, chính vì vậy chúng ta không đòi hỏi kiêng quá nhiều các loại thực phẩm. Bệnh nhân ung thư mà vẫn có thể ăn uống bình thường bằng đường miệng thì cần có chế độ ăn bằng miệng bình thường và cần hợp lý đa dạng thực phẩm, chế biến tạo cảm giác ngon miệng. Với sụt cân nhanh là dấu hiệu để mọi người nghĩ mắc bệnh ung thư để đến các cơ sở y tế để khám tuy nhiên do chế độ ép cân, các bạn nữ muốn có thân hình đẹp cố gắng ép cân thì đó ko phải dấu hiệu bệnh.
Các bênh ung thư phổ biến ở nam giới gồm có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thu đại trực tràng, ung thư thực quản. Trong khi đó bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới gồm có ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư gan và ung thư dạ dày.
Thừa cân, béo phì có liên quan đến một số bệnh ung thư ở chị em
Chế độ ăn của bạn nên có nhiều rau củ, hạn chế thịt đỏ
Liên quan đến điều trị cho bệnh nhân ung thư, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc viện K Trung ương cho biết, bên cạnh diệt tế bào ung thư thì hóa chất cũng ảnh hưởng đến một số tế bào lành, đặc biệt là các mô như tủy xương, mô tiêu hóa vì thể gây ra tác dụng phụ trên lâm sàng như rụng tóc, buồn nôn, tuy nhiên nếu chúng ra dùng thuốc đúng liều, đúng chỉ dẫn thì các ảnh hưởng phụ này hoàn toàn có thể kiểm soát được và ý kiến nói rằng hóa chất làm tăng tỉ lệ chết cho bệnh ung thư là hoàn toàn vô lý.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về ung thư đã đưa khuyến cáo giúp cho mọi người phòng chống căn bệnh này. Khuyến cáo bao gồm: Không hút thuốc lá, không ăn thức ăn quá cay, quá nóng, không đồ nướng, thức ăn bị mốc, hạn chế ăn nhiều đạm, chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, tăng cường hoạt đông thể lực, tình dục an toàn và tiêm phòng một số loại vắc- xin có khả năng chống lại một số một số bệnh ung thư. Và một điều quan trọng là mỗi người chúng ta xây dựng thói quen khám sức khỏe đinh kỳ để có thể phát hiện sớm căn bệnh này.