Thủ tướng: 2013 sẽ tập trung giải quyết bức xúc trong dân
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành chỉ thi yêu cầu tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trong năm 2013
Năm 2013 phấn đấu GDP đạt khoảng 6 - 6,5%, ổn định giá trị đồng tiền, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ, tập trung giải quyết những bức xúc trong nhân dân... là những nội dung đáng chú ý trong chỉ thị 19/CT về “xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015”, vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Điểm nóng giải tỏa đền bù
Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm 2013 sẽ tập trung giải quyết những bức xúc trong nhân dân, nhất là trong việc giải tỏa đền bù thu hồi đất và những tiêu cực trong y tế, giáo dục, đào tạo, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; tăng cường phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội…
Đáng chú ý, chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan bộ ngành cần phải tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Có cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý. Tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác.
Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện, than, xăng dầu, giá dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý; bảo đảm công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.
Theo chỉ đạo của Thủ tưởng, các bộ ngành, đơn vị, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Khuyến khích tập trung ruộng đất, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất công nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...
Đồng thời, phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng và lợi thế lớn, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao. Phát triển các dịch vụ như du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu; xây dựng thương hiệu hàng hóa và một số lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam...
2013 GDP tăng 6-6,5%
Theo đó, mục tiêu tổng quát của năm 2013 là nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013 là tập trung vào thực hiện các giải pháp chính sách, trước hết là các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, đất đai, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Có chế tài đủ mạnh, rõ ràng, minh bạch để quản lý, giám sát có hiệu quả việc sử dụng vốn và tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo đảm khu vực doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình trong nền kinh tế...
Thu nội địa tăng 14-16%
Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đặt mục tiêu huy động vào ngân sách nhà nước năm 2013 từ thuế, phí khoảng 22 – 23% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 14 - 16% so với ước thực hiện năm 2012. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2012.
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (còn thiếu vốn), đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy địnhh của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điểm nóng giải tỏa đền bù
Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm 2013 sẽ tập trung giải quyết những bức xúc trong nhân dân, nhất là trong việc giải tỏa đền bù thu hồi đất và những tiêu cực trong y tế, giáo dục, đào tạo, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; tăng cường phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội…
Đáng chú ý, chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan bộ ngành cần phải tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Có cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý. Tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác.
Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện, than, xăng dầu, giá dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý; bảo đảm công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.
Theo chỉ đạo của Thủ tưởng, các bộ ngành, đơn vị, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Khuyến khích tập trung ruộng đất, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất công nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...
Đồng thời, phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng và lợi thế lớn, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao. Phát triển các dịch vụ như du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu; xây dựng thương hiệu hàng hóa và một số lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam...
2013 GDP tăng 6-6,5%
Theo đó, mục tiêu tổng quát của năm 2013 là nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013 là tập trung vào thực hiện các giải pháp chính sách, trước hết là các chính sách tiền tệ, tín dụng, chính sách thuế, đất đai, cải cách hành chính, giảm phiền hà cho doanh nghiệp và chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Có chế tài đủ mạnh, rõ ràng, minh bạch để quản lý, giám sát có hiệu quả việc sử dụng vốn và tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo đảm khu vực doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình trong nền kinh tế...
Thu nội địa tăng 14-16%
Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đặt mục tiêu huy động vào ngân sách nhà nước năm 2013 từ thuế, phí khoảng 22 – 23% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 14 - 16% so với ước thực hiện năm 2012. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2012.
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu chi còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (còn thiếu vốn), đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy địnhh của Luật Ngân sách Nhà nước.