Thủ tướng chỉ đạo bơm thêm tiền ra thị trường
“Tôi đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải tăng tín dụng lên, đưa thêm tiền ra nhưng phải trải đều ra”
Trước thực tế các chỉ số kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2014, sáng 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, trong 3 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, xuất khẩu, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta đạt kết quả cao hơn trong quý 2 và các quý tiếp theo.
Cụ thể là các bộ, ngành quản lý có thể điều hành nền kinh tế theo hướng kiểm soát lạm phát ở mức 6% hoặc dưới 6%, duy trì tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, trong 3 tháng qua, nền kinh tế vẫn có một số hạn chế, trong đó đáng chú ý là tổng cầu vẫn tăng chậm.
Thủ tướng chỉ đạo, trong khi kinh tế vĩ mô ổn định thì cần phải tăng tổng cầu lên để thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên, trong thời gian qua do tín dụng tăng thấp và giải ngân châm nên tổng cầu tăng chậm theo.
“Tôi đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải tăng tín dụng lên, đưa thêm tiền ra nhưng phải trải đều ra, không để dồn vào các tháng cuối năm, đặc biệt là phải gắn với chất lượng tín dụng, giải quyết nợ xấu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương quan tâm đến tăng tổng cầu đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, vốn đối ứng, công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là vấn đề nợ xấu hiện vẫn còn nặng nề, cần tiếp tục xử lý.
Theo Thủ tướng, dù Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực, song nhìn cung doanh nghiệp tiếp cận vốn vẫn còn khó khăn.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, hiện lãi suất mới đã khá thấp nhưng các khoản vay cũ vẫn còn 15 - 19%, còn rất nặng nề và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “có cách nào tháo gỡ không?”.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành quan tâm đến giá nông sản, gia cầm, cá, nhất là giá lúa vì hiện nay đang quá thấp. Bộ Công Thương nhân rộng mô hình bình ổn giá không dùng ngân sách, Bộ Tài chính kiểm soát giá, công bố kết quả kiểm tra giá sữa…
Trước đó, theo cập nhật từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trong quý 1/2014, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 7,7 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và không cho lạm phát tăng cao.
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2014, sáng 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, trong 3 tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, xuất khẩu, công nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta đạt kết quả cao hơn trong quý 2 và các quý tiếp theo.
Cụ thể là các bộ, ngành quản lý có thể điều hành nền kinh tế theo hướng kiểm soát lạm phát ở mức 6% hoặc dưới 6%, duy trì tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Chính phủ, trong 3 tháng qua, nền kinh tế vẫn có một số hạn chế, trong đó đáng chú ý là tổng cầu vẫn tăng chậm.
Thủ tướng chỉ đạo, trong khi kinh tế vĩ mô ổn định thì cần phải tăng tổng cầu lên để thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên, trong thời gian qua do tín dụng tăng thấp và giải ngân châm nên tổng cầu tăng chậm theo.
“Tôi đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải tăng tín dụng lên, đưa thêm tiền ra nhưng phải trải đều ra, không để dồn vào các tháng cuối năm, đặc biệt là phải gắn với chất lượng tín dụng, giải quyết nợ xấu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương quan tâm đến tăng tổng cầu đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, vốn đối ứng, công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là vấn đề nợ xấu hiện vẫn còn nặng nề, cần tiếp tục xử lý.
Theo Thủ tướng, dù Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái tích cực, song nhìn cung doanh nghiệp tiếp cận vốn vẫn còn khó khăn.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, hiện lãi suất mới đã khá thấp nhưng các khoản vay cũ vẫn còn 15 - 19%, còn rất nặng nề và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “có cách nào tháo gỡ không?”.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành quan tâm đến giá nông sản, gia cầm, cá, nhất là giá lúa vì hiện nay đang quá thấp. Bộ Công Thương nhân rộng mô hình bình ổn giá không dùng ngân sách, Bộ Tài chính kiểm soát giá, công bố kết quả kiểm tra giá sữa…
Trước đó, theo cập nhật từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trong quý 1/2014, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 7,7 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và không cho lạm phát tăng cao.