Thủ tướng: “Không để lạm phát quá 5%”
Tính đến tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng đã hơn 4% so với tháng 12 năm ngoái
Trước thực tế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2016 tăng 0,83% so với tháng trước và tăng 4,09% so với cùng kỳ năm 2015, tiến gần tới mức lạm phát 5% mà Quốc hội đề ra cho năm nay, Thủ tướng yêu cầu phải tính toán vấn đề này để kiểm soát, giữ chỉ số này không vượt quá chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.
GDP không đạt sẽ ảnh hưởng nợ công
Hôm 29/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 10/2016.
Mở đầu phiên họp, hàng loạt những thông tin tích cực của nền kinh tế đã được Thủ tướng dẫn lại, trong đó đáng kể là môi trường kinh doanh của Việt Nam, theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng 9 bậc, đứng thứ 5 trong ASEAN.
Việt Nam cũng cải thiện được ở một số tiêu chí như tiếp cận điện năng tăng 5 bậc, tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc. Đặc biệt, tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng, 31 bậc.
Đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập được kỷ lục về số lượng doanh nghiệp, khi 10 tháng của năm 2016 đã vượt con số 91.000 doanh nghiệp và trong năm nay, sẽ vượt con số là trên 100.000 doanh nghiệp với quy mô vốn ngày càng tăng. Cả nước có 20.000 doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thế nhưng, Thủ tướng cũng lưu ý các bộ ngành rằng, nền kinh tế đang đối mặt với khá nhiều khó khăn, trong đó đáng kể nhất là tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng mới đạt 5,92%.
Chính vì vậy, ngay tại phiên họp, ông yêu cầu các thành viên Chính phủ “phải bàn sâu hơn, kỹ hơn, để có giải pháp bảo đảm tăng trưởng”, đạt mục tiêu đề ra khoảng 6,3-6,5%. Trong đó, lưu ý các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư, xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, tài chính, tín dụng, đầu tư…
Theo Thủ tướng, trong quý 4/2016 phải có các giải pháp thiết thực để tăng trưởng kinh tế phải đạt 7,1 - 7,3%, bởi nếu không đạt tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến nợ công.
“Số lượng tăng trưởng liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác, nhất là vấn đề nợ công, nếu chúng ta không đạt số tuyệt đối về tăng trưởng. Đề nghị các bộ, ngành phải bàn sâu hơn, kỹ hơn để có giải pháp đảm bảo tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra từ 6,3 - 6,5% cả năm. Trong đó có biện pháp giải ngân vốn đầu tư. Tôi đã phê bình một số bộ ngành có liên quan do chậm giải ngân”, Thủ tướng nói.
Ông cũng nhắc nhở tình trạng “xuân thu nhị kỳ” là những tháng đầu năm, tăng trưởng thường chậm hơn. Vấn đề này tái diễn nhiều năm vừa qua, dẫn tới những tháng cuối năm phải “vắt chân lên cổ” để đạt mục tiêu đề ra.
“Chúng ta phải bàn những chủ trương lớn để ngay quý 1/2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao. Phải chủ động ngay từ bây giờ, không để bị động, lúng túng. Không thể để ăn Tết xong mới bàn đến quý 1”, Thủ tướng nói.
Không để lạm phát quá 5%
Song song với tăng trưởng GDP, vấn đề lạm phát cũng đang là thách thức của nền kinh tế cũng như trong điều hành của Chính phủ.
Theo Thủ tướng, so với mục tiêu lạm phát cả năm không quá 5%, tính đến tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng đã hơn 4% so với tháng 12 năm ngoái. Riêng tháng 9 tăng tới 0,83%.
Ông đánh giá, chỉ số giá tăng mạnh chủ yếu do dịch vụ y tế tại các tỉnh, giá dịch vụ vận tải tăng do xăng dầu tăng 2 lần trong tháng 10 và một số yếu tố khác.
“Các bộ, ngành địa phương phải có biện pháp kiểm soát, không để lạm phát tăng quá chỉ tiêu Quốc hội giao là 5%, đảm bảo ổn định vĩ mô”, Thủ tướng chỉ thị.
GDP không đạt sẽ ảnh hưởng nợ công
Hôm 29/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 10/2016.
Mở đầu phiên họp, hàng loạt những thông tin tích cực của nền kinh tế đã được Thủ tướng dẫn lại, trong đó đáng kể là môi trường kinh doanh của Việt Nam, theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng 9 bậc, đứng thứ 5 trong ASEAN.
Việt Nam cũng cải thiện được ở một số tiêu chí như tiếp cận điện năng tăng 5 bậc, tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc. Đặc biệt, tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng, 31 bậc.
Đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập được kỷ lục về số lượng doanh nghiệp, khi 10 tháng của năm 2016 đã vượt con số 91.000 doanh nghiệp và trong năm nay, sẽ vượt con số là trên 100.000 doanh nghiệp với quy mô vốn ngày càng tăng. Cả nước có 20.000 doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thế nhưng, Thủ tướng cũng lưu ý các bộ ngành rằng, nền kinh tế đang đối mặt với khá nhiều khó khăn, trong đó đáng kể nhất là tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng mới đạt 5,92%.
Chính vì vậy, ngay tại phiên họp, ông yêu cầu các thành viên Chính phủ “phải bàn sâu hơn, kỹ hơn, để có giải pháp bảo đảm tăng trưởng”, đạt mục tiêu đề ra khoảng 6,3-6,5%. Trong đó, lưu ý các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư, xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, tài chính, tín dụng, đầu tư…
Theo Thủ tướng, trong quý 4/2016 phải có các giải pháp thiết thực để tăng trưởng kinh tế phải đạt 7,1 - 7,3%, bởi nếu không đạt tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến nợ công.
“Số lượng tăng trưởng liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác, nhất là vấn đề nợ công, nếu chúng ta không đạt số tuyệt đối về tăng trưởng. Đề nghị các bộ, ngành phải bàn sâu hơn, kỹ hơn để có giải pháp đảm bảo tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra từ 6,3 - 6,5% cả năm. Trong đó có biện pháp giải ngân vốn đầu tư. Tôi đã phê bình một số bộ ngành có liên quan do chậm giải ngân”, Thủ tướng nói.
Ông cũng nhắc nhở tình trạng “xuân thu nhị kỳ” là những tháng đầu năm, tăng trưởng thường chậm hơn. Vấn đề này tái diễn nhiều năm vừa qua, dẫn tới những tháng cuối năm phải “vắt chân lên cổ” để đạt mục tiêu đề ra.
“Chúng ta phải bàn những chủ trương lớn để ngay quý 1/2017 đạt tốc độ tăng trưởng cao. Phải chủ động ngay từ bây giờ, không để bị động, lúng túng. Không thể để ăn Tết xong mới bàn đến quý 1”, Thủ tướng nói.
Không để lạm phát quá 5%
Song song với tăng trưởng GDP, vấn đề lạm phát cũng đang là thách thức của nền kinh tế cũng như trong điều hành của Chính phủ.
Theo Thủ tướng, so với mục tiêu lạm phát cả năm không quá 5%, tính đến tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng đã hơn 4% so với tháng 12 năm ngoái. Riêng tháng 9 tăng tới 0,83%.
Ông đánh giá, chỉ số giá tăng mạnh chủ yếu do dịch vụ y tế tại các tỉnh, giá dịch vụ vận tải tăng do xăng dầu tăng 2 lần trong tháng 10 và một số yếu tố khác.
“Các bộ, ngành địa phương phải có biện pháp kiểm soát, không để lạm phát tăng quá chỉ tiêu Quốc hội giao là 5%, đảm bảo ổn định vĩ mô”, Thủ tướng chỉ thị.