Thuốc lá lậu tràn vào “đón” Tết
Tết Nguyên đán đang đến gần, dân buôn thuốc lá lậu tìm đủ mọi cách tuồn qua biên giới khối lượng lớn thuốc lá để "đón" Tết
Các tỉnh phía Nam có đường biên giới giáp Campuchia gồm: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp. Riêng An Giang có gần 100 km đường biên giới và 5 cửa khẩu: Vĩnh Xương, Khánh Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông và Tịnh Biên.
Chính vì vậy tình hình buôn lậu nơi đây diễn ra rất phức tạp, nổi cộm nhất là mặt hàng thuốc lá lậu. Tết Nguyên đán đang đến gần, dân buôn thuốc lá lậu tìm đủ mọi cách tuồn qua biên giới khối lượng lớn thuốc lá để "đón" Tết!
Từ khi Chính phủ áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá cấp thấp, khiến cho giá thành thuốc lá sản xuất trong nước tăng cao. Ngoài ra, theo Nghị định số 59/2006, quy định mặt hàng thuốc lá ngoại không còn là hàng cấm mà là hàng nhập lậu, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức răn đe không cao đã dẫn đến lượng người buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu gia tăng đột biến.
Lãi cao, nhiều người nhập cuộc
Theo Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại (gọi tắt là 127/TW), trên tuyến biên giới đất liền hoạt động buôn lậu thuốc lá ngoại tập trung dọc theo các cửa khẩu biên giới Việt Nam-Campuchia: Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An..
Đặc biệt tại tỉnh An Giang, hoạt động buôn lậu thuốc lá rất sôi động trên tuyến Quốc lộ 91 đoạn từ thị xã Châu Đốc đi thành phố Long Xuyên, Cần Thơ và tỉnh lộ 952 đoạn từ cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương về thị trấn Tân Châu.
Với điều kiện giao thương thuận lợi và giá cả thuốc lá điếu chênh lệch khá cao đã kích thích nhiều người tham gia buôn lậu thuốc lá. Tình hình đấu tranh buôn lậu thuốc của các ngành chức năng An Giang ví như “bắt cóc bỏ dĩa”! Buôn lậu thuốc lá qua biên giới và nạn vận chuyển thuốc lá lậu bằng xe máy phân khối lớn trên các trục lộ giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang từ lâu đã trở thành vấn nạn.
Nhất là vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thuốc lá cho Tết Nguyên đán gia tăng đã làm cho hoạt động buôn lậu thuốc lá điếu càng trở nên sôi động. Tại khu vực bên kia biên giới Campuchia, giáp với tỉnh An Giang có trên 35 kho hàng luôn đầy ắp các mặt hàng: thuốc lá ngoại, rượu ngoại, điện thoại di động, đường cát Thái Lan. Hàng ngày rất nhiều người qua lại chợ gò Tà Mâu và hàng lậu được tuồn vào thị xã Châu Đốc dễ như... đi chợ.
Tại An Giang, thuốc lá lậu lọt qua các cửa khẩu trong tỉnh tập kết tại thị xã Châu Đốc rồi theo Quốc lộ 92 về Cần Thơ, đoạn đường này chỉ dài 110 km, so với các tỉnh khác trong khu vực thì ngắn hơn. Do đó, dân buôn lậu thuốc lá từ Campuchia vào Việt Nam đã chọn tỉnh An Giang là “thánh địa”.
Tại đây nguồn thuốc lá lậu sẽ tỏa đi các tỉnh khu vực ĐBSCL và về Tp.HCM. Mùa khô thì thuốc lá lậu được đầu nậu thuê cửu vạn đai, vác vượt biên về Việt Nam, vào mùa nước nổi thì chở bằng xuồng máy, biên giới bây giờ đã chìm trong nước lũ, mặt nước mênh mông xuồng máy mặc sức tung hoành và thuốc lá lậu vào Việt Nam lại cao gấp nhiều lần so với mùa khô.
Theo cách tính của dân buôn lậu, một thùng Hero từ chợ gò Tà Mâu lọt qua biên giới về được tới Long Xuyên lời 12.000 đồng/cây, nếu vận chuyển trót lọt 1 thùng 50 cây kiếm được 600.000 đồng, một xe máy có thể tải từ 2-3 thùng kiếm lời vài triệu dễ như chơi. Do lãi nhiều đã khiến nhiều người “tình nguyện” đi buôn lậu, nếu lỡ bị bắt cũng không bị tù tội chỉ bị tịch thu!
Buôn lậu, vấn nạn của An Giang
Theo báo cáo của Cục Hải quan An Giang, trong năm 2007, đã phát hiện 112 vụ buôn lậu và vi phạm Luật hải quan, trị giá 1,86 tỷ đồng, trong đó có 59 vụ nhập lậu trị giá 1,1 tỷ đồng. Riêng nhập lậu thuốc lá điếu là 38.850 gói, so với năm 2006 là 22.560 gói, tăng 72%.
Đây chỉ là phần nổi của tảng băng, trong năm 2007, tỉnh An Giang đã tổ chức 2 đợt tiêu hủy gần 800.000 gói thuốc lá lậu! Đại tá Lê Văn Tiền-Phó GĐ công an tỉnh An Giang cho biết, qua 4 tháng triển khai kế hoạch các lực lượng đã tổ chức 1.245 cuộc tuần tra trên Quốc lộ 91, bắt giữ 457 vụ vận chuyển hàng lậu bằng xe máy, xe khách, bắt giữ 205.000 gói thuốc lá lậu, tạm giữ 114 xe máy và xử phạt 252 đối tượng.
Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng lậu trên các tuyến giao thông đường bộ vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Từ khi Quốc lộ 91 bị siết chặt, hàng lậu được tuồn qua cửa khẩu Vĩnh Xương thuộc huyện Tân Châu, theo tỉnh lộ 952 về Trung tâm thương mại Tân Châu và tập kết tại khu vực bến xe Long Sơn, theo tỉnh lộ 954 về huyện Phú Tân. Bọn buôn lậu ngang nhiên tuồn hàng lậu giữa ban ngày và phóng xe máy bạt mạng bất chấp tính mạng người đi đường.
Theo ông Vương Bình Thạnh-Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang-Trưởng BCĐ 127 tỉnh An Giang: “Vận chuyển thuốc lá lậu trên Quốc lộ 91 có giảm nhưng trên cả tỉnh, buôn lậu và vận chuyển thuốc lá lậu đã chuyển hướng sang địa bàn các huyện: Tân Châu, Phú Tân đi cả đường sông lẫn đường bộ. Do vậy, yêu cầu ngành công an phải xây dựng chuyên án triệt để xóa các điểm tập kết, chủ đầu nậu và các đối tượng có hồ sơ sưu tra trên tuyến biên giới”.
Hiện nay, công tác đấu tranh chống buôn lậu và vận chuyển hàng cấm trên các tuyến giao thông đường bộ chỉ có lực lượng PC15 và đội cảnh sát kinh tế công an các huyện, thị tham gia, còn lực lượng công an xã, phường vẫn chưa nhập cuộc. Trong khi đó, công an xã, phường nắm rõ đối tượng thuộc địa bàn nhưng không lập hồ sơ theo dõi.
Theo bà Hồ Thị Ngọc Hương-Trưởng phòng PC15, để công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả, cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của công an xã, phường trong công tác chống buôn lậu và quản lý các đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu chuyên nghiệp.
Chính vì vậy tình hình buôn lậu nơi đây diễn ra rất phức tạp, nổi cộm nhất là mặt hàng thuốc lá lậu. Tết Nguyên đán đang đến gần, dân buôn thuốc lá lậu tìm đủ mọi cách tuồn qua biên giới khối lượng lớn thuốc lá để "đón" Tết!
Từ khi Chính phủ áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá cấp thấp, khiến cho giá thành thuốc lá sản xuất trong nước tăng cao. Ngoài ra, theo Nghị định số 59/2006, quy định mặt hàng thuốc lá ngoại không còn là hàng cấm mà là hàng nhập lậu, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức răn đe không cao đã dẫn đến lượng người buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu gia tăng đột biến.
Lãi cao, nhiều người nhập cuộc
Theo Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại (gọi tắt là 127/TW), trên tuyến biên giới đất liền hoạt động buôn lậu thuốc lá ngoại tập trung dọc theo các cửa khẩu biên giới Việt Nam-Campuchia: Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An..
Đặc biệt tại tỉnh An Giang, hoạt động buôn lậu thuốc lá rất sôi động trên tuyến Quốc lộ 91 đoạn từ thị xã Châu Đốc đi thành phố Long Xuyên, Cần Thơ và tỉnh lộ 952 đoạn từ cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương về thị trấn Tân Châu.
Với điều kiện giao thương thuận lợi và giá cả thuốc lá điếu chênh lệch khá cao đã kích thích nhiều người tham gia buôn lậu thuốc lá. Tình hình đấu tranh buôn lậu thuốc của các ngành chức năng An Giang ví như “bắt cóc bỏ dĩa”! Buôn lậu thuốc lá qua biên giới và nạn vận chuyển thuốc lá lậu bằng xe máy phân khối lớn trên các trục lộ giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang từ lâu đã trở thành vấn nạn.
Nhất là vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thuốc lá cho Tết Nguyên đán gia tăng đã làm cho hoạt động buôn lậu thuốc lá điếu càng trở nên sôi động. Tại khu vực bên kia biên giới Campuchia, giáp với tỉnh An Giang có trên 35 kho hàng luôn đầy ắp các mặt hàng: thuốc lá ngoại, rượu ngoại, điện thoại di động, đường cát Thái Lan. Hàng ngày rất nhiều người qua lại chợ gò Tà Mâu và hàng lậu được tuồn vào thị xã Châu Đốc dễ như... đi chợ.
Tại An Giang, thuốc lá lậu lọt qua các cửa khẩu trong tỉnh tập kết tại thị xã Châu Đốc rồi theo Quốc lộ 92 về Cần Thơ, đoạn đường này chỉ dài 110 km, so với các tỉnh khác trong khu vực thì ngắn hơn. Do đó, dân buôn lậu thuốc lá từ Campuchia vào Việt Nam đã chọn tỉnh An Giang là “thánh địa”.
Tại đây nguồn thuốc lá lậu sẽ tỏa đi các tỉnh khu vực ĐBSCL và về Tp.HCM. Mùa khô thì thuốc lá lậu được đầu nậu thuê cửu vạn đai, vác vượt biên về Việt Nam, vào mùa nước nổi thì chở bằng xuồng máy, biên giới bây giờ đã chìm trong nước lũ, mặt nước mênh mông xuồng máy mặc sức tung hoành và thuốc lá lậu vào Việt Nam lại cao gấp nhiều lần so với mùa khô.
Theo cách tính của dân buôn lậu, một thùng Hero từ chợ gò Tà Mâu lọt qua biên giới về được tới Long Xuyên lời 12.000 đồng/cây, nếu vận chuyển trót lọt 1 thùng 50 cây kiếm được 600.000 đồng, một xe máy có thể tải từ 2-3 thùng kiếm lời vài triệu dễ như chơi. Do lãi nhiều đã khiến nhiều người “tình nguyện” đi buôn lậu, nếu lỡ bị bắt cũng không bị tù tội chỉ bị tịch thu!
Buôn lậu, vấn nạn của An Giang
Theo báo cáo của Cục Hải quan An Giang, trong năm 2007, đã phát hiện 112 vụ buôn lậu và vi phạm Luật hải quan, trị giá 1,86 tỷ đồng, trong đó có 59 vụ nhập lậu trị giá 1,1 tỷ đồng. Riêng nhập lậu thuốc lá điếu là 38.850 gói, so với năm 2006 là 22.560 gói, tăng 72%.
Đây chỉ là phần nổi của tảng băng, trong năm 2007, tỉnh An Giang đã tổ chức 2 đợt tiêu hủy gần 800.000 gói thuốc lá lậu! Đại tá Lê Văn Tiền-Phó GĐ công an tỉnh An Giang cho biết, qua 4 tháng triển khai kế hoạch các lực lượng đã tổ chức 1.245 cuộc tuần tra trên Quốc lộ 91, bắt giữ 457 vụ vận chuyển hàng lậu bằng xe máy, xe khách, bắt giữ 205.000 gói thuốc lá lậu, tạm giữ 114 xe máy và xử phạt 252 đối tượng.
Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng lậu trên các tuyến giao thông đường bộ vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Từ khi Quốc lộ 91 bị siết chặt, hàng lậu được tuồn qua cửa khẩu Vĩnh Xương thuộc huyện Tân Châu, theo tỉnh lộ 952 về Trung tâm thương mại Tân Châu và tập kết tại khu vực bến xe Long Sơn, theo tỉnh lộ 954 về huyện Phú Tân. Bọn buôn lậu ngang nhiên tuồn hàng lậu giữa ban ngày và phóng xe máy bạt mạng bất chấp tính mạng người đi đường.
Theo ông Vương Bình Thạnh-Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang-Trưởng BCĐ 127 tỉnh An Giang: “Vận chuyển thuốc lá lậu trên Quốc lộ 91 có giảm nhưng trên cả tỉnh, buôn lậu và vận chuyển thuốc lá lậu đã chuyển hướng sang địa bàn các huyện: Tân Châu, Phú Tân đi cả đường sông lẫn đường bộ. Do vậy, yêu cầu ngành công an phải xây dựng chuyên án triệt để xóa các điểm tập kết, chủ đầu nậu và các đối tượng có hồ sơ sưu tra trên tuyến biên giới”.
Hiện nay, công tác đấu tranh chống buôn lậu và vận chuyển hàng cấm trên các tuyến giao thông đường bộ chỉ có lực lượng PC15 và đội cảnh sát kinh tế công an các huyện, thị tham gia, còn lực lượng công an xã, phường vẫn chưa nhập cuộc. Trong khi đó, công an xã, phường nắm rõ đối tượng thuộc địa bàn nhưng không lập hồ sơ theo dõi.
Theo bà Hồ Thị Ngọc Hương-Trưởng phòng PC15, để công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả, cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của công an xã, phường trong công tác chống buôn lậu và quản lý các đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu chuyên nghiệp.