Tiếp nhận lao động Việt: Hàn Quốc đang dẫn đầu
Xuất khẩu lao động được nhận định đang trong giai đoạn khó khăn bởi thị trường tiếp nhận lao động ngày càng bị thu hẹp
Sau gần hai năm liên tục dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, tháng 4/2011, thị trường Đài Loan đã tụt xuống đứng thứ hai, sau Hàn Quốc.
Tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết, bốn tháng đầu năm cả nước đưa được 29.842 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng tháng 4/2011, con số này là 10.028 người.
Trong đó, Hàn Quốc hiện là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với 4.562 người; Đài Loan sau gần 2 năm liên tục đứng vị trí số một đã tụt xuống vị trí thứ hai với 3.194 lao động. Các thị trường khác tiếp nhận số lượng lao động không nhiều. Ngay cả thị trường “dễ tính” như Malaysia cũng chỉ tiếp nhận được 763 lao động trong tháng 4; Nhật Bản 588 lao động, Lào 272, UAE 168, Macau 163, Campuchia 152, Saudi Arabia là 112 người.
Trao đổi với VnEconomy, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho biết, so với ba tháng đầu năm, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tăng trong tháng 4, song nhìn chung, tình hình đang ngày càng trở nên khó khăn với lĩnh vực này bởi thị trường tiếp nhận lao động ngày càng bị thu hẹp.
Hiện, thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của Việt Nam với số lượng tương đối chỉ xoay quanh Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia. Tuy nhiên, trong khi lao động muốn sang Hàn Quốc phải trải qua kỳ sát hạch tiếng Hàn khá khó khăn; Malaysia thu nhập vẫn không được cải thiện thì Đài Loan cũng đang bị mất uy tín bởi tình trạng "loạn" phí dịch vụ và phí môi giới.
Tin từ Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết, bốn tháng đầu năm cả nước đưa được 29.842 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng tháng 4/2011, con số này là 10.028 người.
Trong đó, Hàn Quốc hiện là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với 4.562 người; Đài Loan sau gần 2 năm liên tục đứng vị trí số một đã tụt xuống vị trí thứ hai với 3.194 lao động. Các thị trường khác tiếp nhận số lượng lao động không nhiều. Ngay cả thị trường “dễ tính” như Malaysia cũng chỉ tiếp nhận được 763 lao động trong tháng 4; Nhật Bản 588 lao động, Lào 272, UAE 168, Macau 163, Campuchia 152, Saudi Arabia là 112 người.
Trao đổi với VnEconomy, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho biết, so với ba tháng đầu năm, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã tăng trong tháng 4, song nhìn chung, tình hình đang ngày càng trở nên khó khăn với lĩnh vực này bởi thị trường tiếp nhận lao động ngày càng bị thu hẹp.
Hiện, thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của Việt Nam với số lượng tương đối chỉ xoay quanh Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia. Tuy nhiên, trong khi lao động muốn sang Hàn Quốc phải trải qua kỳ sát hạch tiếng Hàn khá khó khăn; Malaysia thu nhập vẫn không được cải thiện thì Đài Loan cũng đang bị mất uy tín bởi tình trạng "loạn" phí dịch vụ và phí môi giới.