13:46 08/01/2020

Vì sao bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm?

An Nhiên

Bộ Y tế dự báo, trong thời gian tới số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng trên toàn quốc, nhất là thời điểm giao mùa đông xuân. Ngoài đảm bảo vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Các chuyên gia y tế cũng khẳng định, Tamiflu không phải là thần dược trị cúm, song trước tình hình nhiều bệnh nhân mắc cúm gia tăng, nhiều người đã đổ xô đi mua loại thuốc này và chấp nhận giá cao gấp 4-5 lần, thậm chí hàng chục lần so với giá niêm yết của Bộ Y tế. Trong khi đó, một trong những phương pháp phòng cúm hữu hiệu là tiêm vacxin thì chưa được nhiều người quan tâm, nhất là người trẻ và trung tuổi.
Vì sao bạn nên tiêm phòng cúm hàng năm? - Ảnh 1.
Không chủ quan với cúm mùaSáng sớm, chị Bùi Thị Huyền, ở quận Tây Hồ, Hà Nội cùng hai con đã có mặt tại Trung tâm Dịch vụ Y tế dự phòng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để đăng ký tiêm vacxin phòng cúm. Theo kinh nghiệm của chị, loại vacxin này giúp phòng tránh cúm rất hiệu quả.Nghe thông tin số người mắc cúm đang gia tăng, chị Nguyễn Thị Nhung ở Gia Lâm cũng vội đưa con đi tiêm phòng. Nhưng cả chị Nhung và chị Huyền đều chỉ chú trọng tiêm vacxin cho trẻ nhỏ mà quên rằng người lớn cũng dễ mắc cúm và cần được tiêm phòng.Bác sĩ Đinh Thị Linh, cán bộ Trung tâm Dịch vụ Y tế dự phòng cho biết, những năm gần đây tỷ lệ tiêm phòng cúm hàng năm đều tăng lên so với trước. Tuy nhiên đối tượng tiêm chủ yếu tập trung ở nhóm người có nguy cơ cao. Người trưởng thành nguy cơ mắc cúm nặng sẽ ít hơn. Tuy nhiên, đối tượng này mang mầm bệnh, nếu như được tiêm chủng sẽ giảm tỷ lệ gây bệnh cho những người trong gia đình, cộng đồng trong môi trường làm việc.Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa là bệnh thường gặp, diễn biến nhẹ, bệnh nhân thường tự khỏi sau từ 5-7 ngày. Người có nguy cơ cao mắc biến chứng nặng là bệnh nhân có tiền sử bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người nghiện rượu, người già, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đã từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp do mắc cúm dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, theo các bác sĩ, tuy là bệnh thường gặp nhưng ngay cả người khỏe mạnh cũng không thể lơ là chủ quan với cúm.  Khuyến cáo tiêm phòng cúmTheo dự báo của Bộ Y tế, trong thời gian tới số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng trên toàn quốc, nhất là thời điểm giao mùa đông xuân. Bên cạnh, các biện pháp dự phòng như đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, Bộ Y tế còn khuyến cáo mọi người nên tiêm vacxin cúm mùa để tăng cường miễn dịch.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, PGĐ Trung tâm Dịch vụ Y tế dự phòng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ: do tác nhân gây cúm là virus có tính thay đổi, nên cần tiêm phòng hàng năm để đạt hiệu quả. Nước ta có hai vùng tương đối khác biệt nhau, ở miền Bắc cần tiêm cúm trước mùa lạnh vào khoảng tháng 9,10, 11. Ở miền Nam không rõ mùa như ở miền Bắc, qua giám sát, rải rác quanh năm đều có virus, theo đó ngay khi nào có vacxin cúm chúng ta đều có thể tiêm.Vacxin cúm hàng năm tiêm cho mọi đối tượng từ 6 tháng tuổi đến người già không phân biệt vùng miền, giới tính, độ tuổi. Những trường hợp cần chú ý đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ nhỏ, và những nơi tập trung đông người. Ví dụ như ở làm việc đi chung thang máy rất dễ lây cúm hay những khu công nghiệp, nơi tập trung lượng lớn công nhân trong một thời điểm, chỉ cần một tác nhân cũng có thể lây lan ra toàn xí nghiệp.
Trường hợp không nên tiêm phòng cúmChống chỉ định tiêm vacxin cúm ở những người đang có bệnh cấp tính như đang sốt, đang điều trị một bệnh. Chống chỉ định tuyệt đối trường hợp dị ứng với vacxin, với các thành phần vacxin đã bị phản ứng lần trước. Người có tiền xử dị ứng với trứng, bởi vì vacxin nuôi cấy trên  trứng.Tác dụng phụ của vacxin cúm cũng giống như các vacxin thông thường khác, bao gồm sưng, đau nhẹ chỗ tiêm, sốt nhẹ thường tự khỏi sau 2-3 ngày. Cá biệt trường hợp có thể xảy ra phản ứng mạnh. Tiêm phòng vacxin cần phải có một thời gian nhất định thì cơ thể mới sinh ra được miễn dịch. Nhìn chung, vacxin tiêm sau 2 tuần thì mới được miễn dịch đầy đủ. Vacxin nói chung cũng không phải tuyệt đối, tuy có tỷ lệ cao, nhưng cũng có người không đáp ứng được với vacxin thì cũng không có tác dụng bảo vệ. Những người tiêm vacxin cúm vẫn có thể mắc cúm nhưng biểu hiện nhẹ đi rất nhiều và thời gian khỏi bệnh nhanh so với người chưa tiêm vacxin lần nào. Hiện nay, đã qua nửa mùa đông nếu bạn chưa đi tiêm phòng cúm vẫn nên đi tiêm, theo Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng.