Tín hiệu từ cổ phiếu chứng khoán?
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đột ngột tăng mạnh về giá và khối lượng
Phiên giao dịch ngày 9/5 đã xuất hiện sự đột biến từ nhóm cổ phiếu chứng khoán khi các mã dẫn đầu đột ngột tăng mạnh về giá và khối lượng.
Trong số những cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết, tín hiệu dẫn dắt thường được đặt vào SSI, KLS, HCM, BVS và VND. Không hẳn đây đều là những công ty chứng khoán dẫn đầu từ góc độ kinh doanh cơ bản, nhưng thuộc tính không thể thiếu của những mã này là tính đầu cơ rất cao, xuất phát nhanh về giá, hút tiền mạnh và thường có sóng lớn trong các chu kỳ tăng trưởng của thị trường.
Do đó, tín hiệu lạ từ nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm nay khiến nhiều nhà đầu tư diễn giải về một khả năng sóng lớn của thị trường.
Điều này cũng có căn cứ khi hầu hết các cổ phiếu chứng khoán tăng giá đều là các công ty lỗ lớn trong quý 1/2011. Trong 5 cổ phiếu dẫn dắt nói trên, chỉ có HCM và KLS có lãi, còn lại đều lỗ. Nguyên nhân của kết quả lỗ là do các công ty phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá khoản đâu tư ngắn hạn và dài hạn. Thị trường sụt giảm khiến giá trị tài sản đầu tư ngắn hạn giảm theo đã “lạm” những khoản rất lớn vào mức lợi nhuận.
Trong trường hợp thị trường phục hồi, có ba khả năng xảy ra khiến tiềm năng của các cổ phiếu này trở nên hấp dẫn. Thứ nhất là giá trị tài sản đầu tư phục hồi khi định giá lại. Công ty sẽ được hoàn nhập dự phòng. Thứ hai là khả năng khoản đầu tư đó cao hơn giá trị đầu tư ban đầu, tức là đầu tư có lãi. Thứ ba là cơ hội tự doanh khả quan.
Theo báo cáo tài chính quý 1, cả 5 công ty chứng khoán nói trên đều có khoản trích lập dự phòng ngắn hạn tương đối lớn. Đa số nhà đầu tư thường thống kê đơn giản trên các con số từ bảng cân đối kế toán. SSI có tổng giá trị đầu tư ngắn hạn 2.179,4 tỷ đồng, trích lập dự phòng ngắn hạn 344,2 tỷ đồng. VND đầu tư ngắn hạn 627,2 tỷ đồng, dự phòng 144,2 tỷ đồng. KLS đầu tư ngắn hạn 206,8 tỷ đồng, sau khi dự phòng 124,3 tỷ đồng. HCM đầu tư ngắn hạn 212,9 tỷ đồng, dự phòng 49,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính có thể cho thấy một bức tranh hơi khác với con số chung nói trên. Đối với công ty chứng khoán, phần quan trọng nhất trong khoản đầu tư ngắn hạn của bảng cân đối kế toán là “Chứng khoán thương mại”.
Chẳng hạn SSI có khoản chứng khoán thương mại với giá trị ghi sổ kế toán là 1.991,36 tỷ đồng. Trong số này, cổ phiếu niêm yết có giá trị ban đầu 1.127,28 tỷ đồng và tính đến thời điểm 31/3/2011 đã lỗ 342,75 tỷ đồng. Cổ phiếu chưa niêm yết có giá trị ban đầu 641,3 tỷ đồng, đã lỗ 1,48 tỷ đồng. Còn lại là 222,79 tỷ đồng giá trị trái phiếu. Ngoài ra, khoản đầu tư ngắn hạn (theo bảng cân đối kế toán) còn tính chung một số khoản khác như tiền gửi kỳ hạn ngắn...
VND cũng tương tự, có khá nhiều khoản trong tổng giá trị đầu tư ngắn hạn. Trong tổng giá trị 627,2 tỷ đồng giá trị đầu tư ngắn hạn, giá trị cổ phiếu niêm yết chỉ có 389,42 tỷ đồng và đến 31/3/2011 đã lỗ 111,69 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu chưa niêm yết là 184,03 tỷ đồng, đã lỗ 32,48 tỷ đồng. Giá trị khoản đầu tư ngắn hạn lớn như vậy là do cộng thêm cả các khoản cho vay tiền mặt và hợp tác đầu tư.
Với HCM, thực chất khoản đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán niêm yết lại rất thấp, chỉ có 24,05 tỷ đồng và đang lỗ 7,59 tỷ đồng. Còn lại là khoản đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết.
Các cổ phiếu chứng khoán trong quá khứ thường có sóng mạnh sau một chu kỳ suy giảm kéo dài. Giá bình quân của 25 cổ phiếu chứng khoán niêm yết hiện chỉ khoảng 9.600 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sụt giảm trên 39% kể từ đầu năm đến nay. Trong số này có những mã mạnh yếu khác nhau, nhưng nhìn chung đều đã mất giá trầm trọng. Việc dòng tiền bất chợt đổ vào nhóm cổ phiếu này, đặc biệt là với các mã dẫn dắt cho thấy sự kỳ vọng tương đối cao của nhà đầu cơ.
Tính chung với 5 mã là SSI, KLS, BVS, VND và HCM, thanh khoản hôm nay đã tăng gần 80% so với phiên trước. Tất cả các cổ phiếu này đều tăng giá khá tốt (tính theo giá đóng cửa): BVS tăng 3,7%, VND tăng 4,2%, HCM tăng 1,9%, KLS tăng 3,1%, SSI tăng 2,5%.
Mặc dù mức độ tăng giá không tương đồng, thậm chí một số cổ phiếu vẫn xuất hiện khối lượng bán lớn, nhưng việc thanh khoản tăng vọt cũng là tín hiệu đáng chú ý. Trong bối cảnh dòng tiền chung trên thị trường đang khá yếu, việc dòng vốn tập trung vào nhóm cổ phiếu đầu cơ cao như cổ phiếu chứng khoán cũng phát đi những tín hiệu ban đầu về kỳ vọng của thị trường.
Liệu nhóm cổ phiếu chứng khoán có đủ lực để dẫn dắt thị trường vào một xu thế tăng thực sự và bền vững hay không vẫn còn quá sớm để khẳng định. Các sóng tăng gần nhất của thị trường đều có sự góp mặt rất rõ ràng của nhóm cổ phiếu chứng khoán. Tuy nhiên, điểm khác biệt là thanh khoản khá dồi dào trên quy mô toàn thị trường. Có lẽ phải đến lúc nhà đầu tư cầm tiền sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn thì xu hướng tăng trưởng mới rõ ràng.
Trong số những cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết, tín hiệu dẫn dắt thường được đặt vào SSI, KLS, HCM, BVS và VND. Không hẳn đây đều là những công ty chứng khoán dẫn đầu từ góc độ kinh doanh cơ bản, nhưng thuộc tính không thể thiếu của những mã này là tính đầu cơ rất cao, xuất phát nhanh về giá, hút tiền mạnh và thường có sóng lớn trong các chu kỳ tăng trưởng của thị trường.
Do đó, tín hiệu lạ từ nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm nay khiến nhiều nhà đầu tư diễn giải về một khả năng sóng lớn của thị trường.
Điều này cũng có căn cứ khi hầu hết các cổ phiếu chứng khoán tăng giá đều là các công ty lỗ lớn trong quý 1/2011. Trong 5 cổ phiếu dẫn dắt nói trên, chỉ có HCM và KLS có lãi, còn lại đều lỗ. Nguyên nhân của kết quả lỗ là do các công ty phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá khoản đâu tư ngắn hạn và dài hạn. Thị trường sụt giảm khiến giá trị tài sản đầu tư ngắn hạn giảm theo đã “lạm” những khoản rất lớn vào mức lợi nhuận.
Trong trường hợp thị trường phục hồi, có ba khả năng xảy ra khiến tiềm năng của các cổ phiếu này trở nên hấp dẫn. Thứ nhất là giá trị tài sản đầu tư phục hồi khi định giá lại. Công ty sẽ được hoàn nhập dự phòng. Thứ hai là khả năng khoản đầu tư đó cao hơn giá trị đầu tư ban đầu, tức là đầu tư có lãi. Thứ ba là cơ hội tự doanh khả quan.
Theo báo cáo tài chính quý 1, cả 5 công ty chứng khoán nói trên đều có khoản trích lập dự phòng ngắn hạn tương đối lớn. Đa số nhà đầu tư thường thống kê đơn giản trên các con số từ bảng cân đối kế toán. SSI có tổng giá trị đầu tư ngắn hạn 2.179,4 tỷ đồng, trích lập dự phòng ngắn hạn 344,2 tỷ đồng. VND đầu tư ngắn hạn 627,2 tỷ đồng, dự phòng 144,2 tỷ đồng. KLS đầu tư ngắn hạn 206,8 tỷ đồng, sau khi dự phòng 124,3 tỷ đồng. HCM đầu tư ngắn hạn 212,9 tỷ đồng, dự phòng 49,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính có thể cho thấy một bức tranh hơi khác với con số chung nói trên. Đối với công ty chứng khoán, phần quan trọng nhất trong khoản đầu tư ngắn hạn của bảng cân đối kế toán là “Chứng khoán thương mại”.
Chẳng hạn SSI có khoản chứng khoán thương mại với giá trị ghi sổ kế toán là 1.991,36 tỷ đồng. Trong số này, cổ phiếu niêm yết có giá trị ban đầu 1.127,28 tỷ đồng và tính đến thời điểm 31/3/2011 đã lỗ 342,75 tỷ đồng. Cổ phiếu chưa niêm yết có giá trị ban đầu 641,3 tỷ đồng, đã lỗ 1,48 tỷ đồng. Còn lại là 222,79 tỷ đồng giá trị trái phiếu. Ngoài ra, khoản đầu tư ngắn hạn (theo bảng cân đối kế toán) còn tính chung một số khoản khác như tiền gửi kỳ hạn ngắn...
VND cũng tương tự, có khá nhiều khoản trong tổng giá trị đầu tư ngắn hạn. Trong tổng giá trị 627,2 tỷ đồng giá trị đầu tư ngắn hạn, giá trị cổ phiếu niêm yết chỉ có 389,42 tỷ đồng và đến 31/3/2011 đã lỗ 111,69 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu chưa niêm yết là 184,03 tỷ đồng, đã lỗ 32,48 tỷ đồng. Giá trị khoản đầu tư ngắn hạn lớn như vậy là do cộng thêm cả các khoản cho vay tiền mặt và hợp tác đầu tư.
Với HCM, thực chất khoản đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán niêm yết lại rất thấp, chỉ có 24,05 tỷ đồng và đang lỗ 7,59 tỷ đồng. Còn lại là khoản đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết.
Các cổ phiếu chứng khoán trong quá khứ thường có sóng mạnh sau một chu kỳ suy giảm kéo dài. Giá bình quân của 25 cổ phiếu chứng khoán niêm yết hiện chỉ khoảng 9.600 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sụt giảm trên 39% kể từ đầu năm đến nay. Trong số này có những mã mạnh yếu khác nhau, nhưng nhìn chung đều đã mất giá trầm trọng. Việc dòng tiền bất chợt đổ vào nhóm cổ phiếu này, đặc biệt là với các mã dẫn dắt cho thấy sự kỳ vọng tương đối cao của nhà đầu cơ.
Tính chung với 5 mã là SSI, KLS, BVS, VND và HCM, thanh khoản hôm nay đã tăng gần 80% so với phiên trước. Tất cả các cổ phiếu này đều tăng giá khá tốt (tính theo giá đóng cửa): BVS tăng 3,7%, VND tăng 4,2%, HCM tăng 1,9%, KLS tăng 3,1%, SSI tăng 2,5%.
Mặc dù mức độ tăng giá không tương đồng, thậm chí một số cổ phiếu vẫn xuất hiện khối lượng bán lớn, nhưng việc thanh khoản tăng vọt cũng là tín hiệu đáng chú ý. Trong bối cảnh dòng tiền chung trên thị trường đang khá yếu, việc dòng vốn tập trung vào nhóm cổ phiếu đầu cơ cao như cổ phiếu chứng khoán cũng phát đi những tín hiệu ban đầu về kỳ vọng của thị trường.
Liệu nhóm cổ phiếu chứng khoán có đủ lực để dẫn dắt thị trường vào một xu thế tăng thực sự và bền vững hay không vẫn còn quá sớm để khẳng định. Các sóng tăng gần nhất của thị trường đều có sự góp mặt rất rõ ràng của nhóm cổ phiếu chứng khoán. Tuy nhiên, điểm khác biệt là thanh khoản khá dồi dào trên quy mô toàn thị trường. Có lẽ phải đến lúc nhà đầu tư cầm tiền sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn thì xu hướng tăng trưởng mới rõ ràng.