Tổ chức “cá độ” sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng
Mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi tổ chức “cá độ” trong hoạt động thể thao, vui chơi giải trí… để kiếm tiền là 20 triệu đồng
Mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi tổ chức “cá độ” trong hoạt động thể thao, vui chơi giải trí… để kiếm tiền là 20 triệu đồng.
Nghị định số 73/2010/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, có hiệu lực từ 1/9, đã quy định rõ về điều này.
Đối tượng áp dụng của nghị định là cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể, mức phạt từ 200.000-500.000 đồng sẽ được áp dụng đối với các hành vi mua các ô số lô, số đề nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi đánh bạc (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) sẽ phải chịu mức phạt từ 1- 2 triệu đồng là: đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, cờ thế… hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng hiện vật, tiền; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược “cá độ” bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; bán thơ đề, bán số lô, số đề.
Mức phạt từ 5-10 triệu đồng sẽ được áp dụng cho các hành vi tổ chức đánh bạc, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như: Rủ rê, lôi kéo tụ tập người khác đánh bạc trái phép; dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Hành vi làm chủ lô, đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khách cho việc đánh lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức các loại chơi cá cược “cá độ” trong hoạt động thu đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10-20 triệu đồng.
Hình thức xử phạt bổ xung là tịch thu tang vật, phương tiện và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có.
Tuy nhiên, nghị định trên cũng quy định rõ, cá nhân tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt.
Nghị định số 73/2010/NĐ-CP vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, có hiệu lực từ 1/9, đã quy định rõ về điều này.
Đối tượng áp dụng của nghị định là cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự trên lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể, mức phạt từ 200.000-500.000 đồng sẽ được áp dụng đối với các hành vi mua các ô số lô, số đề nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi đánh bạc (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) sẽ phải chịu mức phạt từ 1- 2 triệu đồng là: đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, cờ thế… hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng hiện vật, tiền; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược “cá độ” bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; bán thơ đề, bán số lô, số đề.
Mức phạt từ 5-10 triệu đồng sẽ được áp dụng cho các hành vi tổ chức đánh bạc, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như: Rủ rê, lôi kéo tụ tập người khác đánh bạc trái phép; dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Hành vi làm chủ lô, đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khách cho việc đánh lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức các loại chơi cá cược “cá độ” trong hoạt động thu đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10-20 triệu đồng.
Hình thức xử phạt bổ xung là tịch thu tang vật, phương tiện và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có.
Tuy nhiên, nghị định trên cũng quy định rõ, cá nhân tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt.