Twitter gặp khó vì dòng tweet Triều Tiên của ông Trump
Vào ngày thứ Hai, Twitter đã buộc phải lên tiếng giải thích vì sao ông Trump không bị chặn
Những gì mà Tổng thống Donald Trump đăng lên mạng xã hội Twitter từ lâu đã đặt ra những câu hỏi về việc liệu những dòng trạng thái (tweet) này có vi phạm quy tắc của Twitter về cấm nội dung lăng mạ.
Vào ngày thứ Hai, Twitter đã buộc phải lên tiếng giải thích vì sao ông Trump không bị chặn. Động thái này diễn ra sau khi vào cuối tuần, ông chủ Nhà Trắng đăng một dòng tweet cảnh báo rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “sắp hết thời”.
Thông qua tài khoản về chính sách công chúng của Twitter, mạng xã hội này nói rằng các yếu tố “tính thông tin” và “sự quan tâm của công chúng” được đưa ra cân nhắc trong nội bộ khi họ xác định một người dùng có vi phạm quy tắc hay không. Trên cơ sở này, Twitter sẽ đi đến quyết định có chặn một người dùng “có vấn đề” nào đó hay không.
Twitter cũng nói sẽ sớm cập nhật chính sách công chúng để phản ánh tốt hơn các nhân tố nội bộ trong quá trình đánh giá người dùng. “Chúng tôi cần phải làm tốt hơn về vấn đề này, và chúng tôi sẽ làm”, Twitter viết.
Dòng tweet gây tranh cãi trên của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng mạnh giữa Mỹ và Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng có hàng loạt vụ thử tên lửa và thực hiện vụ thử bom hạt nhân lần thứ sáu, bất chấp các biện pháp trừng phạt tăng cường của Liên hiệp quốc. Hôm thứ sáu, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc cảnh báo rằng nước này có thể đem bom nhiệt hạt ra nổ thử ở Thái Bình Dương.
Cuộc khẩu chiến giữa ông Trump với ông Kim và các quan chức cấp cao của Triều Tiên diễn ra đầy căng thẳng trong mấy ngày gần đây. Ông Kim đã gọi ông Trump là “lão già Mỹ lẩm cẩm, loạn thần”, trong khi ông Trump gọi ông Kim là “gã tên lửa”.
Đáp lại dòng tweet của ông Trump nói ông Kim “sắp hết thời”, Ngoại trưởng Triều Tiên ngày 25/9 nói rằng Bình Nhưỡng xem đây là lời “tuyên chiến” của Mỹ, và như thế nước này có quyền bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ.
Tình trạng căng thẳng này đã đặt Twitter vào một vị thế khó, theo trang Business Insider. Nhiều nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu các chính sách của Twitter chống lại những nội dung mang tính đe dọa và lăng mạ được áp dụng như thế nào với những dòng tweet của ông Trump, khi mà những dòng tweet này bị cho là có nguy cơ kích động một cuộc xung đột hạt nhân.
Theo chính sách hiện nay của Twitter, mạng xã hội này có quyền loại bỏ nội dung và xóa những tài khoản đăng nội dung đe dọa bạo lực hoặc quấy rối.
Những gì mà Twitter giải thích cho thấy họ đã không tác động gì đến dòng tweet của ông Trump về Triều Tiên vì “tính thông tin” và “giá trị về sự quan tâm của công chúng”. Tuy nhiên, cách lý giải của Twitter lại bị một số nhà phê bình cho là đồng nghĩa với việc Twitter thừa nhận họ không áp dụng đúng nguyên tắc với ông Trump.
Từ trước và sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, những dòng tweet của ông Trump đã đặt ra thách thức lớn cho Twitter về chính sách kiểm soát nội dung. Nhiều lần ông Trump đã dùng Twitter để chỉ trích những cá nhân và tổ chức mà ông không ưa, thường là bằng những ngôn từ mạnh và gây tranh cãi.
Vào ngày thứ Hai, Twitter đã buộc phải lên tiếng giải thích vì sao ông Trump không bị chặn. Động thái này diễn ra sau khi vào cuối tuần, ông chủ Nhà Trắng đăng một dòng tweet cảnh báo rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “sắp hết thời”.
Thông qua tài khoản về chính sách công chúng của Twitter, mạng xã hội này nói rằng các yếu tố “tính thông tin” và “sự quan tâm của công chúng” được đưa ra cân nhắc trong nội bộ khi họ xác định một người dùng có vi phạm quy tắc hay không. Trên cơ sở này, Twitter sẽ đi đến quyết định có chặn một người dùng “có vấn đề” nào đó hay không.
Twitter cũng nói sẽ sớm cập nhật chính sách công chúng để phản ánh tốt hơn các nhân tố nội bộ trong quá trình đánh giá người dùng. “Chúng tôi cần phải làm tốt hơn về vấn đề này, và chúng tôi sẽ làm”, Twitter viết.
Dòng tweet gây tranh cãi trên của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng mạnh giữa Mỹ và Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng có hàng loạt vụ thử tên lửa và thực hiện vụ thử bom hạt nhân lần thứ sáu, bất chấp các biện pháp trừng phạt tăng cường của Liên hiệp quốc. Hôm thứ sáu, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc cảnh báo rằng nước này có thể đem bom nhiệt hạt ra nổ thử ở Thái Bình Dương.
Cuộc khẩu chiến giữa ông Trump với ông Kim và các quan chức cấp cao của Triều Tiên diễn ra đầy căng thẳng trong mấy ngày gần đây. Ông Kim đã gọi ông Trump là “lão già Mỹ lẩm cẩm, loạn thần”, trong khi ông Trump gọi ông Kim là “gã tên lửa”.
Đáp lại dòng tweet của ông Trump nói ông Kim “sắp hết thời”, Ngoại trưởng Triều Tiên ngày 25/9 nói rằng Bình Nhưỡng xem đây là lời “tuyên chiến” của Mỹ, và như thế nước này có quyền bắn hạ máy bay ném bom của Mỹ.
Tình trạng căng thẳng này đã đặt Twitter vào một vị thế khó, theo trang Business Insider. Nhiều nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu các chính sách của Twitter chống lại những nội dung mang tính đe dọa và lăng mạ được áp dụng như thế nào với những dòng tweet của ông Trump, khi mà những dòng tweet này bị cho là có nguy cơ kích động một cuộc xung đột hạt nhân.
Theo chính sách hiện nay của Twitter, mạng xã hội này có quyền loại bỏ nội dung và xóa những tài khoản đăng nội dung đe dọa bạo lực hoặc quấy rối.
Những gì mà Twitter giải thích cho thấy họ đã không tác động gì đến dòng tweet của ông Trump về Triều Tiên vì “tính thông tin” và “giá trị về sự quan tâm của công chúng”. Tuy nhiên, cách lý giải của Twitter lại bị một số nhà phê bình cho là đồng nghĩa với việc Twitter thừa nhận họ không áp dụng đúng nguyên tắc với ông Trump.
Từ trước và sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, những dòng tweet của ông Trump đã đặt ra thách thức lớn cho Twitter về chính sách kiểm soát nội dung. Nhiều lần ông Trump đã dùng Twitter để chỉ trích những cá nhân và tổ chức mà ông không ưa, thường là bằng những ngôn từ mạnh và gây tranh cãi.