Trái cây đồng bằng sông Cửu Long với “điệp khúc” trúng mùa rớt giá
Hiện đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch cây ăn trái, song giá thu mua trên thị trường đang rất thấp
Hiện đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch cây ăn trái, song giá thu mua trên thị trường đang rất thấp.
Diện tích trồng cây ăn trái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất cả nước, khoảng 262,1 ngàn ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 3 triệu tấn, chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng. Trong đó, Vĩnh Long là tỉnh có diện tích đất cây ăn trái khá lớn với hơn 38.000 ha, hàng năm cung ứng cho thị trường trên 300.000 tấn trái cây các loại.
Các chủng loại trái cây của Vĩnh Long đều có chất lượng ngon và được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết trái cây bán ra thị trường đều có giá rất thấp, do vậy nhà vườn không phấn khởi, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, nhất là vốn đầu tư cho vụ trái cây năm sau.
Không riêng gì nhà vườn ở Vĩnh Long, hầu hết nhà vườn ở Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp cũng chịu chung cảnh ngộ.
Theo các nhà vườn ở Vĩnh Long, từ hơn 1 tháng nay trái cây trên thị trường sụt giá liên tục. Cụ thể măng cụt, đầu vụ giá trên 20.000 đồng/kg, sầu riêng từ 20.000-25.000 đồng/kg, chôm chôm trên 10.000 đồng/kg, nay giá măng cụt chỉ còn 15.000 đồng/kg, sầu riêng 10.000đồng/kg, chôm chôm 3.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Toàn, Chủ tịch Hội nông dân xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn đánh giá: “Với giá trái cây trên thị trường hiện nay, nhà vườn thất thu, vì đầu tư nhiều mà thu nhập ít. Cây ăn trái là loại cây dài ngày, nếu chạy theo nhu cầu thị trường thì phải đầu tư vốn, nhưng bà con không biết đầu tư như thế nào cho đúng hướng để mang lại lợi nhuận cao. Hiện hầu hết nhà vườn đang loay hoay trên mảnh vườn của họ, nên trồng loại cây gì để có giá cả ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao. Không lẽ cứ trồng cây này rồi chặt cây kia?”.
Theo ông Huỳnh Quang Đấu, Tổng giám đốc Công ty ANTESCO, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều loại cây ăn trái ở nước ta thường xuyên rơi vào cảnh trúng mùa rớt giá, là do chưa quy hoạch được vùng chuyên canh theo lợi thế. Sản xuất quá manh mún, nhỏ lẻ cho nên giá thành quá cao, chưa thực sự tổ chức được liên kết vùng dẫn đến nhiều vùng nhiều địa phương cùng trồng một loại cây.
Nông dân thấy cây trồng nào trên thị trường đang có giá lập tức chuyển sang trồng cây đó, đưa đến tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dư thừa làm giảm chất lượng không tiêu thụ được.
Một nhà vườn ở huyện Châu Thành, Tiền Giang cho biết: “Trong khi các loại trái cây trên thị trường rớt giá thì vẫn có một số loại vẫn giữ giá cao như sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm giống Thái Lan, chôm chôm đường... Giá dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, chôm chôm đường có giá cao hơn giá chôm chôm java gấp ba lần do ngon hơn. Như vậy, muốn có thu nhập cao nhà vườn phải nhanh chóng chuyển đổi sang các giống cây trồng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mới mong trụ vững”.
Không riêng gì trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long mà sầu riêng, chôm chôm, măng cụt ở các tỉnh miền đông Nam Bộ cũng chịu chung cảnh rớt giá. Thời gian thu hoạch giống nhau, khi thị trường cung vượt cầu thì chuyện rớt giá là không thể tránh khỏi.
Một nguyên nhân khác là do sự lấn sân của trái cây ngoại nhập từ Thái Lan, Trung Quốc. Màu sắc đẹp, giá cả lại mềm hơn trái cây trong nước, cạnh tranh gay gắt trên sạp, ngoài chợ.
Diện tích trồng cây ăn trái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất cả nước, khoảng 262,1 ngàn ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 3 triệu tấn, chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng. Trong đó, Vĩnh Long là tỉnh có diện tích đất cây ăn trái khá lớn với hơn 38.000 ha, hàng năm cung ứng cho thị trường trên 300.000 tấn trái cây các loại.
Các chủng loại trái cây của Vĩnh Long đều có chất lượng ngon và được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết trái cây bán ra thị trường đều có giá rất thấp, do vậy nhà vườn không phấn khởi, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, nhất là vốn đầu tư cho vụ trái cây năm sau.
Không riêng gì nhà vườn ở Vĩnh Long, hầu hết nhà vườn ở Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp cũng chịu chung cảnh ngộ.
Theo các nhà vườn ở Vĩnh Long, từ hơn 1 tháng nay trái cây trên thị trường sụt giá liên tục. Cụ thể măng cụt, đầu vụ giá trên 20.000 đồng/kg, sầu riêng từ 20.000-25.000 đồng/kg, chôm chôm trên 10.000 đồng/kg, nay giá măng cụt chỉ còn 15.000 đồng/kg, sầu riêng 10.000đồng/kg, chôm chôm 3.000 đồng/kg.
Ông Phạm Văn Toàn, Chủ tịch Hội nông dân xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn đánh giá: “Với giá trái cây trên thị trường hiện nay, nhà vườn thất thu, vì đầu tư nhiều mà thu nhập ít. Cây ăn trái là loại cây dài ngày, nếu chạy theo nhu cầu thị trường thì phải đầu tư vốn, nhưng bà con không biết đầu tư như thế nào cho đúng hướng để mang lại lợi nhuận cao. Hiện hầu hết nhà vườn đang loay hoay trên mảnh vườn của họ, nên trồng loại cây gì để có giá cả ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao. Không lẽ cứ trồng cây này rồi chặt cây kia?”.
Theo ông Huỳnh Quang Đấu, Tổng giám đốc Công ty ANTESCO, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều loại cây ăn trái ở nước ta thường xuyên rơi vào cảnh trúng mùa rớt giá, là do chưa quy hoạch được vùng chuyên canh theo lợi thế. Sản xuất quá manh mún, nhỏ lẻ cho nên giá thành quá cao, chưa thực sự tổ chức được liên kết vùng dẫn đến nhiều vùng nhiều địa phương cùng trồng một loại cây.
Nông dân thấy cây trồng nào trên thị trường đang có giá lập tức chuyển sang trồng cây đó, đưa đến tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dư thừa làm giảm chất lượng không tiêu thụ được.
Một nhà vườn ở huyện Châu Thành, Tiền Giang cho biết: “Trong khi các loại trái cây trên thị trường rớt giá thì vẫn có một số loại vẫn giữ giá cao như sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm giống Thái Lan, chôm chôm đường... Giá dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, chôm chôm đường có giá cao hơn giá chôm chôm java gấp ba lần do ngon hơn. Như vậy, muốn có thu nhập cao nhà vườn phải nhanh chóng chuyển đổi sang các giống cây trồng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mới mong trụ vững”.
Không riêng gì trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long mà sầu riêng, chôm chôm, măng cụt ở các tỉnh miền đông Nam Bộ cũng chịu chung cảnh rớt giá. Thời gian thu hoạch giống nhau, khi thị trường cung vượt cầu thì chuyện rớt giá là không thể tránh khỏi.
Một nguyên nhân khác là do sự lấn sân của trái cây ngoại nhập từ Thái Lan, Trung Quốc. Màu sắc đẹp, giá cả lại mềm hơn trái cây trong nước, cạnh tranh gay gắt trên sạp, ngoài chợ.