Triển vọng hợp tác ngành cao su Việt Nam-Malaysia
“Malaysia có ngành công nghiệp chế biến cao su đang tăng trưởng nhanh, rất cần nhiều nguyên liệu”
Từ 9 đến 11/7, đoàn đại biểu các quan chức Bộ Đồn điền và hàng hóa Malaysia cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thương mại ngành cao su nước này đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu khả năng phối hợp kinh doanh.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Michael Dosim Lunjew, Tổng thư ký Bộ Đồn điền và hàng hóa Malaysia.
Là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên, vì sao Malaysia lại tìm kiếm cơ hội kinh doanh cao su cùng các doanh nghiệp Việt Nam, thưa ngài?
Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên (NR) lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su xếp thứ 4 sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Sản lượng NR của Việt Nam đã tăng vượt bậc, từ 220.000 tấn năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006.
Chúng tôi được biết Việt Nam quyết tâm thực hiện chương trình 1 triệu ha cao su đến năm 2015, có 200.000 ha cao su được đầu tư ở Lào Và Campuchia, như vậy năm 2020 có khả năng đạt 1,5 triệu tấn cao su.
Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 90% sản lượng cao su làm ra (500.000 tấn) nhưng Malaysia chỉ nhập khẩu được 14.000 tấn, bằng 3% thị phần, quá sụt giảm so với 36.000 tấn trong năm 2002. Malaysia có ngành công nghiệp chế biến cao su đang tăng trưởng nhanh, rất cần nhiều nguyên liệu, hy vọng Việt Nam sẽ là một trong những nhà cung cấp chính.
Ngài có thể giới thiệu khái quát đâu là thế mạnh của ngành cao su Malaysia. Chuyến công tác của đoàn ở Việt Nam có đem lại những triển vọng như mong muốn của các doanh nghiệp hai nước?
Trong chuyến sang làm việc ở Việt Nam lần này có nhiều viên chức thuộc Ủy ban cao su (MRB) cũng như cơ quan trực thuộc MRB là Sở giao dịch cao su Malaysia (MRE). Tại cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), MRE mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành thành viên liên kết của MRE.
Vì ngoài việc xây dựng và thi hành các nguyên tắc kinh doanh, MRE còn cung cấp các phương tiện cho sự hợp tác với các bên có liên quan đến việc kinh doanh cao su và đóng vai trò như một trọng tài phân xử trong các cuộc tranh chấp thanh toán.
MRE đã đề nghị với các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thanh toán phí bốc dỡ trong xuất khẩu cao su bằng container (THC) là áp dụng theo giá FOB như quy định mà MRE đã phổ biến từ 1994: phí THC nếu có do bên mua chịu.
Đoàn cũng đã xuống tham quan và bàn việc liên kết kinh doanh với Công ty Cao su Dầu Tiếng của Tập đoàn cao su Việt Nam. Giám đốc Cao su Dầu Tiếng cho biết, mấy năm trước đây đã từng đề nghị với một doanh nghiệp Malaysia về việc được chuyển giao kỹ thuật và liên kết sản xuất mủ cao su làm keo dán. Khi đó việc liên kết chuyển giao kỹ thuật cần có ý kiến của các cơ quan cấp cao của 2 nước.
Giờ đây, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đi vào hoạt động, có chức năng đại diện cho tập thể các doanh nghiệp cao su Việt Nam. Việc liên kết, hợp tác giữa ngành cao su 2 nước có nhiều thuận lợi. Chúng tôi hy vọng là từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia qua liên kết kinh tế và thương mại sẽ đạt nhiều kết quả như ý.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Michael Dosim Lunjew, Tổng thư ký Bộ Đồn điền và hàng hóa Malaysia.
Là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên, vì sao Malaysia lại tìm kiếm cơ hội kinh doanh cao su cùng các doanh nghiệp Việt Nam, thưa ngài?
Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên (NR) lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su xếp thứ 4 sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Sản lượng NR của Việt Nam đã tăng vượt bậc, từ 220.000 tấn năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006.
Chúng tôi được biết Việt Nam quyết tâm thực hiện chương trình 1 triệu ha cao su đến năm 2015, có 200.000 ha cao su được đầu tư ở Lào Và Campuchia, như vậy năm 2020 có khả năng đạt 1,5 triệu tấn cao su.
Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 90% sản lượng cao su làm ra (500.000 tấn) nhưng Malaysia chỉ nhập khẩu được 14.000 tấn, bằng 3% thị phần, quá sụt giảm so với 36.000 tấn trong năm 2002. Malaysia có ngành công nghiệp chế biến cao su đang tăng trưởng nhanh, rất cần nhiều nguyên liệu, hy vọng Việt Nam sẽ là một trong những nhà cung cấp chính.
Ngài có thể giới thiệu khái quát đâu là thế mạnh của ngành cao su Malaysia. Chuyến công tác của đoàn ở Việt Nam có đem lại những triển vọng như mong muốn của các doanh nghiệp hai nước?
Trong chuyến sang làm việc ở Việt Nam lần này có nhiều viên chức thuộc Ủy ban cao su (MRB) cũng như cơ quan trực thuộc MRB là Sở giao dịch cao su Malaysia (MRE). Tại cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), MRE mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành thành viên liên kết của MRE.
Vì ngoài việc xây dựng và thi hành các nguyên tắc kinh doanh, MRE còn cung cấp các phương tiện cho sự hợp tác với các bên có liên quan đến việc kinh doanh cao su và đóng vai trò như một trọng tài phân xử trong các cuộc tranh chấp thanh toán.
MRE đã đề nghị với các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thanh toán phí bốc dỡ trong xuất khẩu cao su bằng container (THC) là áp dụng theo giá FOB như quy định mà MRE đã phổ biến từ 1994: phí THC nếu có do bên mua chịu.
Đoàn cũng đã xuống tham quan và bàn việc liên kết kinh doanh với Công ty Cao su Dầu Tiếng của Tập đoàn cao su Việt Nam. Giám đốc Cao su Dầu Tiếng cho biết, mấy năm trước đây đã từng đề nghị với một doanh nghiệp Malaysia về việc được chuyển giao kỹ thuật và liên kết sản xuất mủ cao su làm keo dán. Khi đó việc liên kết chuyển giao kỹ thuật cần có ý kiến của các cơ quan cấp cao của 2 nước.
Giờ đây, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đi vào hoạt động, có chức năng đại diện cho tập thể các doanh nghiệp cao su Việt Nam. Việc liên kết, hợp tác giữa ngành cao su 2 nước có nhiều thuận lợi. Chúng tôi hy vọng là từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia qua liên kết kinh tế và thương mại sẽ đạt nhiều kết quả như ý.