Triều Tiên có thể đã đạt bước tiến lớn trong chế tạo tên lửa
Nếu những gì Triều Tiên nói là thật, nước này đã đạt tới giai đoạn cuối cùng của chế tạo tên lửa
Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên được thực hiện với một loại tên lửa mới trang bị hệ thống dẫn đường chính xác, giúp quả tên lửa rơi cách mục tiêu chỉ 7 mét - hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thông tấn Triều Tiên KCNA tuyên bố ngày 30/5.
KCNA nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát vụ phóng thử tên lửa diễn ra vào sáng sớm ngày 29/5 tại bờ biển phía Đông của nước này. Cũng theo KCNA, việc chuẩn bị cho vụ phóng lần này được tự động hóa nhiều hơn so với khi phóng những quả tên lửa cùng lớp “Hwasong” hay còn gọi là Scud trước kia, nên giảm đáng kể thời gian phóng.
Giới phân tích nói rằng nếu những tuyên bố trên của Triều Tiên là thật, thì đây có thể là một bước tiến lớn trong chương trình tên lửa của Triều Tiên. KCNA nói ông Kim Jong Un kêu gọi tiếp tục phát triển thêm nhiều vũ khí chiến lược hùng mạnh, nhưng bài báo không đề cập đến việc liệu loại tên lửa vừa được thử có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay không.
“Chúng tôi không thể biết đó có phải là một sự bịp bợm hay không, nhưng về cơ bản Triều Tiên đang nói là họ có thể bắn tên lửa vào trúng mục tiêu. Đây là một tin đáng sợ đối với nước Mỹ”, giáo sư Suh Kune Y thuộc Khoa Kỹ thuật hạt nhân, Đại học Quốc gia Seoul, phát biểu. “Nếu đúng vậy, thì Triều Tiên đã đạt tới giai đoạn cuối cùng của chế tạo tên lửa”.
Loại tên lửa mà Triều Tiên thử lần này xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh hôm 15/4 kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành, KCNA nói. Theo giới chức Hàn Quốc, quả tên lửa đã bay 450 km về phía Nhật Bản, còn Nhật thì nói quả tên lửa có thể đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Đây là vụ phóng thử tên lửa thứ 9 của Triều Tiên từ đầu năm, diễn ra chỉ 2 ngày sau khi nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cam kết “tăng cường các biện pháp” nhằm buộc Triều Tiên phải chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang loay hoay tìm cách ngăn các hành động gây hấn của Triều Tiên, trong đó Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn đối thoại với Bình Nhưỡng, còn Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại tỏ lập trường cứng rắn hơn.
KCNA tuyên bố Triều Tiên sẽ không khuất phục trước sức ép từ G7.
“Hội nghị thượng đỉnh G7 là một nơi mà những nước sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa chụm đầu vào nhau để bàn cách gây áp lực đối với các nước yếu và những nước khiến họ không hài lòng”, bản tin của KCNA có đoạn viết. “Mỹ và những kẻ theo đuôi chúng đã sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng chúng có thể cướp đi sự phòng thủ hạt nhân của Triều Tiên, sự sống và phẩm giá của chúng ta, bằng lệnh trừng phạt và sức ép”.
KCNA cũng cho biết ông Kim Jong Un đã “bày tỏ sự tin tưởng rằng vụ phóng thử tên lửa lần này đánh dấu một bước tiến lớn hơn về phía trước trong tinh thần gửi một ‘gói quà’ lớn hơn đến với người Mỹ” nhằm trả đũa sự gây hấn quân sự của Mỹ.
Theo giới chuyên gia, Triều Tiên có thể đã cố tình phóng tên lửa xuống vùng biển mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tuyên bố chủ quyền nhằm gây sự bất hòa giữa hai nước và cản trở sự hợp tác của Mỹ với hai quốc gia này.
Sau vụ phóng, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter: “Triều Tiên đã thể hiện sự bất tôn lớn đối với người láng giềng Trung Quốc của họ bằng cách phóng thêm một tên lửa đạn đạo nữa, nhưng Trung Quốc đang rất cố gắng”. Hiện ông Trump đang hối thúc Trung Quốc hợp tác để tăng cường sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Bộ Ngoại giao nước này nói các bên cần “giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sớm nhất có thể và đưa bán đảo Triều Tiên trở lại hướng đi đúng là đối thoại hòa bình”.
KCNA nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát vụ phóng thử tên lửa diễn ra vào sáng sớm ngày 29/5 tại bờ biển phía Đông của nước này. Cũng theo KCNA, việc chuẩn bị cho vụ phóng lần này được tự động hóa nhiều hơn so với khi phóng những quả tên lửa cùng lớp “Hwasong” hay còn gọi là Scud trước kia, nên giảm đáng kể thời gian phóng.
Giới phân tích nói rằng nếu những tuyên bố trên của Triều Tiên là thật, thì đây có thể là một bước tiến lớn trong chương trình tên lửa của Triều Tiên. KCNA nói ông Kim Jong Un kêu gọi tiếp tục phát triển thêm nhiều vũ khí chiến lược hùng mạnh, nhưng bài báo không đề cập đến việc liệu loại tên lửa vừa được thử có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay không.
“Chúng tôi không thể biết đó có phải là một sự bịp bợm hay không, nhưng về cơ bản Triều Tiên đang nói là họ có thể bắn tên lửa vào trúng mục tiêu. Đây là một tin đáng sợ đối với nước Mỹ”, giáo sư Suh Kune Y thuộc Khoa Kỹ thuật hạt nhân, Đại học Quốc gia Seoul, phát biểu. “Nếu đúng vậy, thì Triều Tiên đã đạt tới giai đoạn cuối cùng của chế tạo tên lửa”.
Loại tên lửa mà Triều Tiên thử lần này xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh hôm 15/4 kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành, KCNA nói. Theo giới chức Hàn Quốc, quả tên lửa đã bay 450 km về phía Nhật Bản, còn Nhật thì nói quả tên lửa có thể đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Đây là vụ phóng thử tên lửa thứ 9 của Triều Tiên từ đầu năm, diễn ra chỉ 2 ngày sau khi nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cam kết “tăng cường các biện pháp” nhằm buộc Triều Tiên phải chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang loay hoay tìm cách ngăn các hành động gây hấn của Triều Tiên, trong đó Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn đối thoại với Bình Nhưỡng, còn Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại tỏ lập trường cứng rắn hơn.
KCNA tuyên bố Triều Tiên sẽ không khuất phục trước sức ép từ G7.
“Hội nghị thượng đỉnh G7 là một nơi mà những nước sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa chụm đầu vào nhau để bàn cách gây áp lực đối với các nước yếu và những nước khiến họ không hài lòng”, bản tin của KCNA có đoạn viết. “Mỹ và những kẻ theo đuôi chúng đã sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng chúng có thể cướp đi sự phòng thủ hạt nhân của Triều Tiên, sự sống và phẩm giá của chúng ta, bằng lệnh trừng phạt và sức ép”.
KCNA cũng cho biết ông Kim Jong Un đã “bày tỏ sự tin tưởng rằng vụ phóng thử tên lửa lần này đánh dấu một bước tiến lớn hơn về phía trước trong tinh thần gửi một ‘gói quà’ lớn hơn đến với người Mỹ” nhằm trả đũa sự gây hấn quân sự của Mỹ.
Theo giới chuyên gia, Triều Tiên có thể đã cố tình phóng tên lửa xuống vùng biển mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tuyên bố chủ quyền nhằm gây sự bất hòa giữa hai nước và cản trở sự hợp tác của Mỹ với hai quốc gia này.
Sau vụ phóng, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter: “Triều Tiên đã thể hiện sự bất tôn lớn đối với người láng giềng Trung Quốc của họ bằng cách phóng thêm một tên lửa đạn đạo nữa, nhưng Trung Quốc đang rất cố gắng”. Hiện ông Trump đang hối thúc Trung Quốc hợp tác để tăng cường sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Bộ Ngoại giao nước này nói các bên cần “giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sớm nhất có thể và đưa bán đảo Triều Tiên trở lại hướng đi đúng là đối thoại hòa bình”.