Trung Quốc chính thức công bố tội danh Chu Vĩnh Khang
Cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc bị buộc tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, và tiết lộ có chủ đích bí mật nhà nước
Nhà chức trách Trung Quốc hôm nay (3/4) đã chính thức công bố các tội danh của Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an nước này, bao gồm nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, và tiết lộ có chủ đích bí mật nhà nước.
Động thái này mở đường cho một phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang, theo đó khẳng định cam kết của Bắc Kinh đối với chống tham nhũng ở cấp cao nhất.
Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, đến nay là nhân vật cấp cao nhất bị “sờ gáy” trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Ông này cũng là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị đưa ra ánh sáng vì bê bối tham nhũng kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949 - theo Reuters.
Chu Vĩnh Khang từng là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của nước này, và giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công an cho tới khi về hưu vào năm 2012. Ông bị bắt vào năm ngoái và khai trừ đảng không lâu sau đó.
Tân Hoa Xã cho biết, vụ án Chu Vĩnh Khang đã được chuyển tới một tòa án ở thành phố Thiên Tân, chờ xét xử. Thời điểm xét xử dự kiến chưa được công bố, nhưng vào tháng trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói nước này sẽ mở một “phiên tòa công khai” nhằm chứng tỏ sự minh bạch.
Nhiều đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã về hưu và luật sư từng nói rằng, nhiều vụ làm trái quy định pháp luật xảy ra trước đây có thể xuất phát từ Chu Vĩnh Khang, người từng được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong Chính phủ Trung Quốc.
Một nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng, ông Tập Cận Bình quyết tâm “hạ bệ” Chu Vĩnh Khang vì cựu Bộ trưởng Bộ Công an bị nghi ngờ tìm cách bổ nhiệm người thân tín vào các vị trí quan trọng nhằm duy trì ảnh hưởng trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, năm mà ông Tập lên nắm quyền.
Chống tham nhũng là một chủ đề trọng tâm của chính quyền Tập Cận Bình. Với phương châm “đả hổ, diệt ruồi”, ông Tập đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng ở mọi cấp.
Chu Vĩnh Khang vào Bộ Chính trị Trung Quốc năm 2007, song song với giữ vị trí người đứng đẩu Ủy ban Các vấn đề chính trị và luật pháp Trung ương nước này. Dưới thời Chu Vĩnh Khang, Bộ Công an Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ và tiêu tốn ngân sách lớn hơn cả con số chính thức về chi tiêu quốc phòng.
Bằng cách ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy định “bất thành văn” tồn tại bấy lâu ở Trung Quốc là các ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc không chịu bất kỳ sự giám sát nào sau khi về hưu.
Động thái này mở đường cho một phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang, theo đó khẳng định cam kết của Bắc Kinh đối với chống tham nhũng ở cấp cao nhất.
Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, đến nay là nhân vật cấp cao nhất bị “sờ gáy” trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Ông này cũng là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị đưa ra ánh sáng vì bê bối tham nhũng kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949 - theo Reuters.
Chu Vĩnh Khang từng là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của nước này, và giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công an cho tới khi về hưu vào năm 2012. Ông bị bắt vào năm ngoái và khai trừ đảng không lâu sau đó.
Tân Hoa Xã cho biết, vụ án Chu Vĩnh Khang đã được chuyển tới một tòa án ở thành phố Thiên Tân, chờ xét xử. Thời điểm xét xử dự kiến chưa được công bố, nhưng vào tháng trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói nước này sẽ mở một “phiên tòa công khai” nhằm chứng tỏ sự minh bạch.
Nhiều đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã về hưu và luật sư từng nói rằng, nhiều vụ làm trái quy định pháp luật xảy ra trước đây có thể xuất phát từ Chu Vĩnh Khang, người từng được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong Chính phủ Trung Quốc.
Một nguồn tin thân cận nói với Reuters rằng, ông Tập Cận Bình quyết tâm “hạ bệ” Chu Vĩnh Khang vì cựu Bộ trưởng Bộ Công an bị nghi ngờ tìm cách bổ nhiệm người thân tín vào các vị trí quan trọng nhằm duy trì ảnh hưởng trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, năm mà ông Tập lên nắm quyền.
Chống tham nhũng là một chủ đề trọng tâm của chính quyền Tập Cận Bình. Với phương châm “đả hổ, diệt ruồi”, ông Tập đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng ở mọi cấp.
Chu Vĩnh Khang vào Bộ Chính trị Trung Quốc năm 2007, song song với giữ vị trí người đứng đẩu Ủy ban Các vấn đề chính trị và luật pháp Trung ương nước này. Dưới thời Chu Vĩnh Khang, Bộ Công an Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ và tiêu tốn ngân sách lớn hơn cả con số chính thức về chi tiêu quốc phòng.
Bằng cách ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình đã phá vỡ một quy định “bất thành văn” tồn tại bấy lâu ở Trung Quốc là các ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc không chịu bất kỳ sự giám sát nào sau khi về hưu.