Trung Quốc mạnh tay cắt giảm xuất khẩu đất hiếm
Trung Quốc vừa tuyên bố cắt giảm hơn 1/3 hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong đợt cấp phép đầu tiên của năm 2011
Trung Quốc vừa tuyên bố cắt giảm hơn 1/3 hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong đợt cấp phép đầu tiên của năm 2011.
Động thái này của Bắc Kinh khiến giới quan sát thêm lo ngại về tình trạng khan hiếm đất hiếm - loại khoáng sản cần thiết cho hàng loạt sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại thông minh tới ôtô chạy nhiên liệu tổ hợp.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Chính phủ nước này cho phép xuất khẩu 14.446 tấn đất hiếm trong đợt cấp hạn ngạch xuất khẩu loại khoáng sản này đầu tiên trong năm 2011. Khối lượng xuất khẩu trên được phân bổ cho 31 doanh nghiệp.
Trong năm 2010, ở đợt cấp phép đầu tiên, Bắc Kinh cho phép xuất khẩu 22.282 tấn đất hiếm, và ở đợt thứ hai cho xuất 7.976 tấn. Mỗi năm, Trung Quốc thực hiện cấp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm 2 lần.
Việc Trung Quốc - nước chiếm hơn 90% nguồn cung đất hiếm của thế giới - cắt giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu khoáng sản này trong 6 tháng cuối năm nay đã khiến giá đất hiếm trên thị trường quốc tế tăng vọt.
Chẳng hạn, giá của loại đất hiếm có tên neodymium oxide dùng cho nam châm trong điện thoại BlackBerry hoặc tai nghe của máy nghe nhạc iPod đã tăng hơn 4 lần, lên mức 88,5 USD/kg từ 19,12 USD/kg vào năm 2009.
Trung Quốc bị cho là ngừng hoạt động xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản từ tháng 9 năm nay, sau những căng thẳng gia tăng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên. Là quốc gia tiêu thụ đất hiếm lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã phải xoay sở đủ mọi cách để tìm nguồn hàng thay thế cho nguồn cung từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng bị cho là ngừng các chuyến hàng đất hiếm sang Mỹ và châu Âu trong một thời gian, làm dấy lên những ý kiến cho rằng, Bắc Kinh đang sử dụng "con bài" đất hiếm như một thứ "vũ khí chính trị".
Trong một tuyên bố khác phát đi cùng ngày 29/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các cơ quan thuộc Chính phủ nước này vẫn đang thảo luận về hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của cả năm.
Theo tuyên bố này, mức hạn ngạch công bố cho lần cấp phép đầu tiên không nên được xem là cơ sở để dự báo mức hạn ngạch của cả năm. Thay vào đó, mức hạn ngạch cho cả năm sẽ phụ thuộc vào sản lượng đất hiếm trong nước và nhu cầu của thị trường quốc tế, cũng như tính bền vững của ngành khai thác đất hiếm tại Trung Quốc.
Từ năm ngoái, Trung Quốc đã bắt đầu siết chặt hoạt động khai thác đất hiếm, áp dụng hạn ngạch khai thác để hỗ trợ giá khoáng sản này. Tháng 7/2009, Trung Quốc tuyên bố cắt giảm mạnh hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm với lý do phải ưu tiên nhu cầu trong nước và hạn chế những thiệt hại về môi trường mà hoạt động khai thác đất hiếm gây ra. Trên thực tế, hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm đã bị Trung Quốc giảm dần từ năm 2005.
Trong tháng 12 này, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ tăng thuế xuất khẩu đối với một số loại đất hiếm lên mức 25% từ năm tới. Khi đó, thuế xuất khẩu đối với neodymium, loại đất hiếm dùng cho pin xe chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid) như Prius của Toyota hay Insight của Honda, sẽ tăng lên 25% từ 15% hiện nay.
Bloomberg nhận định, việc Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu đất hiếm có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ. Tuần trước, Washington tuyên bố có thể kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì những hạn chế đối với nguồn cung khoáng sản này.
Mới đây, phía Mỹ cũng phát đi tín hiệu sẽ điều tra xem liệu Trung Quốc có vi phạm các nguyên tắc của WTO trong việc trợ cấp xuất khẩu năng lượng sạch và hạn chế xuất khẩu năng lượng sạch.
Động thái này của Bắc Kinh khiến giới quan sát thêm lo ngại về tình trạng khan hiếm đất hiếm - loại khoáng sản cần thiết cho hàng loạt sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại thông minh tới ôtô chạy nhiên liệu tổ hợp.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Chính phủ nước này cho phép xuất khẩu 14.446 tấn đất hiếm trong đợt cấp hạn ngạch xuất khẩu loại khoáng sản này đầu tiên trong năm 2011. Khối lượng xuất khẩu trên được phân bổ cho 31 doanh nghiệp.
Trong năm 2010, ở đợt cấp phép đầu tiên, Bắc Kinh cho phép xuất khẩu 22.282 tấn đất hiếm, và ở đợt thứ hai cho xuất 7.976 tấn. Mỗi năm, Trung Quốc thực hiện cấp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm 2 lần.
Việc Trung Quốc - nước chiếm hơn 90% nguồn cung đất hiếm của thế giới - cắt giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu khoáng sản này trong 6 tháng cuối năm nay đã khiến giá đất hiếm trên thị trường quốc tế tăng vọt.
Chẳng hạn, giá của loại đất hiếm có tên neodymium oxide dùng cho nam châm trong điện thoại BlackBerry hoặc tai nghe của máy nghe nhạc iPod đã tăng hơn 4 lần, lên mức 88,5 USD/kg từ 19,12 USD/kg vào năm 2009.
Trung Quốc bị cho là ngừng hoạt động xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản từ tháng 9 năm nay, sau những căng thẳng gia tăng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên. Là quốc gia tiêu thụ đất hiếm lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã phải xoay sở đủ mọi cách để tìm nguồn hàng thay thế cho nguồn cung từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng bị cho là ngừng các chuyến hàng đất hiếm sang Mỹ và châu Âu trong một thời gian, làm dấy lên những ý kiến cho rằng, Bắc Kinh đang sử dụng "con bài" đất hiếm như một thứ "vũ khí chính trị".
Trong một tuyên bố khác phát đi cùng ngày 29/12, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các cơ quan thuộc Chính phủ nước này vẫn đang thảo luận về hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của cả năm.
Theo tuyên bố này, mức hạn ngạch công bố cho lần cấp phép đầu tiên không nên được xem là cơ sở để dự báo mức hạn ngạch của cả năm. Thay vào đó, mức hạn ngạch cho cả năm sẽ phụ thuộc vào sản lượng đất hiếm trong nước và nhu cầu của thị trường quốc tế, cũng như tính bền vững của ngành khai thác đất hiếm tại Trung Quốc.
Từ năm ngoái, Trung Quốc đã bắt đầu siết chặt hoạt động khai thác đất hiếm, áp dụng hạn ngạch khai thác để hỗ trợ giá khoáng sản này. Tháng 7/2009, Trung Quốc tuyên bố cắt giảm mạnh hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm với lý do phải ưu tiên nhu cầu trong nước và hạn chế những thiệt hại về môi trường mà hoạt động khai thác đất hiếm gây ra. Trên thực tế, hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm đã bị Trung Quốc giảm dần từ năm 2005.
Trong tháng 12 này, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ tăng thuế xuất khẩu đối với một số loại đất hiếm lên mức 25% từ năm tới. Khi đó, thuế xuất khẩu đối với neodymium, loại đất hiếm dùng cho pin xe chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid) như Prius của Toyota hay Insight của Honda, sẽ tăng lên 25% từ 15% hiện nay.
Bloomberg nhận định, việc Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu đất hiếm có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ. Tuần trước, Washington tuyên bố có thể kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì những hạn chế đối với nguồn cung khoáng sản này.
Mới đây, phía Mỹ cũng phát đi tín hiệu sẽ điều tra xem liệu Trung Quốc có vi phạm các nguyên tắc của WTO trong việc trợ cấp xuất khẩu năng lượng sạch và hạn chế xuất khẩu năng lượng sạch.