Trung Quốc sắp đưa Bạc Hy Lai ra xét xử
Đã có cáo trạng dành cho cựu Bí thư Trùng Khánh, mở màn cho việc xét xử vụ bê bối gây chấn động dư luận trong năm 2012
Cựu Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai, đã bị nhà chức trách Trung Quốc chính thức truy tố với tội danh tham nhũng. Động thái này mở màn cho việc xét xử vụ bê bối gây chấn động dư luận Trung Quốc và thế giới trong năm 2012.
Báo Wall Street Journal dẫn nguồn Tân hoa xã cho biết, bản cáo trạng dành cho ông Bạc Hy Lai vừa được công bố vào ngày hôm nay, 25/7, bởi tòa án thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông.
Hiện các chi tiết buộc tội nhằm vào ông Bạc chưa được thông tin cụ thể. Tuy nhiên, theo nguồn tin là một quan chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bạc sẽ bị xét xử với các tội bao gồm nhận 20 triệu Nhân dân tệ, tương đương 3,2 triệu USD, tiền hối lộ thông qua vợ là bà Cốc Khai Lai; biển thủ 5 triệu Nhân dân tệ; và lạm dụng quyền lực.
Ông Bạc Hy Lai đã bị bắt giam từ tháng 4 năm ngoái. Một nguồn tin thân cận khác cho biết, phiên tòa xét xử ông này sẽ bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 8. Việc xét xử ông Bạc được cho là sẽ mở ra chương cuối cho vụ bê bối làm phanh phui hoạt động tham nhũng, lạm dụng quyền lực và đối đầu trong hàng ngũ chính trị gia của Trung Quốc. Khép lại vụ việc này được đánh giá là một trong những thách thức chính trị nhạy cảm nhất mà Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt từ khi nhậm chức.
Trước khi bê bối nổ ra, ông Bạc Hy Lai là Bí thư Trùng Khánh, đồng thời có chân trong Bộ Chính trị Trung Quốc. Khi đó, ông được đánh giá là một ngôi sao chính trị đang lên của nước này, và được dự báo sẽ được đưa vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị.
Ông Bạc và vợ, bà Cốc Khai Lai, bị bắt sau khi ông Vương Lập Quân, cựu Giám đốc công an Trùng Khánh, một cấp dưới thân tín của ông Bạc, chạy vào lãnh sự Mỹ tại Thành Đô để xin tị nạn vào tháng 2/2012. Tại đây, ông Vương tiết lộ với các nhà ngoại giao Mỹ rằng, bà Cốc có dính líu đến vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood, một người có quan hệ thân mật với gia đình Bạc-Cốc.
Tháng 8 năm ngoái, bà Cốc đã bị xét xử với tội danh giết người và bị kết án tử hình hoãn thi hành án, thường đồng nghĩa với án chung thân. Tiếp đó, đến tháng 9, ông Vương Lập Quân cũng bị đưa ra xét xử và kết án 15 năm tù vì các tội danh đào tẩu, lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ, và “bẻ cong luật pháp vì mục đích tư lợi”.
Cũng trong tháng 9/2012, ông Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lý do được đưa ra cho việc khai trừ ông Bạc khỏi đảng là ông bị tình nghi nhận những khoản hối lộ lớn, lạm dụng quyền lực trong quá trình điều tra nhằm vào vợ ông trong vụ giết doanh nhân người Anh, và có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.
Tuy nhiên, những cáo buộc trong bản cáo trạng mà tòa dành cho ông Bạc Hy Lai theo như tiết lộ của nguồn tin thân cận là ít nặng nề hơn so với dự báo của giới quan sát. Những vụ tham nhũng với số tiền như vậy là khá phổ biến ở Trung Quốc. Mới đây, cựu Bộ trưởng Bộ Đường Sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân đã bị kết án tử hình hoãn thi hành án vì tội lạm dụng quyền lực và nhận 64,6 triệu USD tiền hối lộ.
Trước khi giữ cương vị Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai từng là thị trưởng thành phố Đại Liên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Hiện chưa rõ vì sao Tế Nam lại được chọn là nơi để tổ chức xét xử ông Bạc. Trước đó, vụ xét xử bà Cốc diễn ra ở Hợp Phì, một nơi cũng không có liên quan gì tới vụ việc.
Báo Wall Street Journal dẫn nguồn Tân hoa xã cho biết, bản cáo trạng dành cho ông Bạc Hy Lai vừa được công bố vào ngày hôm nay, 25/7, bởi tòa án thành phố Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông.
Hiện các chi tiết buộc tội nhằm vào ông Bạc chưa được thông tin cụ thể. Tuy nhiên, theo nguồn tin là một quan chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Bạc sẽ bị xét xử với các tội bao gồm nhận 20 triệu Nhân dân tệ, tương đương 3,2 triệu USD, tiền hối lộ thông qua vợ là bà Cốc Khai Lai; biển thủ 5 triệu Nhân dân tệ; và lạm dụng quyền lực.
Ông Bạc Hy Lai đã bị bắt giam từ tháng 4 năm ngoái. Một nguồn tin thân cận khác cho biết, phiên tòa xét xử ông này sẽ bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 8. Việc xét xử ông Bạc được cho là sẽ mở ra chương cuối cho vụ bê bối làm phanh phui hoạt động tham nhũng, lạm dụng quyền lực và đối đầu trong hàng ngũ chính trị gia của Trung Quốc. Khép lại vụ việc này được đánh giá là một trong những thách thức chính trị nhạy cảm nhất mà Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt từ khi nhậm chức.
Trước khi bê bối nổ ra, ông Bạc Hy Lai là Bí thư Trùng Khánh, đồng thời có chân trong Bộ Chính trị Trung Quốc. Khi đó, ông được đánh giá là một ngôi sao chính trị đang lên của nước này, và được dự báo sẽ được đưa vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị.
Ông Bạc và vợ, bà Cốc Khai Lai, bị bắt sau khi ông Vương Lập Quân, cựu Giám đốc công an Trùng Khánh, một cấp dưới thân tín của ông Bạc, chạy vào lãnh sự Mỹ tại Thành Đô để xin tị nạn vào tháng 2/2012. Tại đây, ông Vương tiết lộ với các nhà ngoại giao Mỹ rằng, bà Cốc có dính líu đến vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood, một người có quan hệ thân mật với gia đình Bạc-Cốc.
Tháng 8 năm ngoái, bà Cốc đã bị xét xử với tội danh giết người và bị kết án tử hình hoãn thi hành án, thường đồng nghĩa với án chung thân. Tiếp đó, đến tháng 9, ông Vương Lập Quân cũng bị đưa ra xét xử và kết án 15 năm tù vì các tội danh đào tẩu, lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ, và “bẻ cong luật pháp vì mục đích tư lợi”.
Cũng trong tháng 9/2012, ông Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lý do được đưa ra cho việc khai trừ ông Bạc khỏi đảng là ông bị tình nghi nhận những khoản hối lộ lớn, lạm dụng quyền lực trong quá trình điều tra nhằm vào vợ ông trong vụ giết doanh nhân người Anh, và có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.
Tuy nhiên, những cáo buộc trong bản cáo trạng mà tòa dành cho ông Bạc Hy Lai theo như tiết lộ của nguồn tin thân cận là ít nặng nề hơn so với dự báo của giới quan sát. Những vụ tham nhũng với số tiền như vậy là khá phổ biến ở Trung Quốc. Mới đây, cựu Bộ trưởng Bộ Đường Sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân đã bị kết án tử hình hoãn thi hành án vì tội lạm dụng quyền lực và nhận 64,6 triệu USD tiền hối lộ.
Trước khi giữ cương vị Bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai từng là thị trưởng thành phố Đại Liên và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Hiện chưa rõ vì sao Tế Nam lại được chọn là nơi để tổ chức xét xử ông Bạc. Trước đó, vụ xét xử bà Cốc diễn ra ở Hợp Phì, một nơi cũng không có liên quan gì tới vụ việc.