Trung Quốc sắp mở căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài
Mỹ đã biết về cuộc đàm phán giữa Djibouti và Trung Quốc ít nhất từ tháng 5 vừa qua
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài, và địa điểm được chọn là quốc gia Đông Phi có tên Djibouti - tờ Wall Street Journal đưa tin.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực bảo vệ lợi kinh tế và an ninh ngày càng lớn của nước này ở khắp nơi trên thế giới.
Djibouti, thuộc địa cũ của Pháp với khoảng 830.000 dân, hiện đang là nơi mà Mỹ đặt một căn cứ quân sự phục vụ cho công tác chống khủng bố ở vùng Sừng châu Phi và các cuộc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Arden.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc không gọi đây là một căn cứ quân sự. Thay vào đó, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/11 nói Chính phủ nước này đang đàm phán để xây dựng một “cơ sở hỗ trợ” cho tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động trong khu vực.
“Cơ sở này sẽ đảm bảo tốt hơn rằng quân đội Trung Quốc có thể thực hiện các nghĩa vụ như gìn giữ hòa bình quốc tế, hộ tống hải quân ở vịnh Aden và vùng biển Somali, và hỗ trợ nhân đạo”, ông Wu Qian, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói.
Trung Quốc từ lâu vẫn coi việc nước này không có căn cứ quân sự ở nước ngoài như một bằng chứng cho thấy thiện chí hòa bình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh phát triển sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ trong khu vực và gây ảnh hưởng ở những nơi xa hơn trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho hay đã biết về cuộc đàm phán giữa Djibouti và Trung Quốc ít nhất từ tháng 5 vừa qua. Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại về vấn đề này, nhưng nhấn mạnh rằng căn cứ của Mỹ ở Djiboutan nằm ở một sân bay, trong khi Trung Quốc sẽ xây một cảng biển cách xa căn cứ Mỹ.
Trung Quốc đang đối mặt sức ép lớn từ dư luận trong nước đòi bảo vệ công dân của nước này ở nước ngoài, đặc biệt sau các vụ công dân Trung Quốc thiệt mạng dưới tay phiến quân ở Syria và Mali hồi tuần trước.
Theo ông Andrew Erickson, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại trường US Naval War College, Trung Quốc chọn Djibouti để xây cơ sở hải quân xuất phát từ việc đây là quốc gia có độ ổn định chính trị cao nhất và gần nhất từ một số lợi ích của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm các tuyến đường mà dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.
“Trung Quốc sẽ không sớm gọi cơ sở này là một ‘căn cứ’, nhưng cơ sở sẽ có chức năng gần giống như một căn cứ hải quân”, ông Erickson nhận định.
Tàu Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia kể từ năm 2008 đã gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhiên liệu và hàng hóa - theo các phát ngôn viên của Trung Quốc.
Ngoài Mỹ, hiện cả Nhật và Pháp cũng đang có lực lượng đóng ở Djiboutan. Có khoảng 4.000 quân Mỹ và đồng minh đóng ở trại Lemonnier, trụ sở Bộ chỉ huy Liên quân Mỹ tại Sừng châu Phi.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, xét tới vị trí chiến lược của Djibouti và việc có nhiều quốc gia cùng muốn đóng quân tại nước này, Djibouti có thể không kiểm soát tốt được tình hình và vấn đề có thể xảy ra.
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực bảo vệ lợi kinh tế và an ninh ngày càng lớn của nước này ở khắp nơi trên thế giới.
Djibouti, thuộc địa cũ của Pháp với khoảng 830.000 dân, hiện đang là nơi mà Mỹ đặt một căn cứ quân sự phục vụ cho công tác chống khủng bố ở vùng Sừng châu Phi và các cuộc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Arden.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc không gọi đây là một căn cứ quân sự. Thay vào đó, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/11 nói Chính phủ nước này đang đàm phán để xây dựng một “cơ sở hỗ trợ” cho tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động trong khu vực.
“Cơ sở này sẽ đảm bảo tốt hơn rằng quân đội Trung Quốc có thể thực hiện các nghĩa vụ như gìn giữ hòa bình quốc tế, hộ tống hải quân ở vịnh Aden và vùng biển Somali, và hỗ trợ nhân đạo”, ông Wu Qian, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói.
Trung Quốc từ lâu vẫn coi việc nước này không có căn cứ quân sự ở nước ngoài như một bằng chứng cho thấy thiện chí hòa bình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đẩy mạnh phát triển sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ trong khu vực và gây ảnh hưởng ở những nơi xa hơn trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho hay đã biết về cuộc đàm phán giữa Djibouti và Trung Quốc ít nhất từ tháng 5 vừa qua. Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại về vấn đề này, nhưng nhấn mạnh rằng căn cứ của Mỹ ở Djiboutan nằm ở một sân bay, trong khi Trung Quốc sẽ xây một cảng biển cách xa căn cứ Mỹ.
Trung Quốc đang đối mặt sức ép lớn từ dư luận trong nước đòi bảo vệ công dân của nước này ở nước ngoài, đặc biệt sau các vụ công dân Trung Quốc thiệt mạng dưới tay phiến quân ở Syria và Mali hồi tuần trước.
Theo ông Andrew Erickson, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại trường US Naval War College, Trung Quốc chọn Djibouti để xây cơ sở hải quân xuất phát từ việc đây là quốc gia có độ ổn định chính trị cao nhất và gần nhất từ một số lợi ích của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm các tuyến đường mà dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.
“Trung Quốc sẽ không sớm gọi cơ sở này là một ‘căn cứ’, nhưng cơ sở sẽ có chức năng gần giống như một căn cứ hải quân”, ông Erickson nhận định.
Tàu Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia kể từ năm 2008 đã gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhiên liệu và hàng hóa - theo các phát ngôn viên của Trung Quốc.
Ngoài Mỹ, hiện cả Nhật và Pháp cũng đang có lực lượng đóng ở Djiboutan. Có khoảng 4.000 quân Mỹ và đồng minh đóng ở trại Lemonnier, trụ sở Bộ chỉ huy Liên quân Mỹ tại Sừng châu Phi.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, xét tới vị trí chiến lược của Djibouti và việc có nhiều quốc gia cùng muốn đóng quân tại nước này, Djibouti có thể không kiểm soát tốt được tình hình và vấn đề có thể xảy ra.