“Trước khó khăn, đừng trông chờ ngoại lực”
Quan điểm của ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Ngân hàng An Bình (ABBank), về sự hỗ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài hiện nay
Quan điểm của ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng An Bình (ABBank), về sự hỗ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài hiện nay.
ABBank vừa hoàn tất các thủ tục cuối cùng để chính thức đón Ngân hàng Maybank (Malaysia) trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Theo ông Vũ Văn Tiền, đây là đối tác đã chấp thuận tất cả các yêu cầu đặt ra trong đàm phán; sự chấp thuận đó có trong bối cảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Thời gian qua, nền kinh tế và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ông đánh giá thế nào về vai trò hỗ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài trong những bối cảnh đó?
Đối với riêng ABBank thì điều đó chưa rõ nét vì Maybank mới vào. Tuy nhiên thương vụ hợp tác giữa chúng tôi và Maybank đã khẳng định thị trường Việt Nam đang có tiềm năng, tình hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam là tương đối ổn định; chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm chống lạm phát là có hiệu quả.
Và với riêng ABBank thì vị thế, giá trị không bị mất. Chính vì thế mà Maybank vẫn quyết định mua cổ phần của ABBank. Trước khi vào, Maybank đã điều tra, tìm hiểu suốt một năm, bản thân ABBank cũng phải rõ ràng, minh bạch. Trong quá trình đó, Maybank rất chú trọng vào tiềm năng của một ngân hàng, triển vọng phát triển, cơ cấu cổ đông, cơ cấu Hội đồng Quản trị…; thậm chí văn hóa hoạt động cũng là vấn đề họ quan tâm.
Họ cũng rất quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, nhất là khi mảng này còn nhiều sản phẩm chưa có trên thị trường. Họ muốn thông qua ABBank để kết nối phát triển lĩnh vực đó.
Thông qua ABBank, Maybank sẽ có lợi thế như thế nào, thưa ông?
Bất cứ một ngân hàng nào thì vấn đề sống còn là khách hàng. Ví dụ như ngành điện là một cổ đông lớn của chúng tôi, có nguồn tiền hàng ngày cho ngân hàng thu, dịch vụ cho ngành điện, có gần 10 triệu khách hàng của điện lực. Có thể qua ABBank, Maybank sẽ tiếp cận những đối tượng khách hàng đó.
Hay như lĩnh vực đầu tư của ngành điện rất lớn, tổng mức đầu tư trong tương lai dự báo chiếm 20% GDP. ABBank có thể là một công cụ tốt cho kênh vốn quốc tế vào đó, đầu tư cho ngành điện.
Ông có thể nói rõ hơn về hướng gọi vốn quốc tế cho ngành điện thông qua ABBank như vừa đề cập?
Việc này phải chờ Maybank sang, cùng bàn bạc các kế hoạch cụ thể. Trong đó có định hướng tạo kênh huy động vốn quốc tế đầu tư cho các dự án trong nước nói chung, trong đó có Tập đoàn Điện lực (EVN). Kế hoạch này cũng phải có lộ trình và thống nhất mới có thể thông tin chi tiết được.
ABBank kỳ vọng gì về thương vụ này?
Khi thương vụ này thành công thì uy tín của ABBank lên rất cao. Người ta đặt câu hỏi là tại sao trong tình hình khó khăn vừa qua, nhất là thời điểm nhiều ngân hàng khó khăn thanh khoản, Maybank lại chuyển 1.600 tỷ đồng vào? Điều đó đi cùng sự tin tưởng. Điều đó khẳng định sự an toàn của ngân hàng và mọi hoạt động của chúng tôi phải hiệu quả Maybank mới đầu tư.
Có thể nói là ABBank kỳ vọng nhiều. Chúng tôi là ngân hàng mới phát triển, nước ta cũng mới hội nhập, so với họ trình độ của chúng ta còn chênh lệch nhiều. Do đó khi Maybank vào sẽ hỗ trợ chúng tôi đào tạo nhân sự, kinh nghiệm quản lý, quản trị ngân hàng, phát triển công nghệ, sản phẩm…
Xin được hỏi lại rõ hơn sự kỳ vọng của ABBank từ Maybank, như đã đề cập ở câu hỏi trên, về vai trò hỗ trợ trong trường hợp hoạt động khó khăn, ví dụ như trong ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay?
Không ai cứu mình bằng chính mình. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu, bất kỳ một đất nước nào cũng phải tự lo cho mình trước. Đừng trông chờ vào ngoại lực mà phải là nội lực trước, kể cả Chính phủ, ngân hàng hay một doanh nghiệp nào đó.
Thế nhưng chúng tôi cũng có hy vọng là khi Maybank vào, hiện Maybank không thuộc các nước chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, họ sẽ hỗ trợ cho mình tốt nhất. Họ cũng là một cổ đông, họ cũng phải bảo vệ tài sản của họ chứ. Tất nhiên không phải là trông chờ, không ai trông chờ vào ngoại lực như vậy.
Trong bối cảnh khó khăn, ông nhận định thế nào về kế hoạch hoặc hướng tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của các ngân hàng khác?
Tôi thấy rằng chúng ta đang tạm thời ổn định, còn thế giới thì đang lao đao. Tôi cho rằng việc đi đàm phán và mời đối tác chiến lược vào thời điểm này là không khả thi.
Và tôi cho rằng việc ABBank mời đối tác nước ngoài vào, với những điều kiện như đã nói ở trên, trong hoàn cảnh vừa qua, là một thành công!
Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam cần được nâng lên để họ nhiệt tình hơn trong hợp tác, hỗ trợ. Ý kiến của ông thế nào?
Theo tôi, nước ta mới hội nhập, mới phát triển, nhất là đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Và qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, tôi thấy chính sách của Chính phủ quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam không quá 30% là hợp lý, và mỗi một nhà đầu tư chiến lược không quá 20% cũng là hợp lý. Vì vừa rồi nhà nước cho phép các tập đoàn, công ty trong nước tham gia góp vốn tại ngân hàng cũng không quá 20%. Đó là sự bình đẳng trong nước và ngoài nước.
Hội nhập thì phải từng bước chứ không phải hội nhập ngay, tức thì, như thế sẽ nguy hiểm. Hội nhập phải có lộ trình để hấp thụ được, tiếp thu được. Ngân hàng cũng thế, muốn phát triển thì trước hết phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cổ đông. Nhà đầu tư nước ngoài có vào thì cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phù hợp với cơ chế thị trường Việt Nam, cũng phải hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển chứ không mang tính chất thôn tính hay thao túng.
Với chúng tôi, trong hợp đồng hợp tác với Maybank thì quyền lợi, trách nhiệm được quy định rất rõ ràng.
Xin hỏi ông về một vấn đề khác. Trong bối cảnh khó khăn chung, ông nhận định thế nào về nợ xấu của các ngân hàng?
Nợ xấu có nhiều yếu tố. Nếu tình hình nền kinh tế bình thường, tính thanh khoản của các thị trường tốt, không có khủng hoảng tài chính thì nợ xấu rất ít. Nhưng nay như thị trường bất động sản, chứng khoán… “đóng băng”, suy giảm thì khó khăn.
Vừa rồi 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc được tăng lên, tạo điều kiện để các ngân hàng có thể đẩy cao tổng dư nợ, thu hẹp nợ xấu. Nguồn vốn cũng sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cũng là một hướng gỡ cho vấn đề nợ xấu.
Còn về tình hình chung thì phải chờ đến cuối năm, xem xét hoạt động của các doanh nghiệp thế nào thì mới có thể định hình chính xác và cụ thể được. Ngân hàng Nhà nước và các cấp quản lý cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc này .
Với riêng ABBank, ông có thể nói về kế hoạch lợi nhuận năm nay?
Tôi xin khẳng định là tất cả các ngân hàng không thể đạt mục tiêu lợi nhuận năm nay, dương đã là tốt rồi. Với tình hình này, những tháng cuối năm có thể tốt hơn.
Về phía ABBank, ngay từ đầu chúng tôi đã siết chặt chính sách tín dụng, tránh tăng trưởng nóng, rà soát lại toàn bộ chất lượng tín dụng, giảm dư nợ xuống, thu hồi ngay những khoản nhận thấy không an toàn. Những việc đó chúng tôi đã làm được.
Với tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ, từ tháng 10 trở đi chúng tôi bắt đầu nâng tăng trưởng tín dụng với chính sách tập trung những doanh nghiệp xuất khẩu, nông sản, những doanh nghiệp uy tín…
ABBank vừa hoàn tất các thủ tục cuối cùng để chính thức đón Ngân hàng Maybank (Malaysia) trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Theo ông Vũ Văn Tiền, đây là đối tác đã chấp thuận tất cả các yêu cầu đặt ra trong đàm phán; sự chấp thuận đó có trong bối cảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Thời gian qua, nền kinh tế và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ông đánh giá thế nào về vai trò hỗ trợ của đối tác chiến lược nước ngoài trong những bối cảnh đó?
Đối với riêng ABBank thì điều đó chưa rõ nét vì Maybank mới vào. Tuy nhiên thương vụ hợp tác giữa chúng tôi và Maybank đã khẳng định thị trường Việt Nam đang có tiềm năng, tình hình tài chính và tiền tệ của Việt Nam là tương đối ổn định; chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm chống lạm phát là có hiệu quả.
Và với riêng ABBank thì vị thế, giá trị không bị mất. Chính vì thế mà Maybank vẫn quyết định mua cổ phần của ABBank. Trước khi vào, Maybank đã điều tra, tìm hiểu suốt một năm, bản thân ABBank cũng phải rõ ràng, minh bạch. Trong quá trình đó, Maybank rất chú trọng vào tiềm năng của một ngân hàng, triển vọng phát triển, cơ cấu cổ đông, cơ cấu Hội đồng Quản trị…; thậm chí văn hóa hoạt động cũng là vấn đề họ quan tâm.
Họ cũng rất quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, nhất là khi mảng này còn nhiều sản phẩm chưa có trên thị trường. Họ muốn thông qua ABBank để kết nối phát triển lĩnh vực đó.
Thông qua ABBank, Maybank sẽ có lợi thế như thế nào, thưa ông?
Bất cứ một ngân hàng nào thì vấn đề sống còn là khách hàng. Ví dụ như ngành điện là một cổ đông lớn của chúng tôi, có nguồn tiền hàng ngày cho ngân hàng thu, dịch vụ cho ngành điện, có gần 10 triệu khách hàng của điện lực. Có thể qua ABBank, Maybank sẽ tiếp cận những đối tượng khách hàng đó.
Hay như lĩnh vực đầu tư của ngành điện rất lớn, tổng mức đầu tư trong tương lai dự báo chiếm 20% GDP. ABBank có thể là một công cụ tốt cho kênh vốn quốc tế vào đó, đầu tư cho ngành điện.
Ông có thể nói rõ hơn về hướng gọi vốn quốc tế cho ngành điện thông qua ABBank như vừa đề cập?
Việc này phải chờ Maybank sang, cùng bàn bạc các kế hoạch cụ thể. Trong đó có định hướng tạo kênh huy động vốn quốc tế đầu tư cho các dự án trong nước nói chung, trong đó có Tập đoàn Điện lực (EVN). Kế hoạch này cũng phải có lộ trình và thống nhất mới có thể thông tin chi tiết được.
ABBank kỳ vọng gì về thương vụ này?
Khi thương vụ này thành công thì uy tín của ABBank lên rất cao. Người ta đặt câu hỏi là tại sao trong tình hình khó khăn vừa qua, nhất là thời điểm nhiều ngân hàng khó khăn thanh khoản, Maybank lại chuyển 1.600 tỷ đồng vào? Điều đó đi cùng sự tin tưởng. Điều đó khẳng định sự an toàn của ngân hàng và mọi hoạt động của chúng tôi phải hiệu quả Maybank mới đầu tư.
Có thể nói là ABBank kỳ vọng nhiều. Chúng tôi là ngân hàng mới phát triển, nước ta cũng mới hội nhập, so với họ trình độ của chúng ta còn chênh lệch nhiều. Do đó khi Maybank vào sẽ hỗ trợ chúng tôi đào tạo nhân sự, kinh nghiệm quản lý, quản trị ngân hàng, phát triển công nghệ, sản phẩm…
Xin được hỏi lại rõ hơn sự kỳ vọng của ABBank từ Maybank, như đã đề cập ở câu hỏi trên, về vai trò hỗ trợ trong trường hợp hoạt động khó khăn, ví dụ như trong ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay?
Không ai cứu mình bằng chính mình. Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu, bất kỳ một đất nước nào cũng phải tự lo cho mình trước. Đừng trông chờ vào ngoại lực mà phải là nội lực trước, kể cả Chính phủ, ngân hàng hay một doanh nghiệp nào đó.
Thế nhưng chúng tôi cũng có hy vọng là khi Maybank vào, hiện Maybank không thuộc các nước chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, họ sẽ hỗ trợ cho mình tốt nhất. Họ cũng là một cổ đông, họ cũng phải bảo vệ tài sản của họ chứ. Tất nhiên không phải là trông chờ, không ai trông chờ vào ngoại lực như vậy.
Trong bối cảnh khó khăn, ông nhận định thế nào về kế hoạch hoặc hướng tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của các ngân hàng khác?
Tôi thấy rằng chúng ta đang tạm thời ổn định, còn thế giới thì đang lao đao. Tôi cho rằng việc đi đàm phán và mời đối tác chiến lược vào thời điểm này là không khả thi.
Và tôi cho rằng việc ABBank mời đối tác nước ngoài vào, với những điều kiện như đã nói ở trên, trong hoàn cảnh vừa qua, là một thành công!
Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam cần được nâng lên để họ nhiệt tình hơn trong hợp tác, hỗ trợ. Ý kiến của ông thế nào?
Theo tôi, nước ta mới hội nhập, mới phát triển, nhất là đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Và qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, tôi thấy chính sách của Chính phủ quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam không quá 30% là hợp lý, và mỗi một nhà đầu tư chiến lược không quá 20% cũng là hợp lý. Vì vừa rồi nhà nước cho phép các tập đoàn, công ty trong nước tham gia góp vốn tại ngân hàng cũng không quá 20%. Đó là sự bình đẳng trong nước và ngoài nước.
Hội nhập thì phải từng bước chứ không phải hội nhập ngay, tức thì, như thế sẽ nguy hiểm. Hội nhập phải có lộ trình để hấp thụ được, tiếp thu được. Ngân hàng cũng thế, muốn phát triển thì trước hết phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cổ đông. Nhà đầu tư nước ngoài có vào thì cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phù hợp với cơ chế thị trường Việt Nam, cũng phải hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển chứ không mang tính chất thôn tính hay thao túng.
Với chúng tôi, trong hợp đồng hợp tác với Maybank thì quyền lợi, trách nhiệm được quy định rất rõ ràng.
Xin hỏi ông về một vấn đề khác. Trong bối cảnh khó khăn chung, ông nhận định thế nào về nợ xấu của các ngân hàng?
Nợ xấu có nhiều yếu tố. Nếu tình hình nền kinh tế bình thường, tính thanh khoản của các thị trường tốt, không có khủng hoảng tài chính thì nợ xấu rất ít. Nhưng nay như thị trường bất động sản, chứng khoán… “đóng băng”, suy giảm thì khó khăn.
Vừa rồi 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc được tăng lên, tạo điều kiện để các ngân hàng có thể đẩy cao tổng dư nợ, thu hẹp nợ xấu. Nguồn vốn cũng sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cũng là một hướng gỡ cho vấn đề nợ xấu.
Còn về tình hình chung thì phải chờ đến cuối năm, xem xét hoạt động của các doanh nghiệp thế nào thì mới có thể định hình chính xác và cụ thể được. Ngân hàng Nhà nước và các cấp quản lý cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc này .
Với riêng ABBank, ông có thể nói về kế hoạch lợi nhuận năm nay?
Tôi xin khẳng định là tất cả các ngân hàng không thể đạt mục tiêu lợi nhuận năm nay, dương đã là tốt rồi. Với tình hình này, những tháng cuối năm có thể tốt hơn.
Về phía ABBank, ngay từ đầu chúng tôi đã siết chặt chính sách tín dụng, tránh tăng trưởng nóng, rà soát lại toàn bộ chất lượng tín dụng, giảm dư nợ xuống, thu hồi ngay những khoản nhận thấy không an toàn. Những việc đó chúng tôi đã làm được.
Với tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ, từ tháng 10 trở đi chúng tôi bắt đầu nâng tăng trưởng tín dụng với chính sách tập trung những doanh nghiệp xuất khẩu, nông sản, những doanh nghiệp uy tín…