Tuần hành chống Trung Quốc lên báo chí quốc tế
Vấn đề biển Đông mấy ngày gần đây liên tục chiếm vị trí trang nhất của hàng loạt tờ báo lớn trên thế giới
Các hãng thông tấn và các tờ báo lớn của thế giới hôm nay (11/5) đồng loạt đưa tin về cuộc tuần hành diễn ra trên khắp ba miền Việt Nam để phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981.
Có thể nói, thế giới đang hướng về biển Đông khi các thông tin, bình luận và nhận định về vấn đề này mấy ngày gần đây liên tục chiếm vị trí trang nhất của hàng loạt tờ báo lớn trên thế giới, như Wall Street Journal, Reuters, New York Times…
Hãng thông tấn AFP của Pháp hôm nay đăng tải bài viết khá chi tiết về cuộc tuần hành của người dân Việt Nam trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
“Khoảng 1.000 người, từ cựu chiến binh tới sinh viên, giương cao biểu ngữ, hát các bài ca yêu nước”, AFP đưa tin. Ngoài ra, trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp.HCM, cũng có khoảng 1.000 người tới tuần hành, chưa kể các cuộc tuần hành nhỏ hơn diễn ra tại các địa phương khác.
“Đây là cuộc tuần hành chống Trung Quốc lớn nhất mà tôi từng thấy ở Hà Nội”, ông Đặng Quang Thắng, một cựu chiến binh 74 tuổi, nói với phóng viên AFP.
“Sự kiên nhẫn của chúng tôi có giới hạn. Chúng tôi tới đây để bày tỏ ý chí của người dân Việt Nam bảo vệ lãnh thổ của mình bằng bất kỳ giá nào. Chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ Tổ quốc”.
Nhận định về cuộc tuần hành của người dân Việt Nam sáng nay, GS. Jonathan London thuộc Đại học City ở Hồng Kông nói rằng, đây là cách để Việt Nam thể hiện sự bất mãn tột độ với những hành vi ngang ngược của Trung Quốc. “Đây là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh”, ông London đánh giá.
“Đây là dịp để người Việt Nam thể hiện sự đoàn kết và tinh thần yêu nước”, một người tuần hành khác ở Hà Nội nói với AFP.
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP đã được nhiều hãng tin và tờ báo khác trích dẫn lại nhấn mạnh, người dân tuần hành phản đối Trung Quốc sáng nay bày tỏ sự tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hãng tin này đánh giá, tình hình hiện nay trên biển Đông đang dẫn tới những lo ngại về việc căng thẳng có thể gia tăng lên những nấc cao hơn.
“Chúng tôi rất giận dữ trước các hành động của Trung Quốc. Chúng tôi phải làm thế này để người Trung Quốc hiểu được sự giận dữ của chúng tôi”, ông Nguyễn Xuân Hiển, một luật sư tham gia tuần hành, phát biểu với AP.
Bầu không khí sục sôi của các cuộc tuần hành sáng nay cũng được hãng tin Reuters ghi nhận lại. Bản tin của Reuters đánh giá, các cuộc tuần hành này tuy chưa lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng rất lớn.
“Khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì trong khả năng của mình để bảo vệ chủ quyền đất nước”, Hoàng Thị Nhật, một sinh viên 21 tuổi tại Hà Nội, nói với phóng viên Reuters.
Reuters nhấn mạnh rằng, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, trong đó kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 50 tỷ USD trong năm 2013. Tuy nhiên, lần này, Việt Nam vẫn có phản ứng mạnh mẽ trước các động thái của Trung Quốc trên biển Đông.
“Đất nước chúng tôi đã trải qua nhiều năm tháng chống chiến tranh xâm lược. Chúng tôi muốn được hòa bình như ngày nay, để sống trong ổn định và phát triển, nhưng Trung Quốc đang muốn lôi kéo chúng tôi vào chiến tranh”, ông Nguyễn Quang Thắng, 60 tuổi, một người tham gia tuần hành, nói với Reuters.
Bài viết trên tờ New York Times của Mỹ nói, các cuộc tuần hành sáng nay diễn ra vào thời điểm mà mối quan hệ Việt-Trung rơi vào lạnh giá nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, báo này cũng nêu một số ý kiến cho rằng, phản ứng quân sự chỉ nên được xem là biện pháp cuối cùng.
Hãng tin Bloomberg đưa tin khá chi tiết về các cuộc tuần hành sáng nay. Bloomberg dẫn lời ông Lê Hồng Hiệp, một giảng viên thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM, nhận định về các cuộc tuần hành rằng: “Việt Nam đang quyết tâm bảo vệ các lợi ích của mình và buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan khỏi biển Đông. Chính phủ Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân”.
Bản tin của Bloomberg nói, nhiều gia đình đã cùng nhau tham gia tuần hành, ngay cả các em nhỏ cũng được người thân đưa đến.
Có thể nói, thế giới đang hướng về biển Đông khi các thông tin, bình luận và nhận định về vấn đề này mấy ngày gần đây liên tục chiếm vị trí trang nhất của hàng loạt tờ báo lớn trên thế giới, như Wall Street Journal, Reuters, New York Times…
Hãng thông tấn AFP của Pháp hôm nay đăng tải bài viết khá chi tiết về cuộc tuần hành của người dân Việt Nam trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
“Khoảng 1.000 người, từ cựu chiến binh tới sinh viên, giương cao biểu ngữ, hát các bài ca yêu nước”, AFP đưa tin. Ngoài ra, trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp.HCM, cũng có khoảng 1.000 người tới tuần hành, chưa kể các cuộc tuần hành nhỏ hơn diễn ra tại các địa phương khác.
“Đây là cuộc tuần hành chống Trung Quốc lớn nhất mà tôi từng thấy ở Hà Nội”, ông Đặng Quang Thắng, một cựu chiến binh 74 tuổi, nói với phóng viên AFP.
“Sự kiên nhẫn của chúng tôi có giới hạn. Chúng tôi tới đây để bày tỏ ý chí của người dân Việt Nam bảo vệ lãnh thổ của mình bằng bất kỳ giá nào. Chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ Tổ quốc”.
Nhận định về cuộc tuần hành của người dân Việt Nam sáng nay, GS. Jonathan London thuộc Đại học City ở Hồng Kông nói rằng, đây là cách để Việt Nam thể hiện sự bất mãn tột độ với những hành vi ngang ngược của Trung Quốc. “Đây là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh”, ông London đánh giá.
“Đây là dịp để người Việt Nam thể hiện sự đoàn kết và tinh thần yêu nước”, một người tuần hành khác ở Hà Nội nói với AFP.
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP đã được nhiều hãng tin và tờ báo khác trích dẫn lại nhấn mạnh, người dân tuần hành phản đối Trung Quốc sáng nay bày tỏ sự tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hãng tin này đánh giá, tình hình hiện nay trên biển Đông đang dẫn tới những lo ngại về việc căng thẳng có thể gia tăng lên những nấc cao hơn.
“Chúng tôi rất giận dữ trước các hành động của Trung Quốc. Chúng tôi phải làm thế này để người Trung Quốc hiểu được sự giận dữ của chúng tôi”, ông Nguyễn Xuân Hiển, một luật sư tham gia tuần hành, phát biểu với AP.
Bầu không khí sục sôi của các cuộc tuần hành sáng nay cũng được hãng tin Reuters ghi nhận lại. Bản tin của Reuters đánh giá, các cuộc tuần hành này tuy chưa lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng rất lớn.
“Khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì trong khả năng của mình để bảo vệ chủ quyền đất nước”, Hoàng Thị Nhật, một sinh viên 21 tuổi tại Hà Nội, nói với phóng viên Reuters.
Reuters nhấn mạnh rằng, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, trong đó kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 50 tỷ USD trong năm 2013. Tuy nhiên, lần này, Việt Nam vẫn có phản ứng mạnh mẽ trước các động thái của Trung Quốc trên biển Đông.
“Đất nước chúng tôi đã trải qua nhiều năm tháng chống chiến tranh xâm lược. Chúng tôi muốn được hòa bình như ngày nay, để sống trong ổn định và phát triển, nhưng Trung Quốc đang muốn lôi kéo chúng tôi vào chiến tranh”, ông Nguyễn Quang Thắng, 60 tuổi, một người tham gia tuần hành, nói với Reuters.
Bài viết trên tờ New York Times của Mỹ nói, các cuộc tuần hành sáng nay diễn ra vào thời điểm mà mối quan hệ Việt-Trung rơi vào lạnh giá nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, báo này cũng nêu một số ý kiến cho rằng, phản ứng quân sự chỉ nên được xem là biện pháp cuối cùng.
Hãng tin Bloomberg đưa tin khá chi tiết về các cuộc tuần hành sáng nay. Bloomberg dẫn lời ông Lê Hồng Hiệp, một giảng viên thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM, nhận định về các cuộc tuần hành rằng: “Việt Nam đang quyết tâm bảo vệ các lợi ích của mình và buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan khỏi biển Đông. Chính phủ Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân”.
Bản tin của Bloomberg nói, nhiều gia đình đã cùng nhau tham gia tuần hành, ngay cả các em nhỏ cũng được người thân đưa đến.