Tuyển lao động từ Libya: Mời chào mức lương tới 20 triệu đồng
Lao động có tay nghề cao, các vị trí kỹ sư xây dựng được các doanh nghiệp đưa ra mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng
Ngày 25/3 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có cuộc gặp gỡ với 11 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam về từ Libya để bàn giải pháp và đi đến thống nhất quy trình tuyển dụng.
Theo tổng hợp của Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau “sự cố” khủng hoảng chính trị ở Libya khiến hơn 10.000 lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn, đã có 11 doanh nghiệp trong nước gửi công văn đến Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất nhu cầu tuyển dụng lao động về từ Libya.
Theo đó, số chỉ tiêu mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động về từ Libya lên đến 13.117 người. Mức thu nhập mà các daonh nghiệp đưa ra thấp nhất 3 triệu đồng/tháng. Trong đó, không ít doanh nghiệp đưa ra mức lương cho vị trí kỹ sư cao cấp lên đến 20 triệu đồng/người/tháng.
Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Khang Thông (tại khu công nghiệp Thạnh Đức, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có nhu cầu tuyển đến 7.000 lao động phổ thông trong lĩnh vực xây dựng với mức lương 3 triệu đồng/tháng; và 3.000 lao động có tay nghề cao, kỹ sư xây dựng, xây lắp, điện, nước, cơ khí, giao thông, kiến trúc với mức lương từ 8-20 triệu đồng/tháng.
Cũng đưa ra một mức thu nhập cao nhất lên đến 20 triệu đồng là Công ty TNHH Xây dựng và Địa ốc Hòa Bình Hà Nội (tại tòa nhà San Nam, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Công ty này cho biết sẽ trả mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho 20 kỹ sư xây dựng cao cấp với yêu cầu có bằng Đại học chính qui ngành xây dựng, có kinh nghiệm và ngoại ngữ; 100 kỹ sư xây dựng được công ty này mời chào với mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng và 200 công nhân xây dựng có kinh nghiệm cũng được công ty này trả từ 5-10 triệu đồng/tháng.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Việt Phát cũng có nhu cầu tuyển 55 lao động, trong đó những vị trí kỹ sư cũng được mời chào mức lương 20 triệu đồng/ tháng.
Một số công ty còn lại như Công ty Cổ phần Vinaconex 6, Công ty Sen vòi Viglacera, Công ty Cổ phần Dịch vụ vận chuyển và giao nhận Á châu, Công ty Cổ phần Cầu Đuống đều có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn, với mức lương chủ yếu từ 3 - 8 triệu đồng.
Tại buổi làm việc nói trên, bà Hoàng Kim Ngọc, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước đã thông báo đến các doanh nghiệp tình trạng lao động tại Libya về nước.
Trong tổng số hơn 10.000 lao động, 100% làm trong lĩnh vực xây dựng, đúng với lĩnh vực mà 11 doanh nghiệp nói trên có nhu cầu tuyển dụng. Trong số đó, phần lớn là công nhân trực tiếp. Đốc công, tổ trưởng, kỹ sư cũng có, nhưng chỉ chiếm số lượng ít.
Tuy nhiên, bà Ngọc đánh giá cao chất lượng lao động về từ Libya. “Những lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được tiếp xúc và làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường chuyên nghiệp và hiện đại. Với những lao động về từ Libya, có đến 70% lao động ở độ tuổi từ 21- 30 tuổi, độ tuổi có sức khỏe nhất; trong đó có hơn 50% lao động có thâm niên làm việc tại các công trình xây dựng của Libya trên 2 năm. Những lao động này có kinh nghiệm, tay nghề vững và đặc biệt là ý thức, tác phong lao động tốt”, bà Ngọc nhấn mạnh.
Theo tổng hợp của Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau “sự cố” khủng hoảng chính trị ở Libya khiến hơn 10.000 lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn, đã có 11 doanh nghiệp trong nước gửi công văn đến Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất nhu cầu tuyển dụng lao động về từ Libya.
Theo đó, số chỉ tiêu mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động về từ Libya lên đến 13.117 người. Mức thu nhập mà các daonh nghiệp đưa ra thấp nhất 3 triệu đồng/tháng. Trong đó, không ít doanh nghiệp đưa ra mức lương cho vị trí kỹ sư cao cấp lên đến 20 triệu đồng/người/tháng.
Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Khang Thông (tại khu công nghiệp Thạnh Đức, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có nhu cầu tuyển đến 7.000 lao động phổ thông trong lĩnh vực xây dựng với mức lương 3 triệu đồng/tháng; và 3.000 lao động có tay nghề cao, kỹ sư xây dựng, xây lắp, điện, nước, cơ khí, giao thông, kiến trúc với mức lương từ 8-20 triệu đồng/tháng.
Cũng đưa ra một mức thu nhập cao nhất lên đến 20 triệu đồng là Công ty TNHH Xây dựng và Địa ốc Hòa Bình Hà Nội (tại tòa nhà San Nam, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Công ty này cho biết sẽ trả mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho 20 kỹ sư xây dựng cao cấp với yêu cầu có bằng Đại học chính qui ngành xây dựng, có kinh nghiệm và ngoại ngữ; 100 kỹ sư xây dựng được công ty này mời chào với mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng và 200 công nhân xây dựng có kinh nghiệm cũng được công ty này trả từ 5-10 triệu đồng/tháng.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Việt Phát cũng có nhu cầu tuyển 55 lao động, trong đó những vị trí kỹ sư cũng được mời chào mức lương 20 triệu đồng/ tháng.
Một số công ty còn lại như Công ty Cổ phần Vinaconex 6, Công ty Sen vòi Viglacera, Công ty Cổ phần Dịch vụ vận chuyển và giao nhận Á châu, Công ty Cổ phần Cầu Đuống đều có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn, với mức lương chủ yếu từ 3 - 8 triệu đồng.
Tại buổi làm việc nói trên, bà Hoàng Kim Ngọc, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước đã thông báo đến các doanh nghiệp tình trạng lao động tại Libya về nước.
Trong tổng số hơn 10.000 lao động, 100% làm trong lĩnh vực xây dựng, đúng với lĩnh vực mà 11 doanh nghiệp nói trên có nhu cầu tuyển dụng. Trong số đó, phần lớn là công nhân trực tiếp. Đốc công, tổ trưởng, kỹ sư cũng có, nhưng chỉ chiếm số lượng ít.
Tuy nhiên, bà Ngọc đánh giá cao chất lượng lao động về từ Libya. “Những lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được tiếp xúc và làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường chuyên nghiệp và hiện đại. Với những lao động về từ Libya, có đến 70% lao động ở độ tuổi từ 21- 30 tuổi, độ tuổi có sức khỏe nhất; trong đó có hơn 50% lao động có thâm niên làm việc tại các công trình xây dựng của Libya trên 2 năm. Những lao động này có kinh nghiệm, tay nghề vững và đặc biệt là ý thức, tác phong lao động tốt”, bà Ngọc nhấn mạnh.