USD yếu góp phần đẩy giá dầu
Những ngày qua, giá dầu thế giới liên tục tăng lên mức kỷ lục, luôn ở mức trên 80 USD; có thời điểm lên hơn 84 USD/thùng

Những ngày qua, giá dầu thế giới liên tục tăng lên mức kỷ lục, luôn ở mức trên 80 USD; có thời điểm lên hơn 84 USD/thùng. Một trong những nguyên nhân khiến giá dầu cao là do đồng USD của Mỹ sụt giá.
Các mức giá dầu mấy tuần qua đều là những mức cao nhất kể từ năm 1983, khi dầu được mang ra giao dịch chính thức trên các thị trường quốc tế. Các chuyên gia và nhà buôn hàng đầu ở thị trường giao dịch dầu mỏ New York nhận định rằng giá dầu thô có thể tăng cuối năm nay.
Trong 3 phiên giao dịch gần đây, giá dầu đã hạ nhiệt do đồng USD lên giá chút ít và nhu cầu năng lượng của Mỹ được dự báo sẽ giảm, do nền kinh tế đang có nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức cao hơn 80 USD/thùng.
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Angeri, Chakib Khelin, người sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch OPEC trong năm 2008, vừa đưa ra đánh giá cho rằng việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng sẽ không giúp ngăn chặn được giá dầu tăng, một khi các vấn đề địa chính trị trên thế giới tiếp tục gây bất ổn cho thị trường dầu mỏ.
Bộ trưởng Khelin, lưu ý rằng quyết định của OPEC trong phiên họp ngày 11/9 vừa qua tại Viên (Áo) về tăng sản lượng lên 500.000 thùng/ngày, kể từ 1/11 năm nay, đã không có hiệu quả đối với giá dầu.
Trước đó, một số nhà phân tích từng nhận định, việc giá dầu giảm nhờ OPEC nâng sản lượng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và giúp nền kinh tế toàn cầu tránh được những tác động do sự sụt giảm trên thị trường địa ốc ở Mỹ cũng như các điều kiện tín dụng ngày càng thắt chặt gây nên.
Tuy nhiên, trên thực tế việc OPEC tăng sản lượng đã không làm dịu được cơn sốt giá dầu. Ngày 28/9 vừa qua, giá dầu thô biển Bắc đã đạt kỷ lục tuyệt đối tại London với 81,05 USD/ thùng. Giá dầu trên thị trường New York từng có lúc lên hơn 84 USD/thùng. Tính ra, trong năm qua, giá dầu đã tăng khoảng 30%, do nguồn cung hạn hẹp.
Bộ trưởng Khelin nhấn mạnh rằng việc dầu thô tăng giá kỷ lục trong những ngày vừa qua là do tình hình địa chính trị bất ổn, do khả năng lọc dầu không đủ, cũng như do một số khu vực không bảo đảm sản lượng vì bị ảnh hưởng thiên tai và một phần do nạn đầu cơ tích trữ.
Ông cho biết, cuộc họp tới của OPEC bàn về vấn đề sản lượng dầu dự kiến diễn ra vào tháng 5/12 tại Abou Dahbi, thủ đô của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, sẽ xem xét lại tình hình. OPEC, nhóm nước hiện cung cấp 1/3 lượng dầu tiêu thụ trên toàn cầu cũng cho biết sẽ đánh giá lại tình hình thị trường trong phiên họp nói trên.
Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh đồng USD yếu làm giảm giá trị doanh thu từ khai thác dầu của các nước xuất khẩu dầu thô lớn như hiện nay, nhiều khả năng OPEC sẽ không vội vã tăng sản lượng một lần nữa.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho rằng “Việc đồng USD giảm giá đáng kể trong vài tháng qua đã tác động tới thu nhập từ dầu lửa của một số nước”. Đồng USD yếu đã khiến các mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này như dầu thô trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn so với USD và do đó khuyến khích nhu cầu tiêu thụ. Điều này bù đắp cho khách hàng khi giá dầu đang ở mức cao kỷ lục.
M. Ali Zainy, một chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng toàn cầu nhận xét rằng: “ Việc đồng USD mất giá luôn ám ảnh OPEC, vì vậy khi đưa ra quyết định sản lượng, họ luôn muốn có giá bán cao để bù đắp việc đồng USD mất giá”.
Cuối tháng 9 vừa qua, do những lo ngại ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế Mỹ đang suy thoái và nước này có khả năng tiếp tục giảm lãi suất, đồng USD đã xuống giá thê thảm so với đồng Euro, tỷ giá ngày 29/9 là 1 Euros tương đương 1,4263 USD.
Giới phân tích cho rằng, đồng USD yếu sẽ là “vấn đề” đối với các nước thành viên OPEC muốn chi tiêu đồng USD mà họ thu được bên ngoài nước Mỹ. Các nước OPEC nhập khẩu rất nhiều sản phẩm của châu Âu, đặc biệt là tư liệu sản xuất và hàng xa xỉ phẩm. Vì vậy, đồng USD yếu sẽ làm giảm sức mua của họ ở châu Âu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng, đồng USD yếu cũng có lợi đối với các nước xuất khẩu dầu lửa. Điều này giúp tăng nhu cầu tiêu thụ dầu, do dầu lửa rẻ hơn khi được mua bằng USD. Theo đó, đồng USD giảm giá sẽ giúp các nước OPEC tăng doanh thu từ bán dầu.
Các mức giá dầu mấy tuần qua đều là những mức cao nhất kể từ năm 1983, khi dầu được mang ra giao dịch chính thức trên các thị trường quốc tế. Các chuyên gia và nhà buôn hàng đầu ở thị trường giao dịch dầu mỏ New York nhận định rằng giá dầu thô có thể tăng cuối năm nay.
Trong 3 phiên giao dịch gần đây, giá dầu đã hạ nhiệt do đồng USD lên giá chút ít và nhu cầu năng lượng của Mỹ được dự báo sẽ giảm, do nền kinh tế đang có nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức cao hơn 80 USD/thùng.
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Angeri, Chakib Khelin, người sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch OPEC trong năm 2008, vừa đưa ra đánh giá cho rằng việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng sẽ không giúp ngăn chặn được giá dầu tăng, một khi các vấn đề địa chính trị trên thế giới tiếp tục gây bất ổn cho thị trường dầu mỏ.
Bộ trưởng Khelin, lưu ý rằng quyết định của OPEC trong phiên họp ngày 11/9 vừa qua tại Viên (Áo) về tăng sản lượng lên 500.000 thùng/ngày, kể từ 1/11 năm nay, đã không có hiệu quả đối với giá dầu.
Trước đó, một số nhà phân tích từng nhận định, việc giá dầu giảm nhờ OPEC nâng sản lượng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và giúp nền kinh tế toàn cầu tránh được những tác động do sự sụt giảm trên thị trường địa ốc ở Mỹ cũng như các điều kiện tín dụng ngày càng thắt chặt gây nên.
Tuy nhiên, trên thực tế việc OPEC tăng sản lượng đã không làm dịu được cơn sốt giá dầu. Ngày 28/9 vừa qua, giá dầu thô biển Bắc đã đạt kỷ lục tuyệt đối tại London với 81,05 USD/ thùng. Giá dầu trên thị trường New York từng có lúc lên hơn 84 USD/thùng. Tính ra, trong năm qua, giá dầu đã tăng khoảng 30%, do nguồn cung hạn hẹp.
Bộ trưởng Khelin nhấn mạnh rằng việc dầu thô tăng giá kỷ lục trong những ngày vừa qua là do tình hình địa chính trị bất ổn, do khả năng lọc dầu không đủ, cũng như do một số khu vực không bảo đảm sản lượng vì bị ảnh hưởng thiên tai và một phần do nạn đầu cơ tích trữ.
Ông cho biết, cuộc họp tới của OPEC bàn về vấn đề sản lượng dầu dự kiến diễn ra vào tháng 5/12 tại Abou Dahbi, thủ đô của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, sẽ xem xét lại tình hình. OPEC, nhóm nước hiện cung cấp 1/3 lượng dầu tiêu thụ trên toàn cầu cũng cho biết sẽ đánh giá lại tình hình thị trường trong phiên họp nói trên.
Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh đồng USD yếu làm giảm giá trị doanh thu từ khai thác dầu của các nước xuất khẩu dầu thô lớn như hiện nay, nhiều khả năng OPEC sẽ không vội vã tăng sản lượng một lần nữa.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho rằng “Việc đồng USD giảm giá đáng kể trong vài tháng qua đã tác động tới thu nhập từ dầu lửa của một số nước”. Đồng USD yếu đã khiến các mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này như dầu thô trở nên rẻ hơn đối với khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn so với USD và do đó khuyến khích nhu cầu tiêu thụ. Điều này bù đắp cho khách hàng khi giá dầu đang ở mức cao kỷ lục.
M. Ali Zainy, một chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu năng lượng toàn cầu nhận xét rằng: “ Việc đồng USD mất giá luôn ám ảnh OPEC, vì vậy khi đưa ra quyết định sản lượng, họ luôn muốn có giá bán cao để bù đắp việc đồng USD mất giá”.
Cuối tháng 9 vừa qua, do những lo ngại ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế Mỹ đang suy thoái và nước này có khả năng tiếp tục giảm lãi suất, đồng USD đã xuống giá thê thảm so với đồng Euro, tỷ giá ngày 29/9 là 1 Euros tương đương 1,4263 USD.
Giới phân tích cho rằng, đồng USD yếu sẽ là “vấn đề” đối với các nước thành viên OPEC muốn chi tiêu đồng USD mà họ thu được bên ngoài nước Mỹ. Các nước OPEC nhập khẩu rất nhiều sản phẩm của châu Âu, đặc biệt là tư liệu sản xuất và hàng xa xỉ phẩm. Vì vậy, đồng USD yếu sẽ làm giảm sức mua của họ ở châu Âu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng, đồng USD yếu cũng có lợi đối với các nước xuất khẩu dầu lửa. Điều này giúp tăng nhu cầu tiêu thụ dầu, do dầu lửa rẻ hơn khi được mua bằng USD. Theo đó, đồng USD giảm giá sẽ giúp các nước OPEC tăng doanh thu từ bán dầu.