VAFI “hiến kế” tăng nguồn cung ngoại tệ
Làm gì để nhanh chóng cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, giảm thiểu nhập siêu và tăng nhanh dự trữ ngoại hối quốc gia?
Làm gì để nhanh chóng cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, giảm thiểu nhập siêu và tăng nhanh dự trữ ngoại hối quốc gia? Đây là bài toán được các nhà hoạch định chính sách đang cố tìm ra đáp án trong suốt những năm qua.
Nhưng theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), hiện có rất nhiều giải pháp trong tầm tay.
VAFI cho rằng, cần nhanh chóng xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng miếng tự do để ổn định thị trường tiền tệ, tăng giá trị VND, đồng thời là tiền đề để tăng dự trữ ngoại hối trong những năm tới đây.
Trên thực tế, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có thông điệp chỉ dẫn chính sách là không để tồn tại thị trường kinh doanh vàng miếng tự do, để đảm bảo quyền lợi của dân thì nhà nước sẽ thu mua vàng khi người dân cần bán theo giá quốc tế thông qua hệ thống các công ty kinh doanh vàng được cấp phép.
Thông điệp này đã phần nào khiến tình trạng đầu cơ vàng miếng trên thị trường giảm mạnh, góp phần ổn định tỷ giá thời gian gần đây. Theo VAFI, nếu thực hiện chính sách này, trong khoảng 7 năm nữa, Nhà nước có thể có nguồn cung ngoại tệ khoảng 15 tỷ USD, đồng thời giải phóng được một nguồn vốn “chết” khổng lồ để hướng vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, để gia tăng nguồn cung ngoại tệ, VAFI cho rằng Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có nhiều giải pháp hơn nữa để giảm thiểu nhập siêu, giảm nhập những hàng tiêu dùng xa xỉ, những mặt hàng trong danh mục không khuyến khích. Để làm được điều này, Bộ Tài chính nên làm công tác rà soát toàn diện và tăng tối đa các loại thuế những mặt hàng trên.
Ngoài thuế, cần bổ sung thêm các loại phí cao để ngăn chặn theo thông lệ quốc tế, chẳng hạn nghiên cứu ban hành loại phí mua xe mới (theo giá trị của ôtô). Dùng công cụ phí với mức từ (100% - 300%) giá trị xe có thể giảm 50% - 60% kim ngạch nhập khẩu ôtô. Còn Ngân hàng Nhà nước nên xem xét ban hành giấy phép mua ngoại tệ hoặc hình thức tương tự (căn cứ theo Luật Ngân hàng), xem có thể vận dụng được không trong một giai đoạn ngắn hay không (?).
Với giải pháp này, các doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhập hàng tiêu dùng xa xỉ, hàng không thuộc danh mục khuyến khích nhập khẩu phải xin giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước, hoặc hàng tháng Ngân hàng Nhà nước xét duyệt kế hoạch bán ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng nhạy cảm từ hệ thống các ngân hàng thương mại.
Theo tính toán của VAFI, nếu tích cực vận dụng các biện pháp hành chính, hoặc các rào cản hợp pháp, thì hàng năm có thể giảm nhập siêu với những nhóm hàng trên ở mức từ 3 - 5 tỷ USD.
Mặt khác, theo VAFI, trong bối cảnh thị trường chứng khoán “ảm đạm” như hiện nay, việc bán cổ phần một cách rộng rãi cho công chúng hết sức khó khăn, tuy nhiên việc bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn lớn, kinh doanh hiệu quả cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (với giá quốc tế), cao hơn nhiều giá bán cho nhà đầu tư trong nước, thì không gặp khó khăn gì.
Thực tế đã chứng minh, những doanh nghiệp lớn như: MobiFone, Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, Vinamilk... đều có nhiều nhà đầu tư nước ngoài hỏi mua giá cao. Bên cạnh việc cổ phần hóa những doanh nghiệp lớn, nhà nước cũng nên có chủ trương bán bớt cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn cho các nhà đầu tư chiến lược để cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Theo VAFI, cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu mở room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết và trong ngành ngân hàng. Cho phép các công ty quản lý quỹ nước ngoài thành lập các quỹ đầu tư theo pháp luật trong nước nhưng huy động vốn trên thị trường quốc tế và coi các quỹ này là nhà đầu tư trong nước.
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán cũng nên nghiên cứu một công cụ huy động vốn mà nhiều nước áp dụng rất hiệu quả để tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), đó là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết, để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong huy động vốn.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút dòng vốn FII, các bộ, ngành, địa phương cần tăng công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với những tiềm năng và cơ hội của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới, VAFI nhận định, nếu tăng cường cải thiện hoạt động thu hút FDI, hàng năm Việt Nam sẽ duy trì đều đặn trên 10 tỷ USD vốn FDI được giải ngân.
Theo tính toán của VAFI, nếu thực hiện gần như tất cả các giải pháp trên, cộng với chính sách tài khóa hợp lý, chính sách tỷ giá và lãi suất thông minh thì trong 10 năm tới Việt Nam sẽ trở thành quốc gia xuất siêu, mục tiêu cụ thể mà Chính phủ nên hướng tới.
Nhưng theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), hiện có rất nhiều giải pháp trong tầm tay.
VAFI cho rằng, cần nhanh chóng xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng miếng tự do để ổn định thị trường tiền tệ, tăng giá trị VND, đồng thời là tiền đề để tăng dự trữ ngoại hối trong những năm tới đây.
Trên thực tế, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có thông điệp chỉ dẫn chính sách là không để tồn tại thị trường kinh doanh vàng miếng tự do, để đảm bảo quyền lợi của dân thì nhà nước sẽ thu mua vàng khi người dân cần bán theo giá quốc tế thông qua hệ thống các công ty kinh doanh vàng được cấp phép.
Thông điệp này đã phần nào khiến tình trạng đầu cơ vàng miếng trên thị trường giảm mạnh, góp phần ổn định tỷ giá thời gian gần đây. Theo VAFI, nếu thực hiện chính sách này, trong khoảng 7 năm nữa, Nhà nước có thể có nguồn cung ngoại tệ khoảng 15 tỷ USD, đồng thời giải phóng được một nguồn vốn “chết” khổng lồ để hướng vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, để gia tăng nguồn cung ngoại tệ, VAFI cho rằng Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có nhiều giải pháp hơn nữa để giảm thiểu nhập siêu, giảm nhập những hàng tiêu dùng xa xỉ, những mặt hàng trong danh mục không khuyến khích. Để làm được điều này, Bộ Tài chính nên làm công tác rà soát toàn diện và tăng tối đa các loại thuế những mặt hàng trên.
Ngoài thuế, cần bổ sung thêm các loại phí cao để ngăn chặn theo thông lệ quốc tế, chẳng hạn nghiên cứu ban hành loại phí mua xe mới (theo giá trị của ôtô). Dùng công cụ phí với mức từ (100% - 300%) giá trị xe có thể giảm 50% - 60% kim ngạch nhập khẩu ôtô. Còn Ngân hàng Nhà nước nên xem xét ban hành giấy phép mua ngoại tệ hoặc hình thức tương tự (căn cứ theo Luật Ngân hàng), xem có thể vận dụng được không trong một giai đoạn ngắn hay không (?).
Với giải pháp này, các doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhập hàng tiêu dùng xa xỉ, hàng không thuộc danh mục khuyến khích nhập khẩu phải xin giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước, hoặc hàng tháng Ngân hàng Nhà nước xét duyệt kế hoạch bán ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng nhạy cảm từ hệ thống các ngân hàng thương mại.
Theo tính toán của VAFI, nếu tích cực vận dụng các biện pháp hành chính, hoặc các rào cản hợp pháp, thì hàng năm có thể giảm nhập siêu với những nhóm hàng trên ở mức từ 3 - 5 tỷ USD.
Mặt khác, theo VAFI, trong bối cảnh thị trường chứng khoán “ảm đạm” như hiện nay, việc bán cổ phần một cách rộng rãi cho công chúng hết sức khó khăn, tuy nhiên việc bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn lớn, kinh doanh hiệu quả cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (với giá quốc tế), cao hơn nhiều giá bán cho nhà đầu tư trong nước, thì không gặp khó khăn gì.
Thực tế đã chứng minh, những doanh nghiệp lớn như: MobiFone, Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, Vinamilk... đều có nhiều nhà đầu tư nước ngoài hỏi mua giá cao. Bên cạnh việc cổ phần hóa những doanh nghiệp lớn, nhà nước cũng nên có chủ trương bán bớt cổ phần nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn cho các nhà đầu tư chiến lược để cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Theo VAFI, cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu mở room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết và trong ngành ngân hàng. Cho phép các công ty quản lý quỹ nước ngoài thành lập các quỹ đầu tư theo pháp luật trong nước nhưng huy động vốn trên thị trường quốc tế và coi các quỹ này là nhà đầu tư trong nước.
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán cũng nên nghiên cứu một công cụ huy động vốn mà nhiều nước áp dụng rất hiệu quả để tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), đó là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết, để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong huy động vốn.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút dòng vốn FII, các bộ, ngành, địa phương cần tăng công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với những tiềm năng và cơ hội của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới, VAFI nhận định, nếu tăng cường cải thiện hoạt động thu hút FDI, hàng năm Việt Nam sẽ duy trì đều đặn trên 10 tỷ USD vốn FDI được giải ngân.
Theo tính toán của VAFI, nếu thực hiện gần như tất cả các giải pháp trên, cộng với chính sách tài khóa hợp lý, chính sách tỷ giá và lãi suất thông minh thì trong 10 năm tới Việt Nam sẽ trở thành quốc gia xuất siêu, mục tiêu cụ thể mà Chính phủ nên hướng tới.