Vàng thế giới “rủ” dầu thô hồi phục nhẹ
Thị trường hàng hóa thế giới hồi phục nhẹ do tín hiệu các thành viên EU muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại Khu vực đồng Euro
Mặc dù hội nghị Liên minh châu Âu hầu như chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào, song việc các nước thành viên tỏ ý muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại khối này đã mang lại chút ít niềm hy vọng cho giới đầu tư hàng hóa thế giới. Thêm vào đó, tín hiệu tốt từ đàm phán hạt nhân Iran cũng góp phần đưa giá vàng, dầu thô hồi phục nhẹ.
Hôm qua (24/5), hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc nhưng hầu như không đưa ra được biện pháp cụ thể nào để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cam kết hỗ trợ Hy Lạp, giữ nước này nằm trong Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và yêu cầu Hy Lạp cần phải tôn trọng những gì đã cam kết.
Trong khi đó, Iran và nhóm P5+1 đã đồng ý tổ chức cuộc đàm phán mới tại Moscow vào tháng 6 tới nhằm giải quyết bất đồng về hạt nhân. Theo các nhà phân tích, mặc dù chưa đạt được nhiều đồng thuận trong vòng đàm phán tại Baghdad, nhưng việc nhóm P5+1 chấp nhận tiến hành các vòng đàm phán hạt nhân mới với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể coi là một tiến triển mới.
Những thông tin trên kèm theo một vài số liệu kinh tế Mỹ (dẫu chưa thực sự khả quan) đã phần nào xoa dịu những lo lắng của giới đầu tư hàng hóa quốc tế. Thêm vào đó, việc đồng USD suy yếu xuống mức 82,329 điểm, từ mức 82,174 điểm trong phiên giao dịch liền trước tại thị trường Bắc Mỹ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới giá những mặt hàng được tính bằng đồng bạc xanh.
Vàng tăng giá yếu
Giá vàng tương lai phục hồi nhưng đà tăng yếu dần vào cuối phiên. Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 tại bộ phận Comex của sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 9,10 USD, tương ứng 0,6%, lên 1.557,50 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng kỳ hạn loại này vượt trở lại vùng 1.577,70 USD/ounce nhưng không duy trì được lâu, số liệu của tổ chức nghiên cứu FactSet cho hay.
Ngược chiều với giá vàng tương lai, trên thị trường giao ngay, giá giảm 0,53%. Đầu phiên, vàng giao ngay cũng vọt lên và chạm mức 1.577,50 USD/ounce.
Cũng trên thị trường kim loại, giá các mặt hàng như bạc, đồng, bạch kim tiến cùng chiều với vàng giao sau. Cụ thể, giá bạc giao tháng 7 tăng 64 cent, tương ứng 2,3%, lên 28,16 USD/ounce. Giá đồng tăng 3 cent, tương ứng 1%, lên 3,43 USD/lb. Bạch kim tăng 8,3 USD, tương ứng 0,6%, lên 1.422,40 USD/ounce, trong khi palladium tháng 6 hạ 3,6 USD, xuống 587,50 USD/ounce.
Dầu thô nhích nhẹ
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô cũng hồi phục nhẹ chủ yếu là nhờ số liệu kinh tế Mỹ tăng yếu và tin tức thuận lợi về vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1. Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 tại sàn giao dịch hàng hóa New York chốt phiên đêm qua (24/5) tăng nhẹ 76 cent, tương ứng 0,9%, lên mức 90,66 USD mỗi thùng, song biên độ tăng còn khá yếu.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế tuyên bố thị trường dầu hiện thiếu khoảng 300.000 thùng dầu từ Iran mỗi ngày. Còn theo các chuyên gia phân tích thuộc hãng năng lượng JBC, nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran được thực hiện đầy đủ, thì mỗi ngày sẽ thiếu khoảng 1 triệu thùng dầu. Thông tin này ít nhiều cũng đã tác động nâng giá bán dầu trên sàn giao dịch quốc tế.
Cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 6 tăng nhẹ 0,2% lên 2,88 USD/gallon. Giá dầu dưởi giao cùng kỳ hạn tăng được 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 2,82 USD/gallon. Ở chiều ngược lại, giá khí tự nhiên giảm tới 9 cent, tương ứng 3,3%, xuống còn 2,64 USD/ triệu BTU. Đây là phiên giảm giá đầu tiên của khí tự nhiên trong ba ngày giao dịch liên tiếp vừa qua.
Cacao giảm giá
Trên thị trường nông sản, chốt phiên giao dịch đêm 24/5, giá mặt hàng cacao giao sau giảm 19 USD, tương ứng 0,89%, xuống còn 2.105 USD/tấn. Giá cà phê arabica đi ngang ở mức 166,9 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng nhẹ 0,36% lên mức 19,58 cent/lb. Giá ngô kỳ hạn tăng 6,5 cent, tương ứng 1,12%, lên ngưỡng 585 cent/bushel.
Giá đậu tương tăng 2,75 cent, tương ứng 0,2%, lên chốt ngày ở mức 1.378,75 cent/bushel. Giá yến mạch tăng 1 cent, tương ứng 0,33%, lên mức 306 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng nhẹ 0,03% lên ngưỡng 14,9 USD/cwt. Giá dầu đậu tương tăng 0,24% lên 49,54 cent/lb. Giá len tăng 0,8% lên đứng ở vùng 1.260 cent/kg.
Hôm qua (24/5), hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc nhưng hầu như không đưa ra được biện pháp cụ thể nào để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cam kết hỗ trợ Hy Lạp, giữ nước này nằm trong Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và yêu cầu Hy Lạp cần phải tôn trọng những gì đã cam kết.
Trong khi đó, Iran và nhóm P5+1 đã đồng ý tổ chức cuộc đàm phán mới tại Moscow vào tháng 6 tới nhằm giải quyết bất đồng về hạt nhân. Theo các nhà phân tích, mặc dù chưa đạt được nhiều đồng thuận trong vòng đàm phán tại Baghdad, nhưng việc nhóm P5+1 chấp nhận tiến hành các vòng đàm phán hạt nhân mới với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể coi là một tiến triển mới.
Những thông tin trên kèm theo một vài số liệu kinh tế Mỹ (dẫu chưa thực sự khả quan) đã phần nào xoa dịu những lo lắng của giới đầu tư hàng hóa quốc tế. Thêm vào đó, việc đồng USD suy yếu xuống mức 82,329 điểm, từ mức 82,174 điểm trong phiên giao dịch liền trước tại thị trường Bắc Mỹ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới giá những mặt hàng được tính bằng đồng bạc xanh.
Vàng tăng giá yếu
Giá vàng tương lai phục hồi nhưng đà tăng yếu dần vào cuối phiên. Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 tại bộ phận Comex của sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 9,10 USD, tương ứng 0,6%, lên 1.557,50 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng kỳ hạn loại này vượt trở lại vùng 1.577,70 USD/ounce nhưng không duy trì được lâu, số liệu của tổ chức nghiên cứu FactSet cho hay.
Ngược chiều với giá vàng tương lai, trên thị trường giao ngay, giá giảm 0,53%. Đầu phiên, vàng giao ngay cũng vọt lên và chạm mức 1.577,50 USD/ounce.
Cũng trên thị trường kim loại, giá các mặt hàng như bạc, đồng, bạch kim tiến cùng chiều với vàng giao sau. Cụ thể, giá bạc giao tháng 7 tăng 64 cent, tương ứng 2,3%, lên 28,16 USD/ounce. Giá đồng tăng 3 cent, tương ứng 1%, lên 3,43 USD/lb. Bạch kim tăng 8,3 USD, tương ứng 0,6%, lên 1.422,40 USD/ounce, trong khi palladium tháng 6 hạ 3,6 USD, xuống 587,50 USD/ounce.
Dầu thô nhích nhẹ
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô cũng hồi phục nhẹ chủ yếu là nhờ số liệu kinh tế Mỹ tăng yếu và tin tức thuận lợi về vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1. Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 tại sàn giao dịch hàng hóa New York chốt phiên đêm qua (24/5) tăng nhẹ 76 cent, tương ứng 0,9%, lên mức 90,66 USD mỗi thùng, song biên độ tăng còn khá yếu.
Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế tuyên bố thị trường dầu hiện thiếu khoảng 300.000 thùng dầu từ Iran mỗi ngày. Còn theo các chuyên gia phân tích thuộc hãng năng lượng JBC, nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran được thực hiện đầy đủ, thì mỗi ngày sẽ thiếu khoảng 1 triệu thùng dầu. Thông tin này ít nhiều cũng đã tác động nâng giá bán dầu trên sàn giao dịch quốc tế.
Cùng chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 6 tăng nhẹ 0,2% lên 2,88 USD/gallon. Giá dầu dưởi giao cùng kỳ hạn tăng được 1 cent, tương ứng 0,4%, lên 2,82 USD/gallon. Ở chiều ngược lại, giá khí tự nhiên giảm tới 9 cent, tương ứng 3,3%, xuống còn 2,64 USD/ triệu BTU. Đây là phiên giảm giá đầu tiên của khí tự nhiên trong ba ngày giao dịch liên tiếp vừa qua.
Cacao giảm giá
Trên thị trường nông sản, chốt phiên giao dịch đêm 24/5, giá mặt hàng cacao giao sau giảm 19 USD, tương ứng 0,89%, xuống còn 2.105 USD/tấn. Giá cà phê arabica đi ngang ở mức 166,9 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng nhẹ 0,36% lên mức 19,58 cent/lb. Giá ngô kỳ hạn tăng 6,5 cent, tương ứng 1,12%, lên ngưỡng 585 cent/bushel.
Giá đậu tương tăng 2,75 cent, tương ứng 0,2%, lên chốt ngày ở mức 1.378,75 cent/bushel. Giá yến mạch tăng 1 cent, tương ứng 0,33%, lên mức 306 cent/bushel. Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT tăng nhẹ 0,03% lên ngưỡng 14,9 USD/cwt. Giá dầu đậu tương tăng 0,24% lên 49,54 cent/lb. Giá len tăng 0,8% lên đứng ở vùng 1.260 cent/kg.