Vì sao ngành dịch thuật tại Ấn Độ “lên hương”?
Tiếng Anh không còn là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong hoạt động thương mại tại Ấn Độ nữa
Ưu thế vượt trội của Ấn Độ so với Trung Quốc là gì? Đây không phải là một câu hỏi khó. Đó là, Ấn Độ có hơn 200 triệu người lao động nói tiếng Anh. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, nền kinh tế này có tới 18 ngôn ngữ chính thức và 52 thổ ngữ.
Thực tế về ngôn ngữ này đang trở thành một vấn đề đau đầu đối với các công ty đa quốc gia làm ăn tại Ấn Độ. Ngày càng có nhiều công ty xây dựng nhà máy ở đây và phải thuê công nhân viên bản xứ với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hạn chế.
Một số công ty khác muốn tiếp thị sản phẩm của mình đến tầng lớp người tiêu dùng mới giàu lên của Ấn Độ. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ phải thông thạo những ngôn ngữ như tiếng Hindi, Malayalam và Tamil.
Trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang tiếp tục mở cửa và tăng trưởng, tiếng Anh không còn là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong hoạt động thương mại nữa. Tuy nhiên, nước này đang thiếu phiên dịch viên giỏi các ngôn ngữ bản xứ, yếu tố tối cần thiết để giải quyết rào cản ngôn ngữ này
“Ở Ấn Độ, có nhiều phiên dịch nghiệp dư, nhưng không dễ để tìm được những phiên dịch chuyên nghiệp,” Ravi Kumar, người sáng lập Hiệp hội Phiên dịch Ấn Độ có trụ sở tại New Delhi nói.
Nhu cầu của các công ty lớn
Điều này đồng nghĩa với việc một cơ hội mới rất lớn đang mở ra cho các công ty có khả năng cung cấp dịch vụ biên phiên dịch chuyên nghiệp, thông qua các chuyên gia dịch thuật được đào tạo bài bản hoặc sử dụng những phần mềm dịch thuật kỹ thuật cao.
Vài tháng trước đây, khi xây dựng nhà máy tại Ấn Độ, một tập đoàn dược phẩm quốc tế phải thuê phần lớn công nhân địa phương không biết tiếng Anh. Do đó, tập đoàn này phải thuê một công ty Mỹ có tên Lionbridge Technologies ở Mumbai để soạn một chương trình đào tạo trực tuyến và sách hướng dẫn về an toàn lao động bằng tiếng địa phương Hindi.
“Nhu cầu địa phương hóa ở Ấn Độ là rất lớn nhưng lại không có đủ số biên phiên dịch cần thiết,” Robin Lloyd, Phó chủ tịch công ty Lionbridge Ấn Độ nói. Công ty này hiện đã bắt đầu cung cấp dịch vụ biên phiên dịch bằng các ngôn ngữ địa phương của Ấn Độ từ hai năm trước đây.
Khi hãng điện thoại Nokia của Phần Lan có chiến lược phát triển thị trường khu vực trung tâm của Ấn Độ, hãng đã phát triển giao diện bằng 10 ngôn ngữ được sử dụng nước này cho các sản phẩm điện thoại di động của mình. Ngoài ra, tất cả các sách hướng dẫn sử dụng của điện thoại Nokia đều được dịch sang tiếng địa phương.
Một năm trước, Google và Microsoft cũng quyết định các ngôn ngữ của Ấn Độ vào các chương trình của mình. Hai hãng này không chỉ dịch các nội dung hiện có bằng tiếng Anh sang tiếng Ấn Độ mà còn phát triển thêm các nội dung mới sử dụng các ngôn ngữ này.
Được giới thiệu vào tháng Giêng vừa qua, hệ điều hành Window Vista của Microsoft cũng đã có phiên bản bằng 9 ngôn ngữ địa phương của Ấn Độ.
MSN Ấn Độ tin tưởng rằng việc phát triển các nội dung có ngôn ngữ địa phương là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Jaspreet Bindra, Giám đốc quốc gia tại Ấn Độ của MSN nói: “Chúng tôi phải phát triển các nội dung bằng những ngôn ngữ mà các khách hàng quảng cáo của chúng tôi muốn.”
Trong khi các khách hàng quảng cáo lớn như Motorola và HP đang tìm cách thu hút khách hàng ở các khu vực xa xôi của Ấn Độ, bất chấp sự bùng nổ của các loại ấn phẩm và các chương trình truyền thông bằng tiếng Anh, 5 loại báo in được đọc nhiều nhất ở Ấn Độ vẫn là các loại báo bằng tiếng Hindi, Malayalam và Gujarati.
Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình bằng tiếng địa phương vẫn có số lượng người xem đông đảo hơn nhiều so hơn so với các chương trình bằng tiếng Anh.
Hiện nay, dịch vụ tìm kiếm của Google đã có phiên bản bằng ít nhất 8 ngôn ngữ của Ấn Độ. “Đối với người sử dụng Ấn Độ, chúng tôi phải giải quyết hai vấn đề chính. Một là, làm thế nào để sắp xếp tất cả các thông tin ở nước này và hai là, làm thế nào để những thông tin đó hữu ích và có thể tiếp cận được đối với người dân ở đây,” Prasad Ram, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của Google Ấn Độ nói.
Viện biên phiên dịch ra đời
Trước đây, những mối quan tâm này không bức xúc đến như vậy. Cho tới tận gần đây, các công ty mới thuê phiên dịch địa phương có khả năng nói thông thạo từ hai ngôn ngữ Ấn Độ trở lên. Hiện nay, ngoài yêu cầu về thổ ngữ, các công ty đang có nhu cầu lớn đối với phiên dịch chuyên nghiệp.
Trong ngành công nghệ thông tin, hoạt động dịch thuật hiện chưa hề có một trật tự nào đang bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn chuyên nghiệp từ con số 0.
Để đáp ứng nhu cầu bùng nổ, Aksharmala, một viện đào tạo ở Mumbai đã hình thành một phân nhánh là viện biên phiên dịch đầu tiên của Ấn Độ. Viện biên phiên dịch này do Lionbridge phối hợp với Đại học SNDT ở Mumbai phối hợp thành lập. Trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều viện biên phiên dịch như thế ra đời ở Ấn Độ.
Aksharmala chọn các sinh viên giỏi về ngôn ngữ và đào tạo theo các yêu cầu về biên phiên dịch thương mại.
“Chúng tôi sẽ không dạy ngôn ngữ mà cung cấp cho học viên những kiến thức để trở thành một người dịch chuyên nghiệp,” Lloyd, Phó chủ tịch công ty Lionbridge Ấn Độ nói. Đây là một công việc khó. Ông cho biết thêm, “Ấn Độ là nơi duy nhất chúng tôi phải đào tạo người dịch từ đầu.”
Những cơ hội lớn
Khi Ravindra Katyayan còn dạy tiếng Hindi ở Đại học SNDT, ông là một dịch giả sáng giá đã dịch các tác phẩm văn học từ tiếng Anh sang tiếng Hindi. Hiện nay, ông đang viết kịch bản đầu tay của mình cho một bộ phim Bollywood.
Trước đây, Katyayan chỉ thỉnh thoảng được thuê dịch, nhưng hiện nay, ông liên tục có việc. Ông đã dịch các sách hướng dẫn sử dụng và nội dung phần mềm cho Motorola, Nokia, Microsoft, và Yahoo.
Tính toán của các chuyên gia cho thấy, nhu cầu đối với những dịch vụ như vậy cao tới mức, có khả nănng tạo ra hơn 500.000 việc làm ở Ấn Độ.
Shivram Mudaliar, một người thạo tiếng Tamil đã dịch các quảng cáo ngoài trời và quảng cáo trên các ấn phẩm sách báo cho các công ty quảng cáo rong hơn 2 thập kỷ qua. Là một cử nhân văn chương, ông đã bắt đầu dịch khi còn đang học đại học ở Mumbai để kiếm thêm tiền.
Tuy nhiên, hiện nay, Mudaliar đặt mục tiêu cao hơn. Ông muốn tham gia vào một khóa học ở Viện Kỹ thuật Ấn Độ ở Mumbai về cách sử dụng các phầm mềm dịch thuật. “Cơ hội là rất lớn,” ông nói.
(Theo BusinessWeek)
Thực tế về ngôn ngữ này đang trở thành một vấn đề đau đầu đối với các công ty đa quốc gia làm ăn tại Ấn Độ. Ngày càng có nhiều công ty xây dựng nhà máy ở đây và phải thuê công nhân viên bản xứ với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hạn chế.
Một số công ty khác muốn tiếp thị sản phẩm của mình đến tầng lớp người tiêu dùng mới giàu lên của Ấn Độ. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ phải thông thạo những ngôn ngữ như tiếng Hindi, Malayalam và Tamil.
Trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang tiếp tục mở cửa và tăng trưởng, tiếng Anh không còn là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong hoạt động thương mại nữa. Tuy nhiên, nước này đang thiếu phiên dịch viên giỏi các ngôn ngữ bản xứ, yếu tố tối cần thiết để giải quyết rào cản ngôn ngữ này
“Ở Ấn Độ, có nhiều phiên dịch nghiệp dư, nhưng không dễ để tìm được những phiên dịch chuyên nghiệp,” Ravi Kumar, người sáng lập Hiệp hội Phiên dịch Ấn Độ có trụ sở tại New Delhi nói.
Nhu cầu của các công ty lớn
Điều này đồng nghĩa với việc một cơ hội mới rất lớn đang mở ra cho các công ty có khả năng cung cấp dịch vụ biên phiên dịch chuyên nghiệp, thông qua các chuyên gia dịch thuật được đào tạo bài bản hoặc sử dụng những phần mềm dịch thuật kỹ thuật cao.
Vài tháng trước đây, khi xây dựng nhà máy tại Ấn Độ, một tập đoàn dược phẩm quốc tế phải thuê phần lớn công nhân địa phương không biết tiếng Anh. Do đó, tập đoàn này phải thuê một công ty Mỹ có tên Lionbridge Technologies ở Mumbai để soạn một chương trình đào tạo trực tuyến và sách hướng dẫn về an toàn lao động bằng tiếng địa phương Hindi.
“Nhu cầu địa phương hóa ở Ấn Độ là rất lớn nhưng lại không có đủ số biên phiên dịch cần thiết,” Robin Lloyd, Phó chủ tịch công ty Lionbridge Ấn Độ nói. Công ty này hiện đã bắt đầu cung cấp dịch vụ biên phiên dịch bằng các ngôn ngữ địa phương của Ấn Độ từ hai năm trước đây.
Khi hãng điện thoại Nokia của Phần Lan có chiến lược phát triển thị trường khu vực trung tâm của Ấn Độ, hãng đã phát triển giao diện bằng 10 ngôn ngữ được sử dụng nước này cho các sản phẩm điện thoại di động của mình. Ngoài ra, tất cả các sách hướng dẫn sử dụng của điện thoại Nokia đều được dịch sang tiếng địa phương.
Một năm trước, Google và Microsoft cũng quyết định các ngôn ngữ của Ấn Độ vào các chương trình của mình. Hai hãng này không chỉ dịch các nội dung hiện có bằng tiếng Anh sang tiếng Ấn Độ mà còn phát triển thêm các nội dung mới sử dụng các ngôn ngữ này.
Được giới thiệu vào tháng Giêng vừa qua, hệ điều hành Window Vista của Microsoft cũng đã có phiên bản bằng 9 ngôn ngữ địa phương của Ấn Độ.
MSN Ấn Độ tin tưởng rằng việc phát triển các nội dung có ngôn ngữ địa phương là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Jaspreet Bindra, Giám đốc quốc gia tại Ấn Độ của MSN nói: “Chúng tôi phải phát triển các nội dung bằng những ngôn ngữ mà các khách hàng quảng cáo của chúng tôi muốn.”
Trong khi các khách hàng quảng cáo lớn như Motorola và HP đang tìm cách thu hút khách hàng ở các khu vực xa xôi của Ấn Độ, bất chấp sự bùng nổ của các loại ấn phẩm và các chương trình truyền thông bằng tiếng Anh, 5 loại báo in được đọc nhiều nhất ở Ấn Độ vẫn là các loại báo bằng tiếng Hindi, Malayalam và Gujarati.
Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình bằng tiếng địa phương vẫn có số lượng người xem đông đảo hơn nhiều so hơn so với các chương trình bằng tiếng Anh.
Hiện nay, dịch vụ tìm kiếm của Google đã có phiên bản bằng ít nhất 8 ngôn ngữ của Ấn Độ. “Đối với người sử dụng Ấn Độ, chúng tôi phải giải quyết hai vấn đề chính. Một là, làm thế nào để sắp xếp tất cả các thông tin ở nước này và hai là, làm thế nào để những thông tin đó hữu ích và có thể tiếp cận được đối với người dân ở đây,” Prasad Ram, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của Google Ấn Độ nói.
Viện biên phiên dịch ra đời
Trước đây, những mối quan tâm này không bức xúc đến như vậy. Cho tới tận gần đây, các công ty mới thuê phiên dịch địa phương có khả năng nói thông thạo từ hai ngôn ngữ Ấn Độ trở lên. Hiện nay, ngoài yêu cầu về thổ ngữ, các công ty đang có nhu cầu lớn đối với phiên dịch chuyên nghiệp.
Trong ngành công nghệ thông tin, hoạt động dịch thuật hiện chưa hề có một trật tự nào đang bắt đầu phát triển các tiêu chuẩn chuyên nghiệp từ con số 0.
Để đáp ứng nhu cầu bùng nổ, Aksharmala, một viện đào tạo ở Mumbai đã hình thành một phân nhánh là viện biên phiên dịch đầu tiên của Ấn Độ. Viện biên phiên dịch này do Lionbridge phối hợp với Đại học SNDT ở Mumbai phối hợp thành lập. Trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều viện biên phiên dịch như thế ra đời ở Ấn Độ.
Aksharmala chọn các sinh viên giỏi về ngôn ngữ và đào tạo theo các yêu cầu về biên phiên dịch thương mại.
“Chúng tôi sẽ không dạy ngôn ngữ mà cung cấp cho học viên những kiến thức để trở thành một người dịch chuyên nghiệp,” Lloyd, Phó chủ tịch công ty Lionbridge Ấn Độ nói. Đây là một công việc khó. Ông cho biết thêm, “Ấn Độ là nơi duy nhất chúng tôi phải đào tạo người dịch từ đầu.”
Những cơ hội lớn
Khi Ravindra Katyayan còn dạy tiếng Hindi ở Đại học SNDT, ông là một dịch giả sáng giá đã dịch các tác phẩm văn học từ tiếng Anh sang tiếng Hindi. Hiện nay, ông đang viết kịch bản đầu tay của mình cho một bộ phim Bollywood.
Trước đây, Katyayan chỉ thỉnh thoảng được thuê dịch, nhưng hiện nay, ông liên tục có việc. Ông đã dịch các sách hướng dẫn sử dụng và nội dung phần mềm cho Motorola, Nokia, Microsoft, và Yahoo.
Tính toán của các chuyên gia cho thấy, nhu cầu đối với những dịch vụ như vậy cao tới mức, có khả nănng tạo ra hơn 500.000 việc làm ở Ấn Độ.
Shivram Mudaliar, một người thạo tiếng Tamil đã dịch các quảng cáo ngoài trời và quảng cáo trên các ấn phẩm sách báo cho các công ty quảng cáo rong hơn 2 thập kỷ qua. Là một cử nhân văn chương, ông đã bắt đầu dịch khi còn đang học đại học ở Mumbai để kiếm thêm tiền.
Tuy nhiên, hiện nay, Mudaliar đặt mục tiêu cao hơn. Ông muốn tham gia vào một khóa học ở Viện Kỹ thuật Ấn Độ ở Mumbai về cách sử dụng các phầm mềm dịch thuật. “Cơ hội là rất lớn,” ông nói.
(Theo BusinessWeek)